Nhiệt miệng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mau lành

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét ở khoang miệng rất phổ biến, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt. Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng có thể do thiếu vitamin B, nóng trong người,… Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Người bị nhiệt miệng nên làm gì?

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (tiếng Anh: Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) có tên gọi khác là loét miệng, lở miệng hoặc loét áp-tơ. Đây là tình trạng ở những mô mềm bên trong má, môi, dưới lưỡi hoặc lợi xuất hiện các vết loét nông, nhỏ hoặc vết rách. Tình trạng viêm nhiễm này gây khó khăn cho người bị khi ăn uống và giao tiếp.

Nhiệt miệng ở nướuNhiệt miệng ở nướu

Những đối tượng có nguy cơ bị nhiệt miệng bao gồm: người có chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu, lối sống sinh hoạt thiếu khoa học hoặc người sống trong vùng nhiệt đới…

Hiện tượng loét miệng thường có 2 loại: 

  • Vết loét đơn giản, có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm, mỗi lần kéo dài 1 tuần. Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở độ tuổi 10 – 20.

  • Các vết loét phức tạp là loại ít gặp, thường gặp ở những người từng bị loét miệng.

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp trong cuộc sống. Chúng không để lại biến chứng nguy hiểm và có thể tự khỏi.

Triệu chứng của nhiệt miệng

Nhiệt miệng xuất hiện ban đầu với vết đốm trắng, to khoảng 1 - 2 mmNhiệt miệng xuất hiện ban đầu với vết đốm trắng, to khoảng 1 – 2 mm

Tuỳ thuộc vào thể trạng mỗi người mà có biểu hiện nhiệt miệng khác nhau. Người bị loét miệng thường có một số triệu chứng như:

  • Trong khoang miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to khoảng 1 – 2 mm. Sau đó, đốm trắng to dần và hơi mọng nước. Sau đó vết đốm bị vỡ và chuyển sang màu vàng. Khi vết loét sắp khỏi sẽ chuyển thành màu xám.

  • Xung quanh vết loét sưng đỏ, lở loét viêm nhiễm gây khó chịu. Nhẹ có thể chỉ là nhiệt miệng ở nướu, ở lưỡi, nếu tình trạng trở nặng có thể là áp xe tiền đình trên hoặc dưới, áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc.

  • Đường kính vết loét có thể to đến 10 mm.

  • Một số người có thêm triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, sụt cân, cáu gắt, chuột rút

  • Triệu chứng kèm theo hiếm gặp: Xuất hiện sốt, khó chịu, hạch bạch huyết sưng

Nhiều người thắc mắc, tình trạng nhiệt miệng có gây sốt không? Trên thực tế, lở miệng thông thường không gây sốt. Nhưng nếu các vết loét không được chăm sóc đúng cách, chúng có thể chuyển sang viêm cấp, sưng tấy, đau nhức và sốt cao, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.

Các triệu chứng của tình trạng loét áp-tơ kèm cơn đau và khó chịu của thường mất biến sau 7 – 10 ngày. Vết loét cần 1 – 3 tuần để lành hoàn toàn, nếu vết nhiệt miệng lớn sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Bị nhiệt miệng nguyên nhân do đâu?

Tất cả mọi người đều có thể gặp tình trạng nhiệt miệng. Có rất nhiều quan điểm nói về nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Theo góc nhìn dân gian, loét miệng là do nhiệt độc ở tỳ, vị hoặc thấp nhiệt ở tỳ, vị. Nghĩa là nóng trong người nên lở miệng, các khí nóng xâm nhập vào cơ thể sinh ra các vấn đề trong miệng như khô miệng, loét miệng, đỏ lưỡi,… Ngoài ra, loét miệng có thể do tình trạng khó tiêu và nhiệt độc cùng với nước bọt trong miệng lâu ngày, làm nóng niêm mạc miệng.

