Nguồn gốc và ý nghĩa hoa tulip theo từng màu sắc khác nhau
Hoa tulip được yêu thích và sử dụng trang trí vì có nhiều màu sắc đa dạng. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa hoa tulip theo từng màu sắc khác nhau nhé!
Hoa tulip vô cùng đa dạng về màu sắc nên được nhiều người lựa chọn để trang trí cho không gian thêm phần đa dạng và bắt mắt. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của hoa tulip theo từng màu sắc khác nhau.
1 Hoa tulip là hoa gì?
Hoa tulip hay còn biết đến nhiều với tên gọi là uất kim hương, có tên khoa học là Tulipa, là một chi thực vật có hoa trong họ Liliaceae. Hoa tulip có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, hiện nay được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt nổi tiếng tại Hà Lan với các cánh đồng hoa tulip tuyệt đẹp.
Hoa tulip có khoảng 150 loài, có nhiều màu sắc rực rỡ. Hoa có 6 cánh, thường là hình chuông hoặc hình ngôi sao. Các cánh hoa có thể mịn, tua hoặc xù. Những bông hoa tulip được đánh giá là có vẻ đẹp độc đáo, khác biệt đem đến cảm giác dễ chịu. Mùa hoa nở rộ là từ tháng 4 đến tháng 5.
2 Nguồn gốc hoa tulip
Cái tên hoa tulip là tên gọi xuất phát từ phiên âm tiếng Pháp “Tulipe”, hoa tulip xuất hiện đầu tiên ở Đế chế Ottoman, hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào thế kỉ XVI thì được đưa vào châu Âu và trở nên vô cùng nổi tiếng tại Hà Lan cho đến ngày nay. Hoa tulip là tên gọi chung cho các loài thực vật tạo thành chi hoa tulip thuộc họ Liliaceae.
3 Ý nghĩa hoa tulip theo từng màu sắc
Hoa tulip tím
Trong thời kỳ cận và trung đại, màu tím được xem là biểu tượng của của hoàng gia, quyền lực, sang trọng và sự lãng mạn. Vì vậy mà hầu hết các lễ cưới ở phương Tây thì các cô dâu vẫn thường chọn tulip tím làm hoa cưới cho đến tận ngày nay.
Với tính biểu trưng mang đầy ý nghĩa này, tulip tím rất thích hợp để chọn làm quà trong những dịp lễ trang trọng và đặc biệt.
Hoa tulip cam
Màu cam là biểu tượng của sự ấm áp, hạnh phúc và sức hấp dẫn nóng bỏng. Tulip cam là “nữ hoàng” trong thế giới tulip bởi là loại hoa được yêu thích nhất.
Tulip cam thường được các cặp đôi dành tặng nhau, đặc biệt là vợ chồng để thể hiện sự gắn kết và thông hiểu giữa hai người. Sức hấp dẫn, mong muốn và sự nhiệt tình cũng được truyền đạt thông qua việc gửi hoa tulip cam.
Hoa tulip đỏ
Từ trước đến nay, màu đỏ vẫn luôn là biểu tượng của tình yêu và tulip đỏ cũng không ngoại lệ, nó biểu trưng cho “tình yêu hoàn hảo”. Ngoài ra còn biểu trưng cho niềm đam mê mãnh liệt và quyến rũ ngọt ngào. Do đó, nếu một người nào đó tặng bạn một bó hoa tulip đỏ thì có nghĩa đây là một lời tỏ tình, còn với những người yêu nhau thì đây là đại diện cho tình yêu bền vững.
Trong phong thủy, màu đỏ luôn là lựa chọn hàng đầu của người mệnh hỏa. Vì thế, tulip đỏ thường được những người mệnh này dùng để trang trí nhà cửa hoặc nơi làm việc nhằm mang lại may mắn.
Hoa tulip vàng
Nếu tulip đỏ đại diện cho tình yêu thì tulip vàng đại diện cho tình bạn, cho ánh nắng mặt trời rực rỡ và may mắn. Vì vậy, tulip vàng được sử dụng rất phổ biến để dành tặng trong nhiều dịp.
Bên cạnh đó, tulip vàng còn tượng trưng cho sự từ chối trong tình yêu nên bạn cần lưu ý không tặng nó cho người yêu bạn nha.
Hoa tulip trắng
Tulip trắng là loại hoa có nhiều ý nghĩa tốt đẹp, nó đại diện cho tình yêu thuần khiết, niềm đam mê, sự bình yên, chiến thắng và sự tha thứ. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người chọn tulip trắng để trưng bày trong lễ cưới hay tặng tulip trắng để thể hiện sự xin lỗi.
Trong phong thủy, những người có mệnh kim thường sử dụng loại hoa này để trang trí trong những dịp quan trọng để mang lại nhiều may mắn.
Hoa tulip hồng
Hoa tulip hồng có những ý nghĩa tương tự hoa tulip đỏ, đều đại diện cho tình yêu, niềm đam mê và sự quyến rũ. Đặc biệt hơn là biểu tượng cho hạnh phúc hoàn hảo.
Khi bạn tặng ai đó hoa tulip hồng có nghĩa là bạn đang thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và gửi đến người nhận những lời chúc tốt đẹp nhất.
Vậy là Bách hóa XANH đã gửi đến bạn tất tần tật về nguồn gốc và ý nghĩa hoa tulip theo từng màu sắc khác nhau rồi đấy. Tham khảo và mua ngay cho mình một đóa hoa tulip để trang trí cho ngôi nhà thêm sinh động bạn nhé!
Chọn mua sáp thơm, túi thơm bán tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH