Nguyên nhân và cách xử lý khi uống rượu nôn ra mật vàng
Thứ Bảy ngày 01/02/2020
Uống rượu nôn ra mật vàng là triệu chứng có lẽ nhiều người gặp phải. Nguyên nhân và phải làm gì khi uống rượu nôn ra mật vàng còn khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
Vậy, cùng tìm hiểu cách xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này nhé!
1. Nguyên nhân uống rượu nôn ra mật vàng
Việc vui chơi, nhậu nhẹt quá đà những ngày Tết là việc không thể tránh khỏi. Và dư âm sau đó vẫn còn chén rượu, ly bia. Chính vì vậy mà tình trạng say rượu thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Vậy nguyên nhân uống rượu nôn ra mật vàng là gì?
Uống rượu nôn ra mật vàng là tình trạng thường gặp đối với người uống rượu bia quá mức. Bởi rượu bia chứa nhiều chất cồn, khi cơ thể tiếp nhận một phần quá nhiều một lúc sẽ gây ra các ức chế ở phần dạ dày.
Không chỉ thế bụng trở nên khó chịu, van môn vị lại bị đóng không kín dẫn tới trào ngược lên dạ dày rồi đến thực quản và gây tình trạng nôn ói.
Uống rượu nôn ra mật vàng là tình trạng thường gặp đối với người uống rượu bia quá mức.
Uống rượu nôn ra mật vàng là tình trạng thường gặp đối với người uống rượu bia quá mức.
Cũng chính vì tác động của rượu bia nên khi uống rượu nôn ra mật vàng, có vị đắng. Loại dịch này trong dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và kích thích tăng tiết men tiêu hóa, tạo môi trường kiềm ở ruột.
Khi bị nôn sẽ làm mất đi dịch mật, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và nếu không ngăn ngừa thì hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn.
Do đó, nếu trong cuộc vui, cá nhân không thể từ chối mà buộc phải uống rượu bia thì cần phải có cách làm cho nhanh tỉnh rượu hiệu quả để hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe.
2. Hướng dẫn cách xử lý khi uống rượu nôn ra mật vàng
Để có phương án cứu chữa uống rượu nôn ra mật vàng kịp thời, ta nên phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu dựa vào những dấu hiệu sau đây:
Say rượu
- Chếnh choáng
- Nói líu lưỡi
- Buồn nôn, nôn
Ngộ độc rượu
- Phối hợp cơ thể kém
- Mất thăng bằng
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết
- Co giật
- Tê yếu tay chân một bên hoặc cả hai, nói ngọng dù đã tỉnh táo.
- Thở khò khè, có dấu hiệu ứ đọng đờm ở họng miệng, ho yếu.
- Thở yếu, nhịp thở không đều hoặc thở chậm, thậm chí là ngừng thở.
- Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh
- Nôn nhiều, đau bụng, chướng bụng
- Đại hay tiểu tiện không tự chủ, tiểu ít, rắc
- Da, môi, móng tay chuyển tím tái hoặc nhợt nhạt
- Nhìn mờ hay rối loạn cảm nhận về màu sắc
- Mệt nhiều
Cách xử trí khi say rượu, nôn nhiều
Cách xử trí khi có người say rượu như sau:
- Tìm cách gây nôn hết rượu, sau đó xát mạnh vào 2 bên má.
- Uống thật nhiều nước bổ sung, tốt nhất là uống nước ấm để không bị mất nước khi nôn liên tục.
- Có thể uống thêm các loại nước: nước chanh, cam vắt, nước ép bưởi hoặc sinh tố chuối, nước đậu,… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
- Cởi bỏ khuy cổ áo cao, tháo dây thắt lưng ra và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh nơi có gió lùa). Tư thế nằm nên là úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau và mặt nghiêng về bên trái
Bên cạnh đó, không để người uống rượu say ngủ li bì cả ngày hoặc suốt đêm mà không ăn uống bởi có thể hạ đường huyết, bị hạ nhiệt độ gây tử vong. Vì vậy, cứ sau vài tiếng, người nhà nên chủ động gọi dậy cho uống sữa hoặc ăn cháo.
Cởi bỏ khuy cổ áo người say rượu, tháo dây thắt lưng ra và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh nơi có gió lùa)
Cởi bỏ khuy cổ áo người say rượu, tháo dây thắt lưng ra và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh nơi có gió lùa)
Không nên cho người say rượu uống những loại thuốc bổ gan để giải độc rượu hay Vitamin B1, B6, acid folic,… để làm giảm đau đầu khi say, bởi chúng đều có hại cho gan.
Paracetamol, aspirin và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa trong trường hợp say rượu và ngộ độc rượu.
Say rượu nên uống gì?
Nhiều người nói rằng, khi uống rượu nôn ra mật vàng thì uống sữa tươi có thể giải rượu. Vì sữa tươi sẽ giúp tăng cường lượng nước bị mất cho cơ thể, đề phòng nguy cơ bị đau đầu và chóng mặt sau khi ngủ dậy.
Bởi vậy, người say rượu có thể uống sữa và uống nhiều nước để giảm nồng độ cồn trong máu, giúp cơ thể thoải mái hơn.
Vậy say rượu có nên uống nước đường không thì có thể uống nhưng chỉ uống với lượng vừa phải và pha loãng là tốt nhất.
Say rượu cũng nên uống nước dừa, bởi nó có tính mát thích hợp để giải tỏa cơn say và giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóng.
Ngoài ra, chị em có thể pha nước các nước như gừng nóng, nước rau cần hoặc trà bạc hà, trà xanh để giảm nguy cơ buồn nôn, chóng mặt khi uống rượu say.
Chị em có thể pha các nước gừng nóng trà xanh để giảm nguy cơ buồn nôn, chóng mặt khi uống rượu say.
Chị em có thể pha các nước gừng nóng trà xanh để giảm nguy cơ buồn nôn, chóng mặt khi uống rượu say.
Say rượu nên ăn gì?
Ăn là cách đơn giản nhất giúp giảm nồng độ cồn, tăng cường sức khỏe và giảm tác động của rượu đến dạ dày. Người say có thể ăn chuối, bánh quy hoặc các thức ăn nhẹ để tránh nguy cơ bị say, nôn ói hiệu quả.
Không để người thân đang bị say rượu điều khiển phương tiện giao thông, vì có thể gây tai nạn, chấn thương sọ não, thậm chí tử vong…
Tuy có nhiều mối nguy hiểm từ việc uống rượu nhưng chúng ta cũng không phủ nhận vai trò của nó đối với sức khỏe. Bao gồm như kích thích tiêu hóa, có lợi cho tim mạch nếu như uống lượng đúng cách với vừa phải (400ml bia hoặc 60ml rượu vang/ ngày).
Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu bia sẽ phải đối mặt với các nguy cơ ngộ độc, xơ gan, xuất huyết dạ dày, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, nhất là có thể làm chấn thương sọ não, tử vong.
Nếu như sau khi áp dụng những cách này mà tình trạng uống rượu nôn ra mật vàng vẫn diễn ra thì có thể đã bị ngộ độc rượu. Lúc này, người say cần được đưa đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.