Một người phụ nữ có tên Michelle Bancewicz Cicale đã cố gắng kéo con cá ngừ vây xanh khổng lồ nặng 450 kg lên thuyền của mình ở vùng biển ngoài khơi Hampton ở New Hampshire, Mỹ.
Cô bắt đầu nghiệp đánh bắt cá kể từ năm 2015 tới nay, chủ yếu là cá ngừ. Tới năm 2019, cô đã mua được chiếc thuyền riêng cho mình, phục vụ việc đánh bắt.
Trong chuyến đi một mình đầu tiên của mình vào năm 2020, cô đã bắt được một con cá nặng hơn 120 kg. Tới tháng 10 cùng năm, người phụ nữ này gây xôn xao dư luận khi bắt được một con cá ngừ khổng lồ khác, nặng tới 643 kg.
Chia sẻ với một kênh truyền hình địa phương, Michelle cho biết đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ các thuyền trưởng xung quanh.
“Tôi rất biết ơn với từng người có cơ hội làm việc cùng. Tất cả họ đều tôn trọng và ủng hộ tôi trở thành một trong những đội trưởng nữ duy nhất trong khu vực này.
Không phải lúc nào cũng tìm được những người đam mê câu cá như tôi. Hiện tại, tôi vẫn đang tìm thêm đồng đội nữ cùng sở thích”, cô nói.
Cá ngừ vây xanh đắt đỏ do có giá trị dinh dưỡng cao. (Nguồn: Travel)
Cá ngừ vây xanh vốn là loài sống chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Chúng có thể lặn ở độ sâu 1.200 m và sống tới 40 năm.
Một con cá ngừ có cân nặng trung bình khoảng 150 kg. Trong khi đó, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương có thể nặng tới 450 kg.
Những con có kích thước càng khổng lồ sẽ có giá trị càng cao. Trước đó, một ngư dân từng bắt được cá ngừ vây xanh nặng 411 kg và bán với giá lên tới 2 triệu USD (hơn 45 tỷ đồng).
Sở dĩ cá ngừ vây xanh đắt đỏ như vậy bởi chúng có giá trị dinh dưỡng lớn. Còn được gọi là “kim cương đen” của đại dương, loài này có tuổi thọ càng lớn, mức quý hiếm càng tăng lên.
Do có giá bán đắt đỏ nên loài này chỉ hầu hết xuất hiện trong các nhà hàng cao cấp. Để giữ được độ tươi ngon, hương vị tự nhiên nhất, các đầu bếp thường dùng thịt chúng làm sushi, sashimi.
Cá ngừ vây xanh hiện được xếp trong danh sách các loài đang gặp nguy hiểm. Chúng vốn là loài cá hiếm, có số lượng giảm mạnh trong nhiều năm qua.
Số lượng loài này trên toàn cầu bắt đầu giảm sút từ những năm 1960 của thế kỷ trước, khi nhiều phương pháp đánh bắt mới xuất hiện, dẫn tới tình trạng bị đánh bắt quá mức.
Thích nghi với khí hậu khô hạn, loài cá kỳ lạ sống cả năm trên cạn
Loài cá kỳ lạ này có khả năng sống trên cạn hàng năm trời, thậm chí, một số loài nếu ở dưới nước quá lâu …
Cá nheo châu Âu được ví là ‘quái vật’ nguy hiểm như thế nào với chim bồ câu?
Khi chim bồ câu sà xuống sông tắm, cá nheo châu Âu dùng bộ râu nhạy bén để phát hiện rồi rình thời cơ lao …