Việt Nam hiện đang bùng nổ cùng rất nhiều dự án Startup với muôn hình vạn trạng, quy mô thì thượng vàng hạ cám. Vậy để tìm hiểu về Startup trong thời buổi hội nhập quốc tế, bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số thuật ngữ tiếng Anh cũng như những kiến thức nền tảng về Startup. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung chính
- 1. Business Vision
- 2. Action Plan
- 3. Management Team
- 4. Executive Summary
- 5. Target market
- 6. Market Analysis
- 7. Market share
- 8. Competitive Advantage
- 9. Sales and Marketing Strategy
- 10. Distribution Channels
- 11. Sales Forecast
- 12. Operation Plan
- 13. Day-to-day Bussiness Operations
- 14. Rerearch and Development (R&D)
- 15. Management Summary
- 16. Organizational Structure
- 17. Human Resource Plan
- 18. Financial Plan
- 19. Revenue Model
- 20. Funding Requirement
- Video liên quan
20 từ vựng về Startup ai cũng phải biết
1. Business Vision
Tầm nhìn: Khi thành lập một doanh nghiệp thì chắc chắn bạn đã có hướng đi rất rõ ràng cho doanh nghiệp của mình rồi. Tiếp đến là xác định những mục tiêu cần hoàn thiện bằng cách tự trả lời những câu hỏi về kế hoạch kinh doanh của mình trong dài hạn, cái nào cần có cái nào không. Sau cùng là phần trình bày những phần đó thành một văn bản rõ ràng, đây chính là Business Vision (Tầm nhìn) của một doanh nghiệp.
20 từ vựng về Startup ai cũng phải biết
2. Action Plan
Kế hoạch thực hiện: Một tầm nhìn rõ ràng sẽ được đi cùng bởi một bản kế hoạch hành động phù hợp. Ở bước này nhà khởi nghiệp mô tả thật chi tiết những việc mà doanh nghiệp cần làm để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh sẽ đạt được mục tiêu và mang đến lợi nhuận cho công ty.
3. Management Team
Đội ngũ quản lý: Một doanh nghiệp chẳng thể hoạt động nếu chỉ có những bản kế hoạch. Những người thực hiện nó mà trên hết là đội ngũ quản lý mới là linh hồn của một Startup. Họ là người truyền cảm hứng, họ đôn đốc mọi người thực hiện kế hoạch mà họ đề ra để đạt được mục tiêu phát triển.
4. Executive Summary
Bản tóm tắt: Để thuyết phục các nhà đầu tư về bản kế hoạch của mình, nhà quản lí tìm cách thu gọn lại những điểm chính yếu, cốt lõi. Đây là công đoạn tối quan trọng để gây dựng nguồn tài chính của công ty.
5. Target market
Thị trường mục tiêu: Chính là đối tượng khách hàng của startup. Các CEO thường nghiên cứu rõ hành vi của nhóm này và kết luận về khả năng sử dụng sản phẩm dịch vụ của họ.
Xem thêm: 5 website giúp dân văn phòng luyện nghe cực dễ!!!
20 từ vựng về Startup ai cũng phải biết
6. Market Analysis
Phân tích thị trường: Hành động này nhằm hiểu rõ thị trường từ đây đưa ra những chiến lược quảng cáo, sự kiện nhằm quảng bá sản phẩm và đưa thương hiệu đến gần với người tiêu dùng
7. Market share
Thị Phần: Thị trường không chỉ có một mình bạn do vậy xác định thị phần mà doanh nghiệp của bạn sẽ chiếm trong từng giai đoạn để có kế hoạch đạt được mục tiêu.
8. Competitive Advantage
Lợi thế cạnh tranh: “Khác biệt hay là chết!” Sản phẩm của bạn dù đi trước hay đi sau thì nó cũng rất cần những ưu thế vượt trội so với những sản phẩm còn lại. Nếu đặt mình vào vị trí là khách hàng, ta rất cần những đặc điểm vượt trội của sản phẩm này so với sản phẩm khác.
