Mỗi làng nghề điều có một cách làm khác nhau để sản phẩm của làng nghề càng có chổ đứng và thương hiệu riêng trên thị trường ngày càng có sức cạnh tranh cao. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc hiện đại, sự học hỏi của các làng nghề. Quan tâm nhiều hơn đến an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng, đòi hỏi ngày càng cải tiến cao hơn trong cách sản xuất chế biến của làng nghề mỗi ngày một thay đổi. Nhưng quy trình sản xuất vẫn không thay đổi nhiều để đảm bảo chất lượng tốt nhất của bánh đa Chòm
Nguyên liệu:
- Nguyên liệu chính:
+ Gạo chọn loại gạo ít keo, giầu dinh dưỡng, xay bóng hạt đều chủ yếu từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất hoặc sản xuất trong vùng …
+ Vừng: được lựa chọn là vừng vàng, hạt đều tròn, bóng được phơi nỏ, đải sạn, sạch …
+ Tinh bột sắn: được lựa chọn từ vùng nguyên liệu của các vùng trung du, miền núi của Thanh Hóa, có xuất xứ từ các nhà máy làm tinh bột đạt tiêu chuẩn.
- Các phụ gia:
+ Muối: là loại muối hạt to chưa qua chế biến.
+ Gấc: chỉ lựa chọn khi làm bánh gấc có màu đỏ ngày xuân.
+ Đường: được cô thành nước màu nâu(thành phần nhỏ tạo màu vàng óng cho bánh khi quạt bằng than củi)
Pha chế: Mỗi gia đình trong làng nghề có một bí quyết về công thức pha chế khác nhau, cách xay bột gạo khác nhau để tạo nên những chiếc bánh có vị ngon, độ xốp, ròn khác nhau. Ngoài tao ra thương hiệu chung cho bánh đa Chòm còn có thương hiệu riêng của mỗi gia đình …
- Gạo đươc gâm thời gian từ 45-60 phút, vo thật kỹ, đãi sạn để ráo nước, cho vào máy xay, xay thành nước với tỷ lệ hợp lý.
- Tùy vào từng loại thị hiếu của người tiêu dùng, cách sử dụng, giá thành của thương lái muốn đặt mà người thợ làm bánh có thể pha chế tinh bột sắn nhiều hay ít. Thông thường tỷ lệ là 3 kg gạo thì 1 kg tinh bột cho bánh ngon. Còn bánh cho hàng cháo lươn thì cao hơn, hay bánh dành cho nhà hàng còn cao hơn nữa …Nhất thiết thành phần tinh bộ phải có để tạo độ xốp cho bánh, còn nguyên gạo bánh rất cứng khi quạt với than củi, không có độ giòn, mịn, tơi xốp khi ăn.
- Muối được pha thành phần vừa phải và chủ yếu cũng do thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu đỏ: Được lấy ra từ ruột của gấc, nghiền nhỏ lọc lấy nước, chủ yếu là do khách hàng đặt, hoặc thị hiếu của người dùng thì người làm bánh mới làm vì có thêm thành phần của gấc rất khó bản quản được lâu dài.
- Màu vàng; được cho thêm thành phần nhỏ của kẹo đắng không có khả năng tăng vị ngọt của gạo và mùi của bánh, chủ yếu là hình thức bánh được đồng đều về màu.