Người mệnh Hỏa nên nuôi cá gì, cá cảnh có màu gì, số lượng bao nhiêu con, đặt bể cá hướng nào hợp phong thủy để phúc lộc luôn đầy nhà?
Nhiều gia đình nuôi cá cảnh trong nhà với mục đích cầu mong sự may mắn, sự yên bình và thịnh vượng, nhưng không phải chỉ đơn giản là nuôi cá gì cũng được, hay mang bể cá đặt vị trí tùy ý là được. Nuôi cá phải hợp mệnh với chủ nhà, bể cá đó phải có vị trí phù hợp, đúng màu sắc, hợp mệnh mới đem lại tài lộc được.
Vậy người mệnh Hỏa nuôi cá gì, cá màu gì, số lượng bao nhiêu con, đặt bể cá hướng nào để phúc lộc luôn đầy nhà? Mời bạn cùng tuvingaynay.com tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Người mệnh Hỏa sinh năm nào?
Theo tuvingaynay.com, mệnh ngũ hành Hỏa bao gồm những người có năm sinh dưới đây:
Năm sinhTuổiNgũ hành nạp âm1934, 1994Giáp TuấtSơn Đầu Hỏa1935, 1995Ất HợiSơn Đầu Hỏa1956, 2016Bính ThânSơn Hạ Hỏa1957, 2017Đinh DậuSơn Hạ Hỏa1926, 1986Bính DầnLư Trung Hỏa1927, 1987Đinh MãoLư Trung Hỏa1964, 2024Giáp ThìnPhúc Đăng Hỏa1965, 2025Ất TỵPhúc Đăng Hỏa1948, 2008Mậu TýTích Lịch Hỏa1949, 2009Kỷ SửuTích Lịch Hỏa1978, 2038Mậu NgọThiên Thượng Hỏa1979, 2039Kỷ MùiThiên Thượng Hỏa
2. Mệnh Hỏa trong quan hệ Ngũ hành tương sinh tương khắc
Theo quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành, mệnh Hỏa hợp và khắc những mệnh sau:
a. Theo ngũ hành tương sinh, chúng ta có:
- – Thổ sinh Kim: Đất đá là nơi bao bọc, bảo vệ cho Kim.
- – Kim sinh Thủy: Kim ở đây khi gặp nhiệt độ cao, hơi nóng sẽ nóng chảy thành kim loại lỏng, chính là Thủy.
- – Thủy sinh Mộc: Mộc nhờ nước của Thủy để sinh trưởng và phát triển.
- – Mộc sinh Hỏa: Mộc lụi tàn sẽ hình thành Hỏa.
- – Hỏa sinh Thổ: Hỏa lụi tàn sẽ hóa thành tàn tro, chính là Thổ.
Vậy nếu theo quan hệ tương sinh trên, ta có thể thấy Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.
b. Theo ngũ hành tương khắc, chúng ta có:
- Hỏa khắc Kim: Hỏa làm Kim bị biến đổi và tan chảy.
- Kim khắc Mộc: Kim loại làm tổn hại đến cây cối.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối phát triển lấy đi dinh dưỡng của đất.
- Thổ khắc Thủy: Đất ngăn chặn dòng chảy của nước hoặc thấm hút hết nước thành chất dinh dưỡng của đất.
- Thủy khắc Hỏa: Nước làm lụi tàn ngọn lửa của hỏa.
Do đó, theo mối quan hệ tương khắc ở trên, ta có thể thấy, Hỏa khắc Kim, Thủy khắc Hỏa.
3. Người mệnh Hỏa nên nuôi cá gì hợp, số lượng bao nhiêu con?
Người mệnh Hỏa vẫn có thể nuôi bể cá dựa vào cấu trúc của hòn non bộ, vị trí, kích thước bể để đem lại sự hài hòa và không quên lựa chọn những loại cá phù hợp để vận khí được phát triển tốt nhất.
Để trả lời cho câu hỏi mệnh Hỏa nuôi cá gì bạn có thể nhận được câu gợi ý nhiều nhất là: Cá rồng. Cá rồng chính là loài cá được nhắc đến nhiều nhất trong phong thủy, nhưng giá khá cao nên không thể phù hợp với tất cả mọi người.