Thiếu Vitamin B1, B2, B6, B12 là tác nhân gây ra loét miệngThiếu Vitamin B1, B2, B6, B12 là tác nhân gây ra loét miệng

Theo nghiên cứu y học hiện đại, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng vẫn chưa được rõ ràng, chỉ có thể xác định được những yếu tố gây ra, cụ thể là:

  • Loét miệng do thiếu vitamin: Các yếu tố vi lượng liên quan đến tình trạng lở miệng gồm: Vitamin B1, B2, B6, B12, kẽm, sắt, folate. Nếu một người thiếu một trong những yếu tố vi lượng này có nguy cơ cao bị lở miệng.

  • Thay đổi nội tiết tố khi đến kỳ kinh hoặc đang mang thai.

  • Do vệ sinh răng miệng sai cách, quá mạnh thường gây ra nhiệt miệng ở nướu hoặc cắn vào má, một số ít trường hợp do bị thương khi chỉnh răng.

  • Do không may cắn vào má trong hoặc môi. Khi vết thương hở bị vi khuẩn xâm phạm và sinh sôi gây ra tình trạng loét miệng.

  • Ngoài ra, lở miệng cũng có thể xảy ra do một số vấn đề sức khoẻ, ví dụ như:

    • Bệnh HIV/AIDS khiến hệ thống miễn dịch bị ức chế.

    • Các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng , bệnh Crohn.

    • Bệnh Celiac – một loại rối loạn đường ruột trầm trọng do nhạy cảm với gluten (một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc).

    • Bệnh Behcet – một tình trạng rối loạn hiếm gặp gây viêm toàn cơ thể, trong đó có miệng.

Người bị nhiệt miệng nên làm gì?

Sức khỏe người bị nhiệt miệng sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng loét kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế. Vì thế, người bị lở miệng cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng. Để giảm đau và sưng tạm thời, bạn có thể dùng viên đá nhỏ chườm lên vết nhiệt, đồng thời kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn để nhanh khỏi loét.

Nhiệt miệng uống thuốc gì để vết loét mau lành

Nhiệt miệng là tình trạng lành tính, có thể tự khỏi và người mắc ít gặp các biến chứng. Tuy nhiên, người bị nhiệt nên dùng thêm thuốc để đẩy nhanh thời gian lành vết thương, giảm đau và giảm khó chịu. Thuốc dùng điều trị loét miệng có thể ở dạng viên ngậm, thuốc uống, thuốc bôi hoặc nước súc miệng. Tùy vào diễn biến của tình trạng và nguyên nhân lở miệng mà sẽ dùng loại thuốc khác nhau.

Điều trị loét miệng bằng thuốc giúp giảm đau, giảm triệu chứng. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ chỉ định của dược sĩ, bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được khuyên dùng trong chữa lở miệng bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm

    : Thuốc bôi điều trị nhiệt miệng Oracortia thường được dùng để hỗ trợ, giảm các triệu chứng viêm nhiễm, nhanh lành các vết loét. Ngoài ra, hai loại thuốc kê đơn dùng trong điều trị lở miệng do virus kèm theo nấm hoặc bội nhiễm là Prednisone, Colchicine. Thuốc giúp vết loét nhanh lành và giảm sưng tấy đỏ.

Thuốc điều trị nhiệt miệng OracortiaThuốc điều trị nhiệt miệng Oracortia

  • Thuốc kháng sinh:

    Loại thuốc thường dùng là biseptol chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole. Thuốc này chỉ được sử dụng khi người bệnh bị loét miệng kèm theo bội nhiễm (là tình trạng nhiệt miệng nặng và kèm theo xuất hiện virus hoặc vi khuẩn mới). Chúng có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc kháng sinh vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

  • Thuốc kháng nấm

    : Loại thuốc thường được dùng phổ biến là fluconazol, itraconazole, nystatin. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp lở miệng có nhiễm nấm, người bị lở miệng bôi thuốc kháng nấm vào vết loét.

