Nguồn gốc và ý nghĩa thịt kho tàu ngày Tết

Nguồn gốc và ý nghĩa thịt kho tàu ngày Tết

Chỉ cần nghe hương thơm béo ngậy của nồi thịt kho tàu ăn cùng với cơm trắng, củ kiệu thôi là đã thấy Tết gần kề. Thế nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc của thịt kho tàu và ý nghĩa thịt kho tàu ngày Tết.

Vào những dịp Tết đến, các gia đình Việt luôn nấu một nồi thịt kho tàu gồm thịt và trứng vịt bên trong để dâng hương và ăn vào ba ngày Tết. Giờ đây thịt kho tàu không chỉ dùng trong mâm cơm ngày Tết mà còn được dùng trong những bữa cơm thường ngày.

Thịt kho tàu trong mâm cơm

Thế nhưng khi nghe đến chữ “kho tàu” nhiều người lại nghĩ món thịt kho ngon miệng này lại bắt nguồn từ người Hoa. Điều này hoàn toàn không đúng và để giải thích cho nguồn gốc và ý nghĩa của thịt kho tàu, bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin để giúp bạn hiểu hơn.

1Nguồn gốc của thịt kho tàu

Cũng giống như nhiều người, ngay từ nhỏ khi nghe đến chữ thịt kho tàu mình cũng nghĩ đến đây là món thịt kho của người Trung Quốc du nhập vào Việt Nam thời xa xưa. Thậm chí, ở Trung Quốc cũng có một món ăn gọi là thịt kho đông pha nhìn cũng tương tự món thịt kho tàu ở Việt Nam. Thế nhưng thực chất thì những câu chuyện giải thích cho nồi thịt kho tàu ngày Tết lại không phải như vậy.

Thịt kho đông pha và thịt kho tàu

Thịt kho tàu được nhiều người truyền tai nhau kể lại rằng ngày xa xưa, khi các tàu thuyền ra khơi, người ta thường nấu một nồi thịt kho có thể ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên tàu nên người ta đặt tên cho món thịt này là thịt kho tàu.

Ngư dân nấu thịt kho tàu để ăn được nhiều ngày

Còn theo như giải thích của nhiều chuyên gia văn hóa trong đó có nhà văn Bình Nguyên Lộc, chữ tàu trong văn hóa miền Tây có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Những dòng sông nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới gọi là sông Cái Tàu hạ.

Như vậy có thể nói món “thịt kho tàu” của người dân Nam Bộ chính xác là “thịt kho lạc” bởi tính chất lờ lợ của món thịt kho có thể ăn liên tục nhiều ngày vào các ngày Tết khi chợ truyền thống vẫn chưa mở trở lại.

Thịt kho tàu trong văn hóa miền Tây có thể hiểu là thịt kho lạc

Dù là với ý nghĩa được giải thích thế nào thì thịt kho tàu luôn được người Việt dùng trong ngày Tết với mong muốn con cháu sum vầy và tưởng nhớ đến công ơn của người đi trước.

2Ý nghĩa của thịt kho tàu ngày Tết

Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy – dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Hột vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

nguồn gốc thịt kho tàu

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày Tết.

Tham khảo gói gia vị nấu thịt kho tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Rate this post

Viết một bình luận