Nhận xét 26/3 là ngày gì? Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa lịch sử ngày 26/3

Đánh giá 26/3 là ngày gì? Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa lịch sử ngày 26/3 là ý tưởng trong nội dung hiện tại của Tiên Kiếm. Theo dõi nội dung để biết đầy đủ nhé.

Ngày 26 tháng 3 hàng năm là dịp để thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức các hoạt động kỷ niệm và thể hiện sức sống tuổi trẻ phụng sự đất nước. Vậy ngày 26/3 là ngày gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây để biết thêm nguồn gốc ra đời và ý nghĩa lịch sử ngày 26/3 nhé!

1. Ngày 26 tháng 3 là ngày gì?

Lần đầu tiên, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3 vào năm 1961, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26/3 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Đông Dương, nay là Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (ĐTNCS HCM), thường được gọi tắt là ngày Thành Lập Đoàn.

Ngày 26 tháng 3 là ngày gì?

Ngày 26 tháng 3 là ngày gì?

2. Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày 26 tháng 3

Nguồn gốc

+ Từ ngày 20/3 đến 26/3/1931 tại Hà Nội, Hội nghị phân tích và kiểm điểm công tác Trung ương Đảng diễn ra đã quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản.

+ Từ ngày 22 cho đến ngày 25/3/1961, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3, các đại biểu đã quyết định lấy ngày 26/3 (ngày cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 năm 1931) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm.

Nguồn gốc ra đời ngày 26 tháng 3

Nguồn gốc ra đời ngày 26 tháng 3

Ý nghĩa lịch sử

Tháng 3 nǎm 1931, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Trần Phú, Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn đã nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì thế đã ra quyết định chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Từ đó Đoàn Thanh niên Cộng Sản Đông Dương ra đời. Trải qua các thời kỳ lịch sử và đổi tên nhiều lần, tổ chức Đoàn Thanh niên đã cùng đất nước lãnh đạo và đồng hành cùng các thế hệ thanh thiếu niên làm tròn sứ mệnh của mình.

Ý nghĩa ngày 26 tháng 3

Ý nghĩa ngày 26 tháng 3

3. Các lần đổi tên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ

Trải qua các yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng và theo kịp xu hướng thay đổi của lịch sử, Đoàn Thanh niên đã có nhiều lần đổi tên:

-Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương.

Đây là cái tên đầu tiên kể từ khi thành lập của Đoàn Thanh niên Việt Nam và được duy trì suốt 5 năm.

-Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Tháng 5/1935, Hội nghị Trung Ương Đảng đã đổi tên Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương được thành Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Các lần đổi tên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thời kỳ 1931 - 1939

Các lần đổi tên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thời kỳ 1931 – 1939

-Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.

Tại Hội nghị lần thứ VI Trung Ương Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Vì thế nên Đoàn Thanh niên lại tiếp tục được thay đổi thành Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.

-Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.

Tại Hội nghị lần thứ VII Trung Ương Đảng đã một lần nữa đổi tên thành đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam. Nhằm mục đích củng cố mục tiêu cứu quốc.

Hội nghị lần thứ VII đổi tên thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

Hội nghị lần thứ VII đổi tên thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

-Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

Tháng 7/1954, miền Bắc đã giành được hòa bình, Đoàn Thanh niên được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và có định hướng xây dựng thành một tổ chức vững mạnh trợ giúp cho Đảng.

Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

-Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.

Nhằm ghi nhớ công ơn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Bác qua đời, Đoàn Thanh niên đã đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.

-Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Năm 1975, sau sự kiện giải phóng miền Nam và trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên đã thống nhất lấy tên là Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

4. Các hoạt động ý nghĩa vào ngày 26/3

– Tổ chức hội trại truyền thống

+ Là hoạt động mang nhiều ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên.

+ Là sân chơi bổ ích giúp các bạn thanh thiếu niên rèn được kỹ năng làm việc nhóm, ý thức kỷ luật và tinh thần làm việc nhóm trong các hoạt động của hội trại.

+ Hội trại phải được tổ chức an toàn, khoa học và tiết kiệm.

Tổ chức hội trại truyền thống

Tổ chức hội trại truyền thống

– Tổ chức các hoạt động văn nghệ

+ Tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày lễ.

+ Phát huy khả năng sáng tạo của các bạn học sinh, sinh viên trong lĩnh vực nghệ thuật.

+ Tạo điều kiện giao lưu và khả năng đoàn kết trong hoạt động tập thể.

Tổ chức các hoạt động văn nghệ

Tổ chức các hoạt động văn nghệ

– Tổ chức phong trào trang trí lớp học, chăm sóc cây cảnh

+ Yêu cầu phong cách trang trí phải phù hợp với chủ đề giáo dục.

+ Phát huy tính sáng tạo của học sinh và tôn vinh sản phẩm của các em làm ra.

+ Tạo môi trường học tập mang phong cách cây nhà lá vườn, thân thiện với thiên nhiên.

Tổ chức phong trào chăm sóc cây cảnh trong lớp học

Tổ chức phong trào chăm sóc cây cảnh trong lớp học

– Chương trình hiến máu nhân đạo

Chương trình được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức thường xuyên và được đông đảo tầng lớp thanh niên tham gia. Đặc biệt, hiến máu nhân đạo để chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3 khiến cho hoạt động càng trở nên ý nghĩa, có sức lan tỏa rộng đối với giới trẻ.

Chương trình hiến máu nhân đạo

Chương trình hiến máu nhân đạo

– Chương trình “Lá lành đùm lá rách”

Chương trình kêu gọi tất cả các cá nhân của tổ chức chia sẻ những khó khăn với các Đoàn viên, thanh niên, hoặc các bạn học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn bằng cách ủng hộ các đồ dùng thiết yếu như: Quần áo hoặc đồ dùng học tập… Bên cạnh đó có thể quyên góp bằng số tiền tùy tâm để gộp vào quỹ “tương thân tương ái”. Phong trào này đã góp phần san sẻ yêu thương, làm ấm lòng biết bao người nghèo.

Xem thêm

Rate this post

Viết một bình luận