Nhận biết những tác dụng phụ của viên sắt

65 811 đã xem

Nhận biết những tác dụng phụ của viên sắt 1

Phần lớn các bà bầu đều lo lắng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai và nghĩ rằng uống bổ sung thuốc sắt cho bà bầu càng nhiều là cách giải quyết vấn đề từ gốc. Thực tế nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bà bầu tự bổ sung sắt mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Tác dụng phụ của viên sắt II sulfat

Hiện nay trên thị trường viên sắt II sulfat có dạng viên nén bao phim, viên nang (dùng cho người lớn) và dạng siro (dùng cho trẻ em). Trong viên sắt II sulfat thường có sự phối hợp với acid folic (để hạn chế sự rối loạn tiêu hóa thường có liên quan với hầu hết các chế phẩm sắt uống và đề phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu folat) hoặc vitamin C (giúp tăng sự hấp thu sắt  và cung cấp vitamin C) hoặc  hỗn hợp vitamin B…

Một số tác dụng phụ khi dùng viên sắt II sulfat là

– Thận trọng dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn. Viên nén bao phim giải phóng chậm trong cơ thể gây độc cho người cao tuổi hoặc người có chuyển vận ruột chậm; Không uống thuốc khi nằm; Không dùng viên nén, viên nang cho trẻ em dưới 12 tuổi (trẻ em dùng thuốc giọt hoặc siro (hút qua ống); Không dùng cho người  mẫn cảm với sắt II sulfat hoặc trường hợp cơ thể thừa sắt.

– Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như: đau bụng, buồn nôn nôn, táo bón, phân đen (không có ý nghĩa lâm sàng), răng đen (nếu dùng thuốc nước, vì thế nên hút bằng ống hút). Trong rất ít trường hợp thấy nổi ban da.

– Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói. Tuy nhiên thuốc lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với nhièu nước và nuốt nguyên viên (không được nhai viên thuốc khi uống).

– Không dùng phối hợp viên sắt II sulfat với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin… Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat, magnesi trisilicat hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt. Sắt có thể chelat hóa với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc. Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa, levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormon tuyến giáp và các muối kẽm.  `

Tác dụng phụ của các viên sắt nói chung

Tác dụng phụ của các viên sắt nói chung 1

Các nhà nghiên cứu tại trường Imperial College London đã phát hiện ra rằng uống nhiều sắt bổ sung có thể phá hủy các tế bào trong mạch máu.

Trước đó, 1 loạt các nghiên cứu trước đó gợi ý rằng việc dùng quá nhiều sắt, đặc biệt là dùng sai loại sắt có thể gây nguy hiểm và là nguyên nhân của nhiều vấn đề về sức khỏe, từ các bệnh tim mạch đến bệnh gút. Sắt được hấp thụ tại ruột và được dự trữ trong các tế bào. Nạp quá nhiều sắt có thể gây thương tổn niêm mạc dạ dày do không được ruột hấp thụ hết. “Nhiều hơn 20mg có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày hoặc táo bón”, theo Alison Clark, thuộc Hiệp hội ăn uống Anh quốc (British Dietetic Association).

Nhiều người có cơ thể đặc biệt nên dễ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Ví dụ, các bệnh nhân bị rối loạn gen haemochromatosis tích tụ một lượng lớn sắt trong máu, dẫn đến các triệu chứng như đau khớp hoặc cực kỳ mệt mỏi (phương pháp điều trị thông thường là lấy máu ra khỏi cơ thể, tương tự như hiến máu).

Vì sắt có hại với tế bào trong thời gian dài, nên nếu bị dư sắt trong cơ thể mà không được chữa trị có thể làm tổn thương gan, tim và tăng nguy cơ ung thư.

Một số tác dụng phụ khi bổ sung thừa lượng sắt như

  • Táo bón
  • Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng
  • Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa
  • Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi)
  • Có máu hoặc vệt máu trong phân
  • Sốt
  • Hiện tượng nóng trong như cảm giác trì trệ, mệt mỏi.

Cơ thể có tự đào thải sắt dư thừa?

Cơ thể chúng ta sẽ dự trữ 1 ít sắt trong tế bào để sử dụng sau này, như để thay thế hồng cầu chẳng hạn. Nhưng vì sắt rất độc nên sắt được giữ trong các chất khác, như protein trong gan và máu. “Nhưng nếu những protein chứa sắt này đầy, một lượng nhỏ sắt tự do sẽ đi vào máu”, tiến sỹ Das nói, “Điều này dẫn đến tổn thương tế bào, sẹo, các bộ phận trong cơ thể bị suy yếu, thậm chí là ung thư”.