Vì thế bạn có thể lựa chọn hợp lý như cá chép hay cá vàng với giá cả vừa phải cũng là những lựa chọn thích hợp vì chúng đẹp và dễ nuôi.
Cứ 8 – 9 chú cá có màu đỏ, cam, vàng, bạn nên bổ sung một chú cá đen để tạo sự cân bằng.
+ Cá rồng (Arowana): là một loài cá rất được ưa chuộng hiện nay. Nếu như bạn đang tìm kiếm sự may mắn, hạnh phúc và phú quý thì đây chính là loài cá bạn nên nuôi.
Tốt nhất là bạn nên nuôi một chú cá rồng trong bể kính cỡ lớn hoặc nếu không có điều kiện thì một chú cá bằng vật phẩm phong thủy mạ vàng hay một bức tranh cá rồng cũng không phải là sự lựa chọn tồi.
+ Cá chép (crap): Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý bởi ngay trong tiếng Hán thì cá đã mang ý nghĩa của sự sung túc. Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước. Dân gian thường ví việc khổ luyện học hành để cuối cùng có kết quả tốt đẹp giống như việc “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”.
+ Cá chép Nhật (Koi): giống cá này có màu sắc rất đẹp và đa dạng với những màu đen, đỏ, trắng… cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Loại cá này không nuôi trong bể kính mà thường được nuôi trong những ao nhỏ kết hợp với tiểu cảnh để tạo ra khung cảnh sơn thuỷ hữu tình không những có tác dụng thư giãn cho gia chủ mà còn mang lại nhiều may mắn.
+ Cá La Hán: là một giống cá khác được người Trung Quốc ưa thích, loại cá này mang trên mình rất nhiều màu sắc với màu hồng điểm xuyết các đốm màu xanh, đen tựa như các ký tự chữ Hán và điểm đặc biệt là nó có bướu lớn ở trên đầu tựa như các vị La Hán.
4. Người mệnh Hỏa nên đặt bể cá ở đâu?
Nếu được đặt đúng chỗ và chăm sóc cẩn thận, bể cá sẽ bổ sung năng lượng cho không gian xung quanh và tăng vượng khí trong phòng. Gia chủ nếu muốn thành công trong sự nghiệp thì nên đặt bể cá ở hướng Thủy vượng.
Gia chủ muốn có cuộc sống phú quý và giàu sang thì nên đặt ở hướng Đông Nam. Muốn có sức khỏe tốt và gia đình an an toàn thì nên đặt theo hướng Đông. Nếu quan tâm đến phong thủy bể cá thì nên biết thêm những vị trí đặt bể cá sau đây:
Số lượng nuôi cá hợp là 9 con, có thể kết hợp nuôi giữa bảy con cá đỏ với hai con cá xanh, hoặc gam màu đỏ. Ở hướng Nam thuộc hành Hỏa.
+ Hướng Bắc là hành Thủy mang ý nghĩa cung sự nghiệp tạo sự thuận lợi cho người mệnh Hỏa trong công việc.
+ Hướng Đông là hành Mộc mang ý nghĩa cung gia đạo, vị trí tốt để đặt bể cá cảnh vì theo ngũ hành Thủy sinh Mộc sẽ đem lại may mắn cũng như sức khoẻ cho gia chủ.
+ Hướng Đông Nam là hành Mộc mang ý nghĩa cung tài lộc cũng là vị trí tốt để đặt bể cá cảnh vì Thủy sinh Mộc, đem lại may mắn về tiền bạc.
+ Nên đặt bể cá tại phòng khách, văn phòng, tránh đặt bể cá trong nhà bếp (hành Hỏa) hoặc phòng ngủ bởi nó không tốt cho giấc ngủ và tình cảm vợ chồng.
+ Nên đặt bể cá ở bên trái cửa đi (nhìn từ trong nhà) để mang lại tài lộc.
+ Nếu bể cá gần với ghế salon hay sofa thì phải thấp hơn đầu người và cách xa khoảng 1 thước.