9. Sales and Marketing Strategy
Chiến lược marketing và bán hàng: Bước này rất quan trọng vì cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa mà bạn không có chiến lược bán hàng và làm thương hiệu tốt thì khách hàng cũng khó mà quyết định sử dụng sản phẩm của bạn giữa hàng trăm sản phẩm tương tự khác. Startup phải chú trọng vào thông tin về sản phầm, giá cả, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh và cả các kênh phân phối.
10. Distribution Channels
20 từ vựng về startup ai cũng phải biết!
Kênh phân phối sản phẩm: Bạn cần xác định được các kênh chính phân phối sản phầm của mình đến người tiêu dùng.
11. Sales Forecast
Dự báo kinh doanh: Làm thế nào để sản phẩm của bạn chắc chắc sẽ bán được? Bạn mong muốn doanh thu của mình bao nhiêu điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm? Một bản kế hoạch dự kiến cho sản phẩm với mọi startup là quan trọng.
12. Operation Plan
Kế hoạch quản lý: Để doanh nghiệp hoạt động trơn tru, kế hoạch về phúc lợi, về các chính sách thưởng phạt nội bộ là cực kì cần thiết!
13. Day-to-day Bussiness Operations
Hoạt động kinh doanh hàng ngày: Có thể khi bạn đọc đến đây cho rằng nó quá là chi tiết, nhưng cái gì quá chi tiết thì càng dễ thực hiện phải không ạ? Kế hoạch này sẽ đề cập đén cách mà bạn sẽ bán sản phẩm của mình trong một ngày để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
14. Rerearch and Development (R&D)
20 từ vựng về startup ai cũng phải biết!
Nghiên cứu và phát triển: bất kể công ty bạn làm về lĩnh vực nào thì cũng luôn luôn cần nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như quy mô công ty. Xã hội chẳng bao giờ đứng im, do vậy cần nghiên cứu tiếp thu công nghệ mới và bỏ những cái không còn phù hợp.
15. Management Summary
Quản lý sơ bộ: thường xuyên có những cuộc hội ý thảo luận nhỏ nhằm đảm bảo rằng các thành viên trong công ty được thoải mái nêu ý tưởng của mình với cấp trên cũng như việc người quản lý cần hiểu rõ nhân viên của mình cả về học vấn và tính cách.
16. Organizational Structure
Cơ cấu tổ chức: Một công ty mạnh hay yếu cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức, nó như bộ xương chính nâng đỡ toàn bộ công ty của bạn. Nếu bộ xương này không vững thì công ty bạn cũng chẳng thể ổn định
17. Human Resource Plan
Kế hoạch về nhân lực: Nguồn nhân lực hiện nay rất dồi dào, tuy nhiên, làm sao giữ được nhân viên lâu dài, và thuê được những người giỏi về cho công ty lại là một chuyện khác. Bạn nên có kế hoạch chi tiết cho việc thuê nhân sự này.
20 từ vựng về Startup ai cũng phải biết
Xem thêm: Cách v
i
ết email xin việc bằng tiếng Anh bách phát bách trúng!
18. Financial Plan
Kế hoạch về tài chính: Tài chính là một vấn đề quan trọng, một nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến khía cạnh này. Một bản kế hoạch tài chính chi tiết và hợp lý sẽ được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Bản này cho biết khả năng sinh lời hấp dẫn thế nào với họ.
19. Revenue Model
Doanh thu mẫu: Là thứ mà các nhà đầu tư rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Nguồn doanh thu của bạn từ đâu? Kế hoạch để tạo ra doanh thu trong doanh nghiệp bạn là gì? Làm thế nào mà bạn có thể đánh giá sản phẩm hay dịch vụ của mình? Khả năng tạo ra lợi nhuận của nó là như nào?
20. Funding Requirement
20 từ vựng về startup ai cũng phải biết!
Yêu cầu kinh phí: Là điều cuối cùng bạn cần làm khi mà các kế hoạch bên trên đều có triển vọng. Ở vấn đề này bạn cần đề cập đến con số cụ thể mà dựa vào những phần trên ta có thể có được. Điều quan trọng hơn là bạn sử dụng số vốn kia làm sao cho có hiệu quả.
Đăng ký nhận những bài viết liên quan NGAY TẠI ĐÂY!!!