  • Thuốc corticosteroid

    : Thuốc này giúp giảm các triệu chứng lở miệng nhanh chóng. Nhiều trường hợp lở miệng kéo dài, lâu khỏi do sức đề kháng kém hoặc nguyên nhân khác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống corticosteroid để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, người uống thuốc corticosteroid cần cẩn thận và tuân thủ chỉ định của bác sĩ bởi loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, rối loạn miễn dịch,…

  • Viên uống bổ sung vitamin, sắt, kẽm

    : Người bị nhiệt miệng cần bổ sung các chất dinh dưỡng đang thiếu hụt dưới dạng viên uống như vitamin B, C hoặc vitamin tổng hợp, sắt, kẽm. Việc bổ sung này vừa giúp cải thiện tình trạng viêm loét vừa nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý

    : Đây là cách đơn giản và rất hiệu quả. Người bị lở miệng nên áp dụng ngay khi xuất hiện vết loét đến khi triệu chứng đau sưng biến mất. Khi bắt đầu súc miệng bằng nước muối, người bị loét miệng sẽ thấy hơi rát, xót, khó chịu nhưng không kéo dài. Nước muối có tính sát khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng và giảm viêm nhanh chóng. Hoặc sử dụng nước súc miệng chuyên dụng thường xuyên, vừa giúp thúc đẩy nhanh lành các vết loét vừa ngăn ngừa loét miệng tái phát.

Bên cạnh thuốc Tây y, người bị nhiệt miệng thể nhẹ có thể điều trị bằng các phương pháp dân gian, dễ làm và hiệu quả.

  • Điều trị bằng mật ong

    : Nhiều người thường dùng mật ong để chữa nhiệt miệng tại nhà, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Mật ong có vị ngọt, tính kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất tốt. Ngoài ra, mật ong còn giúp phòng ngừa nhiễm trùng thứ cấp do lở miệng. Cách dùng: người bị nhiệt sử dụng mật ong nguyên chất thoa lên vết loét từ 3 – 4 ngày/lần, duy trì thực hiện từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi khỏi hoàn toàn.

Dùng mật ong bôi lên vết loét giúp nhiệt miệng nhanh khỏiDùng mật ong bôi lên vết loét giúp nhiệt miệng nhanh khỏi

  • Sử dụng dầu dừa

    : Dầu dừa chứa nhiều acid lauric tự nhiên, có tính kháng khuẩn tốt. Do đó, người bị nhiệt nên thoa dầu dừa càng sớm càng tốt, giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng sưng tấy đỏ, vết loét nhanh lành hơn.

Nhiệt miệng ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiệt miệng và hạn chế tình trạng này tái phát nhiều lần. Người bị loét miệng nên bổ sung những thực phẩm này cải thiện tình trạng vết loét miệng:

  • Các loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

  • Những thức ăn chế biến bằng cách luộc, ít gia vị.

  • Thực phẩm nhiều sắt, kẽm giúp tăng sức đề kháng là: trứng, thịt gà,…

  • Rau má: Loại rau này có tác dụng giải nhiệt, thải độc rất tốt. Ngoài ra, trong rau má có hoạt chất Triterpenoids giúp làm lành vết loét nhanh chóng.

  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa lactobacillus acidophilus – một vi khuẩn có lợi có khả năng kìm hãm các vi khuẩn có hại trong miệng. Từ đó triệu chứng viêm nhiễm, sưng đau cũng giảm đáng kể.

  • Uống trà: Người bị nhiệt ở nướu, ở miệng có thể uống nước trà, sau đó dùng bã trà, túi lọc trà đắp lên vết loét. Chất tanin có trong túi trà sẽ giúp giảm cơn đau và viêm.

Người bị nhiệt miệng nên ăn hoặc uống sữa chuaNgười bị nhiệt miệng nên ăn hoặc uống sữa chua

Bên cạnh những món hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả, người bị loét miệng cần hạn chế sử dụng một số món ăn sau:

  • Các món ăn cay, nóng, các món nướng và rán. Các món này có tính nhiệt, góp phần khiến vết loét lan rộng.

