Trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, lễ ăn hỏi là một nghi thức thiêng liêng rất được coi trọng. Do đó, đám hỏi cần được gia đình 2 bên chuẩn bị một cách chu đáo nhất có thể. Với nhà trai thì đám hỏi cần chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.Trang phục
Trong ngày lễ đám hỏi này, trang phục của chú rể thường là áo sơ mi kết hợp với quần tây vào kháo áo vest. Hoặc chú rể có thể mặc áo dài cách tân phối với quần jean đen và chọn một đôi giày tây.
Trang phục được chuẩn bị gọn gàng, tươm tất cho thấy được sự giàu có, trang nhã của chú rể và tạo hình ảnh đẹp khi ra mắt hai bên họ hàng.
Về phía gia đình nhà trai, các ông, bố, chú cần mặc vest chỉnh tề và các bà, các mẹ sẽ mặc áo dài buổi lễ được trang trọng hơn và tạo được sự đánh giá cao trong mắt gia đình nhà gái.
Sính lễ
Nhà trai sẽ mang sính lễ đến để xin hỏi gả cưới cô dâu. Những vật phẩm này cũng như là lễ vật cảm ơn của nhà trai.
Nhà trai sẽ chuẩn bị mâm quả mang sang cho nhà gái vào trước ngày gần đám hỏi. Về số lượng mâm quả, mỗi vùng miền lại có một điểm khác nhau. Đối với phong tục miền bắc, nhà trai cần chuẩn bị với sơ lượng 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm. Đối với phong tục người miền Nam, nhà trai cần chuẩn bị 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả.
Trầu cau
Trầu cau là tượng trưng cho tình yêu thủy chung, son sắt nên không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi. Nên chọn quả cau thật đều tròn, xanh tươi và giữ nguyên buồng. Bẻ thật khéo léo để buồng cau không bị không bị nát, dập và không nên dùng dao cắt buồng cau vì sẽ khiến đôi uyên ương bị chia ly.
Trong mâm quả, chọn 80 hoặc 100 lá trầu. Nên lựa chọn những lá to, xanh đều, nguyên vẹn. Tránh chọn những lá vàng úa hay bị rách. Để kết mâm ăn hỏi cho đẹp, nhà trai có thể thuê dịch vụ chuyên sắp lễ đám hỏi chuẩn bị.
Rượu và thuốc lá
Nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ sính lễ. Mâm rượu và thuốc lá là sinh lễ đám hỏi không thể thiếu trong đám hỏi.
Chú ý sắp mâm lễ rượu thuốc tạo vẻ đẹp tinh tế. Chú rể sẽ tự tay bê mâm rượu này vào nhà gái.
Bánh ăn hỏi
Bánh ăn hỏi là lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi. Mâm bánh ăn hỏi sẽ gồm những looại bánh như bánh đậu xanh, bánh phu thê, bánh cốm hoặc bánh chưng, bánh dầy.
Những loại bánh này sẽ đi thành cặp như bánh cốm – bánh phu thê, bánh trưng- bánh dầy
Trà – Mứt sen
Trà là lễ vật thể hiện sự kính trọng, biết ơn của con cái với tổ tiên. Đây cũng là mâm lễ thể hiện tình cảm thân thiết với anh em họ hàng.
Mứt sen mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ trong ngày tết. Nó cũng là tượng trưng cho sự kết trái của cặp đôi.
Một số lễ vật ăn hỏi khác có ý nghĩa chúc cho cặp đôi giàu sang, hạnh phúc như lợn quay, xôi đỗ hoa mai hay bánh kem… Trong đó, bánh kem là sính lễ đựợc các cặp đôi yêu thích và chọn lựa cho mâm sính lễ của đám hỏi. Đây là tập tục có nguồn gốc từ Pháp.
Nữ trang
Điều này tùy thuộc vào kinh tế gia đình nhà trai. Với những gia đình có kinh tế dư dả, ngoài mâm tráp với những lễ vật tối thiểu mà nhà gái yêu cầu, mẹ chú rể sẽ tặng thêm nữ trang đơn giản như vòng tay nhỏ, đôi bông tai hoặc nhấn đính hôn. Ý nghĩa của điều này là tặng sự giàu sang, sung túc cho đôi uyên ương.
Phương tiện đi lại
Gia đình nhà trai cần lên kế hoạch thật chu đáo để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ. Cần dự trù thời gian đi lại và những trở ngại có thể gặp phải trên đường đi. Tốt nhất là nhà trai nên đến trước 30 phút.
Bên cạnh đó, gia đình nhà trai cần sắp xếp các thành viên và chọn phương tiện đi lại phù hợp như xe ô tô, xe khách, ghe thuyền,… Cần sắp xếp thành viên tham gia thật kỹ càng.
Đám hỏi nhà trai đi khoảng 5-7 người là lượng tốt nhất để dự lễ ăn hỏi.
Thông thường, thành phần tham gia lễ ăn hỏi bên nhà trai sẽ gồm có chú rể, bố mẹ, ông bà, cô bác cùng họ hàng ruột thịt trong gia đình và những người bê mâm quả.
Rể phụ
Nhà trai sẽ chuẩn bị một đội bê tráp là những nam còn độc thân và ít tuổi hơn chú rể. Số lượng người bê quả tương ứng với số mâm quả đã chuẩn bị.
Tiền nạp tài
Chuẩn bị tiền nạp tài có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghi lễ truyền thống. Thông thường, số tiền này sẽ được đựng trong phong bì với số lượng 1, 3, 5 phong bì tương ứng số lượng bát hương trên bàn thờ tổ tiên bên nhà gái.
Những phong bì này sẽ được đựng trong tráp riêng hoặc cho vào chung với tráp trầu cau. Nhiều gia đình chú ý đến số tiền nhiều, ít. Tuy nhiên, thiết nghĩ quan trọng hơn cả vẫn là thái độ của gia đình thông gia và đặt hạnh phúc của con cái lên hàng đầu. Tùy vào hoàn cảnh gia đình và sự bàn bạc trước của 2 bên mà số tiền nạp lớn, nhỏ khác nhau.
Vì lễ ăn hỏi được tổ chức riêng nên người đại diện nhà trai cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu đám hỏi nhà trai. Vậy trong đám hỏi thì nhà trai phải nói gì? Nhà trai sẽ nói lời chào hỏi, chúc sức khỏe, tuyên bố lí do, xin phép dâng lễ. Tiếp theo đó, nhà gái sẽ tiến hành thủ tục nhận lễ và tân lang tân nương ra đứng thắp nhang trước bàn thờ tổ tiên.
Cũng như đám rước dâu, lễ đám hỏi có ý nghĩa quan trọng và cũng đòi hỏi rất nhiều sự trang trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng. Với những thông tin trên, chắc bạn sẽ không còn đau đầu với câu hỏi Đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì. Hi vọng đây sẽ là những gợi ý hữu ích giúp buổi đám hỏi của bạn diễn ra thật trọn vẹn, hoàn hảo.