+ Nơi đặt bể cá tránh ánh sáng tự nhiên chiếu vào quá nhiều, những đồ vật trong bể cá nên chọn loại tự nhiên chứ không phải nhân tạo.
Kích thước bể cá phù hợp với hướng nhà, hướng cửa và diện tích căn phòng.
+ Nếu cá chết, lập tức phải thay ngay, chết một con thay một con, nếu không sẽ mất lộc, nếu như chết hết thì không nên nuôi nữa, bởi vì như vậy có nghĩa là bạn không có duyên nuôi cá phong thủy, hoặc môi trường trong nhà không phù hợp với cá phong thủy.
Khi trang trí bể cá ưu tiên đồ tự nhiên, không nên sử dụng các đồ hay các vật nhân tạo không hề tốt cho việc sinh hoạt của cá.
Khi đặt nên để bể cá dựa lưng vào tường, tạo sự vững chải, chắc chắn về lộc tài.
Không nên để bể cá dưới gầm của cầu thang vì đây là nơi mang nhiều tính âm. Chính vì thế, nếu đặt sẽ làm tồn đọng năng lượng âm.
Tránh đặt bể cá cảnh phía dưới vị trí đặt các tượng Phật, ban Thần tài hay tam đa Phúc – Lộc – Thọ. Theo quan niệm phong thủy đó là vị trí đó “chính thần hạ thủy” không tốt cho vận khí của gia chủ, khiến tài sản tiêu tán, khuynh bại danh liệt.
Không đặt bể dưới khu vực bàn thờ tổ tiên, ảnh hưởng đến phong thủy nhà cũng như khiến các tàn hương rơi xuống bể cá, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Trong phòng ngủ là nơi tích tụ dương khí của bạn, khi đặt bể cá sẽ khiến “âm thịnh dương suy”. Khi bạn ngủ nhịp sinh học sẽ giảm đến mức thấp nhất, mọi cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ ngơi. Do thiết bị tạo bọt của bể cá được hoạt đông không ngừng, điều đó khiến cho nước trong bể cá luôn được vận chuyển và làm ảnh hưởng tới nhịp sinh học của bạn, khiến cho bạn cảm thấy dễ bị mệt mỏi. Vì vậy không nên đặt bể cá trong phòng ngủ.
Tránh để bể cá tại gần nhà vệ sinh, góc tối thiếu ánh sáng, bếp lò sẽ khiến cho gia đình gia chủ không yên ấm và chính những con cá cũng bị ảnh hưởng dẫn tới chết làm giảm sinh khí.
Bạn cũng không được đặt bể cá dưới các đồ điện tử bởi vì hơi nước từ trong bể sẽ khiến cho đồ điện tử của bạn bị hỏng nhanh chóng.
5. Chăm sóc cá như thế nào?
Ngoài việc áp dụng phong thủy để tìm hiểu mệnh Hỏa nuôi cá gì bạn phải để ý cả vấn đề kiểm tra kỹ nguồn nước của bạn như thế nào, có thể nuôi cá được không, hay có độc hại gì đến cá hay không,…
Bể cá trung bình bạn nên để 7 đến 10 ngày thay nước một lần tùy vào tình trạng nước trong bể cá bẩn nhanh hay chậm. Mỗi lần thay chỉ nên thay tối đa là 1/4 lượng nước có trong bể để cá không bị ngợp và có môi trường sống vẫn ổn định.
Khi thay nước trong bể cá thì có thể hút ra nhanh được, nhưng lúc cho nước mới vào bể thì bạn nhớ phải cho nước chảy vào từ từ, càng chậm càng tốt, điều này giúp cá làm quen từ từ với luồng nước mới trong bể.
Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết, bên cạnh đó thức ăn cho cá cảnh. Hoặc khi nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn thì cá sẽ dễ chết.
Tùy vào loại cá mà có cách cho ăn cũng như chăm sóc hợp lý.
Cẩn thẩn kẻo cá trong bể cắn, rỉa lẫn nhau: nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
Không nên để cá bị thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc: nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
Theo tuvingaynay.com!