Phần lớn giới khoa học cho rằng đây chỉ là vấn đề với những người mắc các rối loạn sắt nhất định. Nhưng 1 vài nhà khoa học hiện nay tin rằng tác hại của sắt tự do có thể xảy ra phổ biến hơn nhiều. Xác thực vấn đề này vẫn còn khá khó khăn do các xét nghiệm máu thông thường chỉ đo lượng sắt dự trữ, chứ không đo sắt tự do.

Douglas Kell, Giáo sư lĩnh vực phân tích sinh học thuộc trường Đại học Manchester, người đứng đầu bản đánh giá cho 2.000 nghiên cứu về sắt, xuất bản năm 2009, tin rằng sắt tự do có thể liên quan tới 1 số bệnh mãn tính. “Có 1 danh sách dài các loại bệnh, từ Alzheimer đến bệnh xơ cứng thành động mạch, liên quan tới gia tăng lượng sắt tự do trong cơ thể”, ông nói.

Nằm trong danh sách của giáo sư Kell còn có bệnh viêm khớp mãn tính, là loại bệnh mà hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Các bệnh nhân tuy thường bị thiếu máu nhưng lại có lượng sắt tự do trong dịch khớp cao hơn nhiều so với bình thường. Sắt tự do cũng liên quan đến bệnh thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân gây mù lòa ở người già, do 1 lượng lớn sắt tích tụ lại trong võng mạc theo tuổi.

Giáo sư Kell cũng tin rằng sắt tự do dư thừa có thể dẫn đến đến bệnh gút. Người ta cho rằng axit uric, tích tụ lại trong cơ thể và gây ra các cơn đau của bệnh gút, có thể do thặng dư sắt trong cơ thể – bởi axit uric bám vào sắt tự do.

Để chữa trị, giáo sư Kell đề xuất 1 nhóm thuốc hấp thụ sắt, thường được dùng nhiều hơn trong điều trị cho các bệnh nhân hấp thụ quá nhiều sắt. Nhóm thuốc này bám vào sắt tự do và ngăn chúng khỏi các hoạt động phá hoại.

Chế độ ăn hợp lý cũng có thể giúp chữa bệnh. Nhiều hợp chất trong thức ăn, như các chất chống ôxy hóa trong rau quả là các chất hấp thụ sắt tự nhiên. Điều này có thể giải thích tại sao các chất chống oxy hóa trong trà xanh, quả việt quất… lại có lợi cho sức khỏe. Giáo sư Kell nói: “Nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe là những chất có khả năng bám sắt tự do”.

Thừa sắt có hại cho tim không?

Thừa sắt có hại cho tim không? 1

Câu hỏi về tác dụng của sắt được đặt ra từ những năm 80 khi Giáo sư Jerome Sullivan, nhà nghiên cứu bệnh học tại Đại học South Florida bắt đầu nghiên cứu vì sao phụ nữ không có xu hướng đau tim cho đến khi bị mãn kinh, trong khi bệnh này bắt đầu xuất hiện ở nam giới từ độ tuổi 30. Ông cho rằng nguyên nhân là do lượng sắt dự trữ trong cơ thể nữ giới sụt giảm khi kinh nguyệt; nói 1 cách khác, mức độ sắt thấp hơn có thể có tác động bảo vệ với tim.

Các nghiên cứu cho thấy những người thường lấy máu khỏi cơ thể (những người đi hiến máu…) có sức khỏe tốt hơn so với những người khác đã củng cố giả thuyết này, Tiến sỹ Shovlin nói. Mức độ sắt cao còn dẫn đến nhiều tổn thương hơn tới các cơ tim sau mỗi cơn đau tim.

Năm 2000, các nhà nghiên cứu tại trường y Kurume ở Nhật đã tiêm một liều lớn sắt vào cơ thể các nam giới khỏe mạnh và nhận thấy dấu hiệu gợi ý rằng thành mạch máu không được giãn ra như cần thiết. Một học thuyết cho rằng dư thừa sắt dẫn đến chứng xơ vữa động mạch – động mạch bị thu hẹp lại do các mảng bám bên trong lòng mạch.

Có cần thiết phải uống viên sắt bổ sung?

Tiến sỹ Shovlin nhấn mạnh rằng không nên ngừng uống thuốc sắt được kê đơn bởi bác sĩ. “Rất nhiều người trong đó có bà bầu cần có thêm sắt”, bà nói.

