Nhiệm Vụ Và Trách Nhiệm Của Nhân Viên Bán Hàng Trong Kinh Doanh

Nhân viên bán hàng là một trong những công việc “dễ mà khó” trên thị trường hiện nay. Có thể nói, đây chính là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ vừa ra trường quan tâm vì nguồn thu nhập không giới hạn.

Vậy thì vai trò của nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Glints Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về công việc này nhé!

Hiểu đúng về khái niệm bán hàng và nhân viên bán hàng

Để có thể hiểu rõ hơn về công việc này, đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu đúng về khái niệm bán hàng.

Bán hàng là gì?

Bán hàng chính là quá trình người bán tìm hiểu, tư vấn, đáp ứng các nhu cầu hoặc mong muốn của người mua để đạt được lợi ích thỏa đáng, lâu dài từ 2 phía.

Công việc bán hàng chính là giúp cho hàng hóa lưu thông từ người sản xuất đến người tiêu dùng, tạo ra được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Người bán hàng sẽ đem lại lợi nhuận khi biết cách nắm bắt tốt cơ hội và xác định đúng nhu cầu khách hàng.

Công việc bán hàng có thể được thực hiện từ nhiều vị trí khác nhau như nhân viên bán hàng, đại diện sản xuất, giám đốc kinh doanh, v.v.

Nhân viên bán hàng là gì?

Nhân viên bán hàng là người có trách nhiệm chào đón khách, giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhằm mang lại doanh thu.

Họ được xem là hình ảnh của doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã đặt ra các yêu cầu nhất định cho vị trí này.

Vai trò của nhân viên bán hàng quan trọng như thế nào?

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thật may mắn nếu bạn tìm được một đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi và nhiệt huyết.

Điều này có thể thấy, vai trò của người bán hàng trở nên cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Người bán hàng có thể làm tất cả những công việc như giao tiếp, nghiên cứu thị trường, sau đó thuyết phục khách mua hàng.

Và sau khi đã có được đơn hàng, người bán hàng sẽ tham gia vào quá trình vận chuyển, xem lịch trình, truyền tải thông tin cho đối tác và doanh nghiệp.

Họ sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp tiền tệ được lưu thông trong bộ máy kinh tế. Vì khi bán hàng, họ sẽ giúp khách hàng giải quyết được nhu cầu cá nhân, đồng thời có thể mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Nếu như không có người bán hàng thì sản phẩm không thể đến tay khách hàng, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển, hệ thống kinh tế sẽ bị trì trệ.

vai trò của nhân viên bán hàngvai trò của nhân viên bán hàngNhân viên bán hàng trở thành cầu nối quan trọng giữa thương hiệu và người tiêu dùng

Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng trong kinh doanh

Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng trong mỗi ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, là một nhân viên bán hàng, bạn đều phải thực hiện các công việc dưới đây.

Tiếp nhận thông tin về sản phẩm mới, trưng bày hàng hóa

Là một nhân viên bán hàng, bạn có nhiệm vụ luôn cập nhật các thông tin mới về sản phẩm của công ty. Thông tin này bao gồm thông tin sản phẩm, cách sử dụng, chương trình khuyến mãi, chính sách đi kèm, v.v.

Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng sẽ tham gia vào công việc trưng bày hàng hóa tại các cửa hàng, đảm bảo hình ảnh thu hút khi khách hàng bước vào.

Nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa

trách nhiệm của nhân viên bán hàngtrách nhiệm của nhân viên bán hàngNhân viên bán hàng sẽ có trách nhiệm kiểm kê và bảo quản sản phẩm

Một trong những trách nhiệm của nhân viên bán hàng chính là nhận hàng, kiểm duyệt số lượng và bảo quản sản phẩm. Công việc kiểm duyệt sẽ bao gồm số lượng hàng hóa, hạn dùng, số lượng tồn kho, bao bì, v.v.

Nếu như trong quá trình kiểm duyệt hàng hóa, bạn phát hiện bất kỳ vấn đề vấn đề nào như lỗi mẫu mã, số lượng chênh lệch so với kho, v.v. Bạn cần phải báo ngay cho cấp trên để được giải quyết.

Tư vấn thông tin và bán hàng

Khi khách hàng bước vào cửa hàng, bạn sẽ là người đảm nhận công việc tư vấn cho khách về sản phẩm. Khi tư vấn, nhân viên bán hàng sẽ khéo léo để xác định vấn đề khách hàng đang gặp và gợi ý các sản phẩm phù hợp.

Đối với những mặt hàng như mỹ phẩm, thời trang, nhân viên bán hàng cần phải có kiến thức chuyên môn nhất định để tư vấn cho khách.

Giải đáp và xử lý các vấn đề cho khách hàng về sản phẩm

Bất kỳ nhân viên nào khi trực tiếp tham gia vào quá trình bán hàng cũng sẽ phải tiếp nhận các vấn đề từ khách hàng.

Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần phải khéo léo trong việc giải quyết vấn đề, bình tĩnh xem xét lỗi xuất phát từ bên nào để đưa ra được hướng giải quyết tốt đẹp.

Để trở thành nhân viên bán hàng giỏi cần những yêu cầu gì?

Trở thành nhân viên bán hàng là một việc khá dễ. Nhưng để có thể xuất sắc trong lĩnh vực này, nhân viên bán hàng cần có nhiều kỹ năng về chuyên môn và một số kỹ năng khác đi kèm.

Về học vấn và chuyên môn

Với vai trò là một người bán hàng, bạn cần phải đạt được các yêu cầu về chuyên môn dưới đây:

  • Có kỹ năng bán hàng và tư vấn khách hàng.
  • Thành thạo kỹ năng trưng bày và sắp xếp hàng hóa logic.
  • Nhận diện được khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Nắm rõ được các thông tin của sản phẩm.
  • Có kiến thức về chuyên môn như: marketing, chiến lược kinh doanh, v.v.
  • Có thể đáp ứng được chỉ tiêu doanh thu.
  • Biết thêm ngoại ngữ như Anh, Trung, Hàn, v.v. là một lợi thế
  • Biết cách chăm sóc khách hàng, kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Vì thông thường người bán hàng sẽ làm việc theo đội nhóm, nên kỹ năng này sẽ giúp bạn hòa hợp với mọi người.

Về các kỹ năng mềm khác

Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, nhân viên sale nên có một số kỹ năng mềm đi kèm để giúp CV của bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Một số kỹ năng mềm đi kèm với ấn tượng như:

  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
  • Biết lắng nghe các nhu cầu, góp ý từ khách hàng.
  • Biết sử dụng công nghệ để kết nối với khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Có kỹ năng xử lý tình huống khéo léo để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có.
  • Có kỹ năng đặt câu hỏi để xác định được nhu cầu của khách hàng.
  • Luôn có thái độ hòa nhã khi làm việc với khách hàng.
  • Có sự tự tin khi giao tiếp với khách hàng.

Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nhân viên bán hàng trong bộ máy doanh nghiệp. Bộ phận bán hàng chính là một trong những phòng ban quan trọng, quyết định được sự phát triển của doanh nghiệp.

Nếu như bạn muốn tìm những công việc liên quan đến bán hàng, hãy truy cập Glints Việt Nam ngay nhé! Chúng mình luôn tự hào khi đã đồng hành cùng hàng nghìn ứng viên trên con đường xây dựng tương lai của mọi người.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Rate this post

Viết một bình luận