  • Thức ăn mặn gây ra cảm giác đau, xót tại vết loét mỗi khi ăn và làm tình trạng loét miệng lâu khỏi hơn.

  • Các loại trái cây có tính axit như chanh, bưởi, cam, dứa,…

  • Nước ngọt, cà phê có thể gây kích ứng vết loét trong miệng, khiến tình trạng vết loét kéo dài hoặc trở nặng. 

Nhiệt miệng có thể do hệ quả của các bệnh lý khác. Do đó, nếu tình trạng này trở nặng, kéo dài và thường xuyên tái phát, người bị lở miệng cần đến cơ sở y tế thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Các cách phòng nhiệt miệng đạt hiệu quả cao

Hạn chế tối đa các nguy cơ giúp phòng nhiệt miệng hiệu quả. Đồng thời, để giảm tần suất mắc loét miệng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ, đúng cách: Ngoài việc đánh răng trước và sau khi ngủ, sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng sau bữa ăn giúp răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa lở miệng hiệu quả. Bạn nên lựa chọn bàn chải sợi mềm để phòng ngừa kích ứng các mô miệng và nướu, tránh sử dụng loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate.

Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa nhiệt miệngVệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa nhiệt miệng

  • Chủ động tránh những đồ ăn mà bạn thường dị ứng hoặc gây kích ứng miệng.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ít chất béo bão hoà và bổ sung nhiều axit béo omega 3. Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm lành mạnh như trái cây có tính hàn, rau xanh, ngũ cốc,…

  • Kiểm soát cảm xúc: Giảm cảm thẳng bằng các bài tập yoga, thiền.

  • Uống nhiều nước và bổ sung vitamin.

Các câu hỏi liên quan đến bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng có lây không?

Nhiệt miệng thông thường không có khả năng lây lan từ người sang người. Trong trường hợp 2 người trong cùng gia đình có chế độ ăn uống giống nhau, và một người bị lở miệng trước, một người bị sau chỉ là do thể trạng của mỗi người khác nhau, không phải do lây nhiễm.

Vì sao nhiệt miệng hay tái phát?

Một số người thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng liên tục. Thực tế đây là tình trạng phổ biến nên nhiều người chủ quan xem nhẹ và chấp nhận sống chung với chúng. Điều này khiến tình trạng không khỏi dứt điểm và tái phát nhiều lần. 

Một nguyên nhân khác là do sử dụng một số loại thuốc thường xuyên gây ra tình trạng viêm loét miệng như: Thuốc chẹn beta, Penicillamine, Nicotin đường uống, Thuốc giãn phế quản kháng cholinergic,…

Ngoài ra, nhiều người bị loét miệng liên tục là do điều trị sai cách, sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng không phù hợp, do ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng trong thời gian dài hoặc bị loét dạ dày. Nếu loại trừ những nguyên nhân trên mà tình trạng nhiệt miệng vẫn tái phát liên tục, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Phân biệt nhiệt miệng thông thường và lở miệng Herpes.

Nhiều người lầm tưởng, vết lở miệng giống vết loét lạnh do virus herpes gây ra. Tuy nhiên, vết loét do lở miệng không liên quan đến nhiễm virus herpes.

Tình trạng Herpes ở môiTình trạng Herpes ở môi

Nhiệt miệng phát triển trên các mô mềm trong khoang miệng hoặc trên nướu. Chúng không bao giờ loét miệng ở bề mặt môi và không lây lan như lở miệng Herpes. Loét miệng hay mụn rộp Herpes thường xảy ra bên ngoài miệng, thường ở môi hoặc xung quanh môi. 

Nhiều trường hợp trẻ em bị nhiễm virus Herpes từ nụ hôn của người lớn, sau đó trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng loét bên trong miệng khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng là nhiệt miệng thông thường

Hy vọng những thông tin về nhiệt miệng ở trên đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe. Nếu gặp vấn đề về răng miệng hoặc cần giải đáp thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số 19001806.

Rate this post

Viết một bình luận