Nguyên nhân gây sẹo thâm và 4 cách loại trừ hiệu quả – Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội

Khi có tổn thương ngoài da, các sợi collagen bị hủy hoại, nguy cơ cao xuất hiện sẹo xấu. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, các vết sẹo sẽ sẫm màu, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân gây sẹo thâm, từ đó có các cách loại trừ an toàn – hiệu quả nhất.

sẹo thâm seo-tham

I. Nguyên nhân gây sẹo thâm

Sẹo được phân thành nhiều loại khác nhau như: sẹo lõm, sẹo phì đại,… Chúng làm thay đổi kết cấu da, màu sắc hoặc tông da của bạn.

Đối với sẹo thâm, một số nguyên nhân khiến vết sẹo đổi màu đó là:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong quá trình chữa lành. Khi đó, mô sẹo sẽ bị nhiễm sắc tố trở thành sẹo thâm.
  • Quá trình viêm nhiễm vết thương lâu lành. Điều này gây xáo trộn sự cân bằng các thành tố da, dẫn tới tăng sinh sắc tố melanin.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Màu da: thường những người có nước da trung bình và sẫm màu sẽ nguy cơ xuất hiện sẹo thâm lớn hơn so với những người có làn da trắng.

II. 3 cách ngăn ngừa sẹo thâm

1. Điều trị tổn thương da càng sớm càng tốt

Điều trị mụn ngay khi chúng mới xuất hiện hạn chế việc xuất hiện các mụn viêm to và sâu. Từ đó, chúng ta có thể ngăn ngừa được quá trình hình thành sẹo xấu. Quá trình điều trị mụn cần thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:

1.1. Vệ sinh da đúng cách

Mục đích của bước chăm sóc này giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết, giúp tăng hiệu quả của các bước điều trị tiếp theo. Đối với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là với làn da đang bị mụn, bạn cần thăm khám bác sĩ để lựa chọn được sản phẩm làm sạch phù hợp nhất cho bạn.

Dizigone – dung dịch kháng khuẩn hiệu quả đối với các nốt mụn

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại EMWE đến từ châu Âu, chứa thành phần là các ion muối khoáng: OH-, HClO, ClO-,…, sản phẩm có tác dụng:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho da, chủ yếu là P.acnes một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Không gây đau xót hay kích ứng, ngay cả với những làn da nhạy cảm nhất.
  • Sản phẩm an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi.
  • Dung dịch không màu, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Cách sử dụng: 

  • Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn dùng tăm bông đã thấm dung dịch dizigone châm lên các vết mụn. Không cần rửa lại với nước.
  • Bạn có thể sử dụng 4-5 lần/ngày, sản phẩm vừa có khả năng làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

>>>Xem thêm: Sử dụng Dizigone có giúp ngăn ngừa sẹo?

1.2. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần thiết)

Khi vi khuẩn xâm nhập càng nhiều khiến tình trạng viêm càng nặng, tổn thương càng sâu dưới da, dẫn tới nguy cơ xuất hiện sẹo xấu càng cao. Vì vậy, trong những trường hợp cần thiết bạn cần sử dụng các thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc dẫn đến làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh việc bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: trái cây, rau củ, các loại hạt ngũ cốc, sữa, sữa chua,… bạn cần kiêng ăn một số loại thực phẩm sau đây để ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện sẹo thâm:

  • Thịt bò: chứa một lượng lớn protein nên khi sử dụng thịt bò trong quá trình liền sẹo sẽ làm cho da sạm màu và để lại sẹo thâm. Đồng thời, thịt bò làm quá trình tăng sinh collagen diễn ra ồ ạt và làm xuất hiện sẹo lồi.
  • Thịt gà: khiến vết thương hở lâu lành, nguy cơ xuất hiện sẹo màu thâm đỏ.
  • Trứng: đẩy nhanh việc tăng sinh collagen khiến vết sẹo lồi lên đồng thời vùng da quanh đó có màu loang lổ, không đều màu.
  • Rau muống có chứa chất Madecassol, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc xuất hiện sẹo lồi và thâm.
  • Hải sản làm tăng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến các vết thương hở làm chúng lâu lành, nguy cơ xuất hiện sẹo xấu.
  • Đường, muối, rượu, bia, café, đồ ăn cay nóng, đồ nếp là kẻ thù của mọi loại sẹo, trong đó có sẹo thâm, vì vậy bạn cần loại bỏ chúng nhanh chóng.