Xem thêm:

Tuy nhiên, liều lượng tiêu chuẩn có thể đang nằm ở mức quá cao đối với 1 số người. “Có 1 số người, các bệnh nhân thận chẳng hạn, không thể hấp thụ sắt tốt, do đó họ được khuyên dùng các liều sắt cao. Tuy nhiên nhiều người được kê đơn bổ sung sắt, do sinh con hoặc ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt, gặp ít vấn đề hơn trong hấp thụ sắt nên có thể uống các liều sắt thấp hơn mà không vấn đề gì. Chúng ta nên tiến hành các thực nghiệm trên người khỏe mạnh để xem lượng sắt mà họ cần là bao nhiêu”, theo Tiến sỹ Shovlin.

Khi điều trị các bệnh nhân thiếu máu, Tiến sỹ Shovlin thường kê 1 liều vừa phải “nằm trong khoảng giữa 1 liều bổ trợ bình thường (14mg) và liều kê trên đơn thước thông thường (65mg)”.

Bổ sung sắt thế nào để không bị tác dụng phụ?

Bổ sung sắt thế nào để không bị tác dụng phụ? 1

Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ thì mới cần bổ sung sắt từ thuốc sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, chỉ nên chọn viên sắt có liều bổ sung thấp nhất có thể mà thôi.

Cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà bạn đã cung cấp. Phần sắt không được hấp thu sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen… Do đó, liều lượng bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Theo khuyến cáo phụ nữ có thai cần bổ sung 27-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày tùy thuộc vào hàm lượng sắt trong cơ thể và lượng sắt thu được từ thức ăn.

  • Nếu không bị thiếu máu thiếu sắt nhưng bạn có chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt cá ít hơn 30gam/ngày hoặc lượng vitamin C ít hơn 25mg/ngày thì mỗi ngày bạn cần bổ sung 30mg sắt nguyên tố.
  • Nếu chế độ ăn của bạn trung bình với lượng thịt cá 30-90gam hoặc lượng vitamin C từ 25-75mg/ngày thì bạn cần bổ sung 20mg sắt nguyên tố.
  • Còn với chế độ ăn đầy đủ, lượng thịt cá > 90gam hoặc Vitamin C>75mg thì bạn chỉ cẩn bổ sung thêm 15mg sắt nguyên tố.

Bạn chỉ bổ sung sắt liều cao khi có chỉ đinh của bác sĩ trong trường hợp bị thiếu máu thiếu sắt mà thôi.

Giảm thiểu tác dụng phụ khi uống viên sắt

Giảm thiểu tác dụng phụ khi uống viên sắt 1

Uống nhiều nước để giúp cho cơ thể mẹ bầu không bị rơi vào tình trạng mất nước, tránh được

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như rau xanh, các cây họ đậu, khoai lang, bí đỏ, cà rốt.

Ăn thịt và cá cũng giúp bạn cải thiện khả năng hấp thu sắt nguồn gốc thực vật, ví dụ, thịt bò trong món thịt bò xào bông cải sẽ giúp bạn hấp thu được lượng sắt trong bông cải tốt hơn. Dù thịt đỏ là nguồn sắt tuyệt vời nhưng bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa/tuần, không nhiều hơn 500g mỗi tuần, vì ăn nhiều quá làm tăng nguy cơ ung thư. Các nguồn sắt tốt khác là đậu xanh, hạt đỗ mạch, hoa quả sấy khô và các rau lá xanh.

Tăng cường các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như các loại trái cây họ cam, chanh, bưởi, dâu tây, chuối, đu đủ chín,.. giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Báo cho bác sĩ biết để cắt giảm liều lượng chất sắt nếu cơ thể có dấu hiệu dư thừa. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng uống, không tùy tiện thay đổi theo ý mình. Nếu có uống bổ sung sắt, nên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

Hạn chế những thực phẩm chiên, xào

Hạn chế các thức uống không có lợi như chứa caffein hay các loại đồ uống có gas.

Theo Dân trí

 

Giảm thiểu tác dụng phụ khi uống viên sắt 2

Để cung cấp sắt cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác ở liều lượng phù hợp, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng viên PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày.

PM Procare cung cấp 5mg sắt nguyên tố; PM Procare diamond cung cấp 24 mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dạng cung cấp đủ) cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như: DHA, EPA, acid folic, I-ốt, Mg, kẽm, vitamin A,B,C,D,E… Với một thai kỳ bình thường, mẹ bầu chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên Procare sau bữa ăn là đủ.

PM Procare/PM Procare diamond là thuốc bổ chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đáp ứng nhu cầu về DHA, EPA, Vitamin và khoáng chất của cơ thể người phù nữ tăng lên trong giai đoạn này. Sử dụng Procare hàng ngày từ trước khi mang thai 1 tháng và trong suốt thai kỳ giúp cho việc mang thai được bình thường và khỏe mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận