Nhân viên bán hàng là gì? Lộ trình để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp

Nhân viên bán hàng là một trong những ngành nghề đã và đang được rất nhiều người theo đuổi. Nếu bạn đang thực sự quan tâm đến ngành nghề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một góc nhìn trọn vẹn, giúp bạn nắm rõ được công việc cần làm, những yêu cầu, tố chất cũng như kỹ năng cần có của một nhân viên bán hàng, mời bạn theo dõi.

nhân viên bán hàngTìm hiểu nghề nhân viên bán hàng

1. Nhân viên bán hàng là gì?

Nhân viên bán hàng được hiểu là bộ mặt của công ty với trách nhiệm mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

Họ là những người sẽ tư vấn và lựa chọn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất. Thậm trí với những khách hàng khó tính, nhân viên tư vấn bán hàng còn phải vận dụng khả năng giao tiếp khéo léo và thuyết phục làm soa cho họ cũng phải đồng ý trả tiền mua sản phẩm.

Nhân viên bán hàng thường làm việc trong các cửa hàng hoặc showroom. Trong khi đó Sales là bộ phận hoạt động trong văn phòng.

2. Công việc nhân viên bán hàng

Tùy từng tính chất sản phẩm hay dịch vụ mà công việc của mỗi nhân viên bán hàng lại có những điểm giống và khác nhau.

Ví dụ với các nhân viên bán hàng, cụ thể là tư vấn bán các sản phẩm, công việc của họ gồm:

  • Trưng bày hàng hóa
  • Tư vấn bán hàng
  • Nhập hàng
  • Kiểm kê sản phẩm, hàng hóa
  • Bảo quản, giữ gìn trông coi sản phẩm
  • Giải quyết kiệu nại của khách hàng nếu có
  • Nghe ngóng, tìm hiểu về mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm và phong cách bán hàng.

Với các nhân viên bán hàng, tư vấn dịch vụ, cụ thể là nhân viên tư vấn bảo hiểm, công việc chính của họ là:

  • Tìm hiểu kỹ về khách hàng
  • Xây dựng niềm tin với khách hàng
  • Tư vấn sản phẩm bảo hiểm phù hợp
  • Chăm sóc và giữ mối quan hệ với khách hàng

3. Yêu cầu với nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng cũng giống như người đại diện của một công ty, doanh nghiệp, do vậy để làm nghề này cũng cần có một số yêu cầu nhất định:

  • Ngoại hình ưa nhìn
  • Trang phục gọn gàng, lịch sự (thường là trang phục công sở hoặc đồng phục của công ty)
  • Sức khỏe tốt

nhân viên bán hàngYêu cầu cần có của một nhân viên bán hàng

Một số tố chất quan trọng của nhân viên bán hàng cần có bao gồm:

  • Khả năng tiếp tri thức về sản phẩm và khéo léo vận dụng lỗi diễn đạt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Nhạy cảm khi thuyết phục khách hàng: Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng xem họ muốn gì và cần gì.
  • Kiên nhẫn, nhiệt tình: Tư vấn khách sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhằm thỏa mãn nhất nhu cầu của họ. Người bán hàng nên đóng vai trò là một tư vấn viên tìm kiếm giải pháp hơn là chỉ hành xử như một người “lái buôn”. Ngay cả khi khách hàng từ chối mua hàng, bạn vẫn cần tỏ ra ân cần phục vụ và sẵn sàng hỗ trợ. Chính sự nhiệt tình sẽ nâng tầm người bán hàng từ mối quan hệ khách hàng thuần túy lên mối quan hệ đối tác.
  • Khả năng thích ứng: Vì phải giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau nên đòi hỏi người bán phải luôn biết cách thích ứng để phù hợp với từng đối tượng.
  • Suy nghĩ tích cực: Nhân viên bán hàng thành công là người có tư duy tích cực. Thái độ tích cực trước mỗi vấn đề cho phép họ biến những suy nghĩ tiêu cực trở nên tích cực trong bất cứ trường hợp nào.
  • Luôn có mục tiêu: Công việc bán hàng là công việc nhiều thử thách và áp lực về doanh số khiến người bán hàng phải luôn đề ra cho mình một mục tiêu bán hàng cụ thể. Bạn nên có mục tiêu bán hàng cụ thể cho từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng quý. Có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn luôn có động lực làm việc và bám sát được mục tiêu của mình. Hãy cố gắng phá vỡ kỷ lục bán hàng của mình.
  • Tận tụy, có tâm và có tầm: Thay vì nài ép, năn nỉ khách hàng người bán hàng cần tư vấn, giải thích để khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm và tự quyết định mua. Thành công của người bán hàng chính là khách hàng tin vào sản phẩm họ mua và bạn đã có được những khách hàng tiềm năng. Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng.
  • Đam mê với công việc: Những nhân viên xuất sắc luôn là những người làm việc hết mình vì những điều họ thích.
  • Không ngừng trau dồi, rèn luyện kỹ năng: Quá trình làm việc lâu dài có thể giúp bạn tự hình thành được kỹ năng riêng của mình. Tuy vậy đừng lơi là quan sát và học hỏi xung quanh hay đối thủ để rút kinh nghiệm cho bản thân.

4. Kỹ năng cơ bản của nhân viên bán hàng

Một số kỹ năng cơ bản nhân viên bán hàng cần có bao gồm:

  • Biết cách tiếp cận khách hàng và lắng nghe khách hàng. Tìm đúng khách hàng khách tiềm năng biết cách trò chuyện khiến khách hàng sẵn sàng mở lòng, trao đối với mình về sản phẩm.
  • Biết cách đặt câu hỏi vừa làm cuộc nói chuyện tự nhiên vừa tạo điểm khác biệt cho cửa hàng.
  • Biết cách giao tiếp trong bán hàng và giới thiệu sản phẩm với khách hàng phù hợp.
  • Biết cách xử lý lời từ chối và nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm và biết cách đàm phán trong bán hàng.
  • Tạo ấn tượng tốt với khách hàng từ cái nhìn đầu tiên.
  • Xây dựng niềm tin cho khách hàng.

 Nghệ thuật kết thúc bán hàng: 3 Cách kết thúc + 8 Nguyên tắc cần nhớ

>>> Xem thêm:: 3 Cách kết thúc + 8 Nguyên tắc cần nhớ

5. Mức lương của nhân viên tư vấn bán hàng

Mức lương của nhân viên bán hàng gồm lương cứng và tiền lương trả theo doanh số (tiền hoa hồng). Tùy vào tính chất công việc bán hàng là gì sẽ có mức lương khác nhau.

Tuy nhiên,  trung bình lương cứng sẽ dao động từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Cũng tùy thoe thỏa thuận hoa hồng và lương thực lĩnh khác nhau và có thể đạt mốc cao nhất là 15 triệu đồng.

nhân viên bán hàngLương nhân viên bán hàng gồm lương cứng + hoa hồng

Top công việc tư vấn bán hàng được trả lương cao nhất gồm:

  • Kỹ sư bán hàng
  • Môi giới bất động sản
  • Môi giới dịch vụ tài chính
  • Môi giới quảng cáo, marketing
  • Môi giới bảo hiểm
  • Đại diện bán hàng y tế, dược phẩm, trình dược viên
  • Bán hàng tiêu dùng nhanh như các sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, hàng chăm sóc cá nhân, sản phẩm trong vệ sinh, giặt ủi…
  • Chuyên viên bán hàng xa xỉ như các kỳ nghỉ sang trọng, quần áo đắt tiền, hàng hóa có mức giá cao mà hầu hết mọi người không thể mua được

6. Cơ hội thăng tiến của nhân viên tư vấn bán hàng

Nghề bán hàng có thể vừa thành công trong chính bản thân, nó vừa là một nấc thanh dẫn đến chức vụ quản trị.

Theo một cuộc điều tra với khoảng 1.700 quản trị viên cao cấp trong các công ty xếp loại trong Fortune 500 cho thấy có đến 31,2% trong số họ đã trải qua phần lớn thời gian làm việc trong nghề bán hàng. Khi lựa chọn nghề này có thể:

  • Khả năng lựa chọn thứ nhất là xây dựng sự nghiệp như một nhân viên bán hàng.
  • Khả năng lựa chọn thứ hai là thăng tiến vào hàng quản trị bán hàng.

Thời gian cần thiết để đạt được sự thăng tiến đầu tiên có thể khác biệt tùy thuộc tùy từng công ty và từng ngành. Tuy chức danh có thể là giám đốc mặt hàng, giám đốc khu vực, giám đốc một quận hoặc một trong hàng tá chức danh khác nhưng đều có nghĩa là người đó sẽ trực tiếp kiểm soát các nhân viên chào hàng trong khu vực.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn thêm nghề nghiệp nhân viên bán hàng. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, ngoài việc trau dồi cho mình những kỹ năng bán hàng nền tảng, hãy đăng ký ngay khóa học Bán hàng chuyên nghiệp của Chuyên gia đào tạo bán hàng Phan Vui. Thông qua khóa học, tin chắc bạn sẽ có những định hướng nghề nghiệp vững chắc và thành công hơn.

Mọi câu hỏi của bạn liên quan đến các khóa học của chúng tôi vui lòng gọi điện đến hotline 0913 356 756 để được tư vấn ngay.

Rate this post

Viết một bình luận