Nhất tự vi sư bán tự vi sư là gì? Nguồn gốc & ý nghĩa
Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết
“Nhất tự vi sư bán tự vi sư” là một câu có thể nói là đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Đây là một nét đẹp truyền thống tốt đẹp được giữ gìn cẩn thận của người Việt và được cha ông ta truyền lại cho con cháu qua nhiều đời sau. Quen thuộc là thế nhưng liệu chúng ta có chắc chắn đã hiểu được chính xác nhất tự vi sư bán tự vi sư có ý nghĩa gì?
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nguồn gốc cũng như ý nghĩa của câu tục ngữ được dùng phổ biến này. Đồng thời cũng sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư tiếng Trung có ý nghĩa gì không? Có liên quan gì đến nguồn gốc câu tục ngữ mà chúng ta vẫn nói thường xuyên không. Cùng theo dõi bài viết nhé!
“Nhất tự vi sư bán tự vi sư” có nguồn gốc như thế nào?
Câu thành ngữ vốn được ta sử dụng hằng ngày nhất là văn nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đấy vốn là từ một điển tích của Trung Quốc. Chuyện kể rằng:
Đời Đường có một người tên là Trịnh Cốc rất giỏi làm thơ từ khi mới lên 7 tuổi và đỗ tiến sĩ năm 887. Sau thời gian ngắn làm quan, ông chỉ ở ẩn và sáng tác hàng nghìn bài thơ trong thời gian này. Khi đó, Tề Kỷ là một nhà sư rất thích làm thơ, ông đã làm bài thơ “Tảo mai” (Mai nở hoa sớm) rồi tự mình đem đến Trịnh Cốc (nhà thơ nổi tiếng đương thời) để được chỉ giáo.
Sau khi đọc kỹ bài thơ của Tề Kỷ, Trịnh Cốc đã nhấn mạnh hai câu thơ xuất hiện trong bài là: “Tiền thôn thâm tuyết lý, tạc dạ sổ chi khai” và chỉ ra rằng: “Sổ phi” chi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai. Có thể hiểu là: “Mấy cành” không phải là sớm và so với “một cành” thì không hay bằng.
Tề Kỷ bèn sửa chữ “sổ” (mấy) thành chữ “nhất” (một) rồi thấy rằng bài thơ trở nên hay hơn nhiều mà chỉ cần thay đổi suy nhất một chữ trong cả bài thơ. Sau đó Tề Kỷ nhận Trịnh Cốc làm “nhất tự sư” được hiểu là “thầy dạy một chữ”.
Về sau này, thành ngữ “nhất tự sư” được mở rộng thành “nhất tự sư, bán tự sư”. Và có lẽ khi ở Việt Nam chúng ta, ông cha ta đã thêm chữ “vi” vào để đọc thuận tai hơn và thành câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Giải nghĩa câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư” là gì?
Nếu giải nghĩa từng thành tố trong câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ta có: Nhất là một, tự là chữ, vi là là, bán là nửa, sư là thầy. Như vậy, ta có thể hiểu câu này theo nghĩa đen là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy” hàm ý nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời, về công lao của người thầy đối với mỗi chúng ta trong công cuộc “thành người”, “thành tài”.
Rằng chúng ta phải biết ơn người đã dìu dắt, dạy dỗ ta nên người, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất cũng không bao giờ được quên. Và đó là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa nay mà chúng ta cần biết, cần nhớ và cần phải thực hiện.
Tuy nhiên, câu tục ngữ trên phải chăng được xây dựng trên một lối nói hơi cường điệu hóa hay nói cách khác là hơi hoa ngôn? Bởi ta đi học là cả một quá trình dài nhằm thu nhận một hệ thống kiến thức khổng lồ, rộng lớn mới thành tài hay có thể hành nghề được. Bạn đã từng tự hỏi như thế này bao giờ chưa?
Đúng vậy, tri thức có thể ít, có thể nhiều nhưng nó là cả một hệ thống bao la nhưng với “nhất tự” (một chữ) và “bán tự” (nửa chữ) có lẽ nó đều không là cái gì cả.
Người xưa có câu “Tự vi sư” tạm hiểu là “Chữ làm ra thầy” điều này chứng minh một người thầy thực sự phải chứa cả một “biển” chữ trong đầu vì vậy khi học thầy, “biển chữ” cũng phải được truyền dạy chí ít là cơ bản sang ta mới “đắc đạo” được. Vậy nên một hai chữ kia có nhằm nhò chi? “Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ”, câu nói nổi tiếng của Lão Tử, tạm hiểu rằng chưa thể trở thành nhà thơ nếu chưa đọc tới 3 xe sách.
Thế nhưng, trong dân gian, Nhất tự vi sư bán tự vi sư lại là câu tục ngữ chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc về sự học, về đạo thầy trò, là kiến thức sơ đẳng nhất mà bất kỳ ai đã là học trò thì cần phải biết điều này.
Người thầy là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách cũng như tầm nhìn vì vậy chúng ta luôn phải tôn kính, kính trọng trong mọi lúc, mọi nơi. Câu tục ngữ chỉ ra cho chúng ta biết rằng, đối với những người đã bỏ công sức, tâm huyết ra dạy dỗ mình dù nhiều hay ít, dù lâu hay chóng thì cũng đều là những người đáng kính và chúng ta phải biết ơn, kính trọng họ trong mọi lúc, mọi nơi.
Tóm lại, câu tục ngữ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” như một lời dạy dỗ của ông cha ta về đạo lý làm người cũng như cách ứng nhân xử thế với những người đã có công dạy dỗ chúng ta lên người bất luận quá trình dạy dỗ chúng ta là lâu hay chóng.
Vì vậy, ngoài việc biết ơn chúng ta cần phải biết kính trọng những người đã truyền thụ cho chúng ta về kiến thức, cách sống và cả cách để chúng ta làm người.
Lời kết
mayruaxegiadinh.com.vn đã vừa gửi đến quý bạn đọc về nguồn gốc và ý nghĩa của câu tục ngữ quen thuộc trong dân gian Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Hy vọng những thông tin trên hữu ích giúp bạn đọc hiểu được lời dặn dò sâu sắc của ông cha ta và vận dụng vào trong cách ứng xử đối với những người đã dạy dỗ mình.
Cảm ơn đã dành thời gian cho bài viết, ghé thăm trang web để cập nhật nhiều thông tin mới nhất bạn nhé!