3. Những điều cần lưu ý khác

  • Không tự ý nặn mụn: việc nặn mụn không đúng cách, nặn mụn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến cho vi khuẩn trên tay dễ dàng xâm nhập khiến các vết mụn nặng thêm. Bên cạnh đó, nhân mụn không được lấy hết sẽ khiến các vết mụn tiếp tục sưng viêm, nguy cơ cao xuất hiện sẹo thâm về sau.

chăm sóc da mụn cham-soc-da-mun

  • Không cạy vảy: khi vết thương bắt đầu quá trình ăn da non, bạn sẽ thấy một lớp vảy màu đen ở trên bề mặt da. Việc dùng tay để cạy lớp vảy đi sẽ khiến cho quá trình lành thương bị cản trở, tổn thương hở tiếp tục xuất hiện và khiến vết thương chậm lành. Vì vậy, bạn hãy để vảy bong ra một cách tự nhiên, hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm.

III. 4 cách xử lý sẹo thâm tại nhà

1. Sử dụng kem chống nắng

Việc làn da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân xuất hiện sẹo thâm. Vì vậy, bạn cần che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Trong quá trình điều trị sẹo thâm, bạn cần kết hợp việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, thúc đẩy quá trình hồi phục của làn da.

Kem dưỡng da Dizigone nano bạc là một gợi ý đáng lưu tâm dành cho bạn nhờ có chứa các thành phần:

  • Nano bạc: được sản xuất trên công nghệ nano tiên tiến từ châu Âu giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà vẫn dịu nhẹ, an toàn với mọi loại da.
  • D-panthenol kết hợp với lô hội: giúp dưỡng ẩm, dịu da, giảm viêm ngứa.
  • Tinh chất cúc la mã kết hợp với tràm trà có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa sẹo thâm.

Bạn nên sử dụng kem Dizigone Nano Bạc hằng ngày để dưỡng ẩm – phục hồi da sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lên vùng da có vết thương hở. Khi đó, các dưỡng chất không được hấp thu như mong muốn mà còn làm chậm quá trình phục hồi thương tổn tự nhiên.

hắc lào lâu năm hac-lao-lau-nam15

3. Sử dụng các phương pháp dân gian

Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính, dễ kiếm để xóa mờ sẹo thâm tại nhà là mong muốn của nhiều người. Một số nguyên liệu có tác dụng trị sẹo thâm tương đối hiệu quả là:

  • Nghệ tươi: Thành phần chính của nghệ tươi là curcumin có tác dụng điều trị các vết thâm do sẹo để lại hiệu quả. Hơn nữa, nghệ có tính kháng viêm cao, giúp cải thiện tốt tình trạng sẹo thâm.
    Cách thực hiện: Bạn hãy lựa chọn các củ nghệ già, rửa sạch, sau đó giã nát, lấy lượng dịch thu được bôi lên các vết sẹo thâm.
  • Dầu oliu: Chứa nhiều vitamin A, E giúp làn da mịn màng, se khít lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình phục hồi làn da bị sẹo thâm.
    Cách thực hiện: Rửa sạch mặt, dùng vài giọt dầu oliu xoa đều vào lòng bàn tay sau đó massage nhẹ nhàng lên mặt.
    Cần lưu ý rửa mặt lại bằng nước ấm để tránh lượng dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Chanh tươi: Chứa acid citric có tác dụng tẩy đi các tế bào chết, từ đó giúp giảm thâm, mờ sẹo nhanh chóng.
    Cách thực hiện: Rửa mặt sạch sẽ, sử dụng nước cốt chanh thoa lên vùng da bị sẹo thâm.
    Nếu da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng, không nên áp dụng phương pháp này vì dễ gây đau rát, khó chịu khi dùng.

