Người học Phật phải nên ăn chay, không sát sanh, và phải nên kiêng cữ ngũ vị tân – Hoà thượng Tuyên Hoá giảng giải Kinh Lăng Nghiêm – Đạo Phật muôn màu

Kinh văn:

“A Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Vậy chúng sanh cầu Tam Ma Địa, nên dứt bỏ ngũ tân của thế gian, ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm, ăn sống thì thêm sân hận. Những người ăn ngũ tân, dù biết giảng giải mười hai bộ kinh, nhưng mười phương thiên tiên đều chê mùi hôi thối ấy mà tránh xa; các loài ma quỷ, thừa lúc đang ăn ngũ tân, liếm môi của họ, người ấy thường ở chung với quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích.”

Giảng giải: “Đây nói bước đầu tiên để trừ các trợ duyên. Ngũ tân: hành (hành củ, hành lá, hành Tây), hẹ, tỏi, nén (hưng cừ, hành tăm), củ kiệu, ba rô (tỏi Tây), làm tăng thêm ác nghiệp, cho nên bước đầu tiên là ngăn bỏ ngũ tân trong món ăn. A -Nan! tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết. Chúng sanh nơi đây là chúng sanh trong mười hai loài. Ngọt là những thức ăn có thể ăn được. Thức ăn ngọt là những thức ăn không có độc. Còn “Độc” ở đây không những là độc dược mà bao gồm ngũ tân. Nói tóm lại là những thức ăn mang lại ác nghiệp và giảm thọ. Không phải chỉ những thức độc dược ăn vào sẽ chết liền. Những ai cầu Tam Ma Địa(Tam muội) nên loại bỏ ngũ tân. Bước đầu tiên là ngăn chặn những ác nghiệp. Ngũ tân trong đây là hành (hành củ, hành lá, hành Tây), hẹ, tỏi, nén (hưng cừ, hành tăm), củ kiệu, ba rô (tỏi Tây).

Ngũ tân này hễ ăn chín thì phát lòng dâm. Thịt cũng như vậy. Đó là lý do tại sao Phật tử tu hành không nên ăn mặn. Ngũ tân làm tăng lòng dâm, không phải lòng từ bi, mà làm tăng thêm sự tham muốn sinh lý dâm dục, cho đến không kiềm chế cơn dâm vọng. Khi ăn ngũ tân sống, làm tăng thêm sân hận. Làm cho chúng ta thêm ngu si. Người có trí tuệ không có sân si. Những ai không kèm chế sân si, phần đông khó nhận ra việc đúng và việc sai. Khi việc xảy ra, họ không thấy được chân lý. Sự nóng giận che mất đi trí tuệ và họ không biết sử lý chuyện xấu xảy ra ngoại trừ nổi cơn nóng giận. Khi sân hiện tiền thì không giúp giải quyết vấn đề một chúc nào. Ăn mặn cũng làm cho tăng cái tính tình nóng giận. Và càng ăn nhiều ngũ tân, sân si càng tăng trưởng.

Cho nên người ăn ngũ tân, dù biết giảng mười hai bộ kinh, nhưng mười phương tiên đều chê mùi hôi thối mà tránh xa. Đây nói những người ăn ngũ tân hay uống rượu, ăn mặn. Trong khi đó, Chư Thiên thường ủng hộ cho những ai trừ bỏ những thứ này. Mùi hôi người phát ra phần đông từ những món ăn hằng ngày. Những ai ăn ngũ tân có mùi hôi càng nặng hơn. Nách tay thường hôi hám cho đến có thể ngửi từ xa làm cho mọi người tránh xa.

Có một số người có thể thuyết được mười hai bộ kinh. Khi chúng ta ăn uống không được thanh tịnh, họ thường sinh sống với ma quỷ. Chư thiên không tới gần. Ma quỷ là những linh hồn khổ đói. Khi chúng ta ăn uống không thanh tịnh, có nghĩa ăn ngũ tân, đồ mặn, các loài ma quỷ thường tới gần, liếm môi của họ. Sau khi ăn ngũ tân, mùi hôi thường bốc ra và lôi cuốn ma quỷ tới gần và liếm môi của những ai ăn ngũ tân để nếm những món đó. Ma quỷ ăn uống bằng liếm, cho nên những ai ăn ngũ tân thường có ma quỷ kế bên đụng chạm. Quý vị không thấy được, nhưng ma quỷ thường làm việc đó.

Người ấy thường ở chung với ma quỷ, phước đức ngày càng tiêu mòn, chẳng được lợi ích. Người ăn ngũ tân thường ở chung với ma quỷ và ma quỷ quấn quýt bên họ, mặc dù người không biết việc đó. Những thiện nghiệp và phước báo ngày càng tiêu mòn và họ không được lợi ích gì cả.”

• Trích: KINH LĂNG NGHIÊM – Giảng giải.

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM.

QUYỂN 8.

Sa-môn Bát Thích Mật Đế người Trung Thiên Trúc dịch vào đời Đường.

Sa-môn Di Già Thích Ca người nước Ô Trành dịch ngữ.Sa-môn Hoài Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.Đệ tử Phòng Dung, thọ Bồ-tát giới, hiệu Thanh Hà, chức Tiền Chánh Nghị Đại Phu đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự bút thọ (nhuận bút).

• Giảng giải: HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ.

Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.

Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.

Việt dịch: Tâm Nguyên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

Rate this post

Viết một bình luận