Nhiễm Giun Lươn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Nhiễm giun lươn

Nhiễm giun lươn là bệnh nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở đường tiêu hóa do giun lươn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong cho người bệnh.

Tỉ lệ nhiễm giun lươn ở trước ta khá cao nhất là các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên do có khí hậu nóng ẩm là điều kiện tốt để giun lươn phát triển.

2. Nguyên nhân nhiễm giun lươn

Tác nhân gây bệnh:

– Do giun lươn (Strongyloides stercoralis) thuộc loại giun tròn gây ra.

– Hình dạng: Hình ống, có đầu thon dài và đuôi nhọn, miệng giun có hai môi, vỏ thân có khía ngang, nông, kích thước trung bình khoảng 2 mm x 34 mm. Trứng giun có hình bầu dục, kích thước khoảng 50 – 58 x 30 – 34mm.

– Giun lươn sống trong ruột non, tồn tại khá lâu, chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể người và cũng có khả sống ngoài ngoại cảnh tốt.

Chu trình phát triển:

Ấu trùng giun lươn theo phân ra ngoài -> chúng phát triển thành ấu trùng có thực quản rồi xâm nhập vào cơ thể người theo đường da hoặc chúng tồn tại ngoài ngoại cảnh.

– Ấu trùng vào cơ thể theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, đến phế nang và đi lên cổ. Tại đây khi người bệnh nuốt ấu trùng theo thực quản đi đến vùng dạ dày, ruột non và phát triển thành giun trưởng thành, lấy thức ăn từ máu.

Giun lươn cái đẻ trứng và bắt đầu chu trình mới.

Ổ chứa bệnh:

– Người và một số động vật như chó, khỉ, vượn là ổ chứa chính của giun lươn.
– Thời gian ủ bệnh: Một chu kì của giun lươn trong cơ thể người từ lúc ấu trùng xâm nhập cho đến trưởng thành đẻ trứng mất khoảng 2-4 tuần.
– Thời kì lây bệnh: được tính từ lúc giun cái trưởng thành đến lúc thụ tinh và đẻ trứng.

Đường lây truyền:

Con đường nhiễm giun lươn chủ yếu qua da và niêm mạc.

Nguy cơ cao nhiễm giun lươn:

– Mọi đối tượng đều có nguy cơ cao nhiễm bệnh, thường gặp ở trẻ nhỏ ở vùng miền quê.
– Vùng cao điều kiện kinh tế khó khăn, vệ sinh chưa được đảm bảo.
– Vùng có khí hậu nóng ẩm.
– Xử lí rác thải, chất thải không đúng quy trình.
– Những người lao động thường xuyên tiếp xúc với đất đai.

nguyên nhân nhiễm giun lươn

Nguyên nhân nhiễm giun lươn chủ yếu do người bệnh tiếp xúc trực tiếp da với vùng có ấu trùng lươn

3. Triệu chứng nhiễm giun lươn

Triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu nhiễm giun lươn qua da, ở đường tiêu hóa và đường hô hấp.

Dấu hiệu nhiễm giun đường tiêu hóa:

– Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị trên rốn.
– Tiêu chảy.
– Ngứa hậu môn.
– Buồn nôn hoặc nôn, sút cân.

Dấu hiệu nhiễm giun đường hô hấp:

– Đau, ngứa họng, thở khò khè.
– Ho khan có thể kèm đờm hoặc máu.
– Khó thở.
– Viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ.

Dấu hiệu nhiễm giun lươn qua da:

– Trên da xuất hiện đường ngoằn ngoèo do ấu trùng giun di chuyển.
– Các vết bầm máu rải rác khắp cơ thể.
– Nổi mề đay.

Biến chứng nguy hiểm của nhiễm giun lươn:

– Thời gian sống của giun có thể 5 năm trong cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp tàn phá các cơ quan như: gây tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết.
– Biến chứng nặng không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cao.

Chẩn đoán nhiễm giun lươn:

Xét nghiệm tìm ấu trùng giun lươn trong phân, dịch đường tiêu hóa, test trong da, xét nghiệm máu.
– Chụp X-quang tìm ra vùng bị viêm hoặc có thể nhìn thấy giun lươn.
– Xét nghiệm đàm, chẩn đoán huyết thanh Elisa.

triệu chứng nhiễm giun lươn

Hình ảnh giun lươn bò dưới da bàn chân người bệnh

4. Điều trị nhiễm giun lươn

Để điều trị dứt điểm giun lươn và ngừa tái phát cần thực hiện theo nguyên tắc:

– Bác sĩ dựa vào nguyên nhân nhiễm bệnh.

– Phối hợp điều trị viêm da, giảm ngứa.

– Sử dụng đúng thuốc trị giun đặc hiệu: Ivermectin, Albendazole.

– Điều trị triệu chứng bằng: thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng Histamin.

– Chuyển tuyến chuyên khoa đối với bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun lan tỏa.

5. Phòng ngừa nhiễm giun lươn

Bệnh giun lươn khó điều trị dứt hẳn lại dễ truyền nhiễm, tỉ lệ tái nhiễm cao cần phải thực hiện tốt phương châm phòng ngừa bệnh hiệu quả tránh lây lan cộng đồng.

– Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ bằng cách xử lí rác thải đúng quy định.
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sau khi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
– Hướng dẫn trẻ nhỏ tự rửa tay bằng xà phòng.
– Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi tham gia sản xuất như găng tay, ủng, đi giày dép.
– Tẩy giun định kì 1 năm 2 lần.
– Tăng cường sức đề kháng bằng thức ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập thể thao hạn chế nguy cơ nhiễm giun lươn hiệu quả.

 

Nguồn video: Nụ Cười Ngày Mới

Rate this post

Viết một bình luận