Các phương pháp xử lý sẹo thâm tại nhà cần kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Sử dụng kem trị thâm

Một số các sản phẩm trị thâm phổ biến trên thị trường hiện nay đó là:

  • Kem trị sẹo thâm La Roche Posay: sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, thành phần có chứa: niacinamide, LHA, piroctone olamine có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đỏ mụn, hạn chế sẹo thâm hiệu quả.
  • Kem trị sẹo thâm Klirvin: sản phẩm có xuất xứ từ Nga, chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như: sáp ong, dầu mè, tinh chất nghệ, cây niên thảo. Nhờ vậy, nó có tác dụng dưỡng da, ngăn ngừa mụn và thâm, an toàn cho người sử dụng.
  • Kem trị thâm Melano CC đến từ Nhật Bản: có chứa vitamin C, E… Những hoạt chất này giúp tăng khả năng thẩm thấu, làm mờ các vết thâm do mụn để lại.

IV. Can thiệp y tế điều trị sẹo thâm

1. Điều trị bằng laser

Điều trị bằng laser IPL thường là lựa chọn tối ưu trong quá trình xử lý các vết sẹo thâm. Cách này giúp đẩy nhanh chu kỳ thay đổi, tái tạo và khôi phục lại tế bào da tự nhiên.

Tuy nhiên mọi người cần kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần điều trị. Mỗi lần điều trị cách nhau ít nhất 2 tháng. Đối với những vết sẹo lớn, cần được tiến hành phẫu thuật trước. Sau đó sử dụng laser để loại bỏ các vết sẹo nông hình thành sau phẫu thuật.

2. Microdermabrasion

Đây là phương pháp điều trị tẩy tế bào chết tiên tiến, giúp loại bỏ lớp tế bào biểu bì. Thúc đẩy đẩy nhanh chu kỳ thay đổi tế bào da tự nhiên. Từ đó giúp giảm sự xuất hiện của sẹo thâm , khiến vùng da điều trị của bạn đều màu hơn.

3. Microneedling (lăn kim vi điểm) 

sẹo seo

Microneedling hỗ trợ giải quyết bất kỳ vấn đề nào về da bao gồm cả việc loại bỏ sẹo thâm. Phương pháp này sử dụng kim 1,5mm hoặc 2 mm xuyên qua lớp bề mặt của da. Bằng cách tạo ra các vi chấn thương kích thích quá trình tái tạo tự nhiên của cơ thể. Từ đó, Microneedling tạo ra collagen để phục hồi khối lượng và độ đàn hồi cho da.  Ngoài ra, Microneedling còn giúp loại bỏ đi các tế bào chết, giúp da trở nên đều màu hơn.

4. Lột da bằng hóa chất (peel da)

Đây là phương pháp thẩm mỹ lâu đời và còn được áp dụng đến ngày nay. Phương pháp peel da sử dụng các acid có nồng độ cao loại bỏ lớp tế bào chết trên cùng. Quy trình này thâm nhập vào các lớp dưới hạ bì kích thích phản ứng tái tạo da tự nhiên. Do đó, quá trình lột da bằng hóa chất giúp làm mờ vết sẹo thâm và hỗ trợ xóa sẹo. Hóa chất thường được các bác sĩ da liễu sử dụng đó là: Acid trichloroacetic (TCA), acid glycolic, acid salicylic.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích nhất liên quan đến nguyên nhân cũng như cách điều trị các vết sẹo thâm. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các Dược sĩ đại học tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận