1. Nguồn gốc cây nhãn
Cẩm nang cây nhãn (Dimocarpus longan): Mô tả cây nhãn, đặc điểm thực vật học của cây nhãn, các giống nhãn phổ biến tại Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn, sâu bệnh hại cây nhãn và biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn có những ý kiển khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), có tác giả cho rằng gốc từ Ân Độ sau đó mới được đem đi trồng ở Malaysia và Trung Quốc, có tác giá lại cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là cái nôi của nhãn.
Bạn đang xem: Quả nhãn thuộc loại quả gì
Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo đến VĨ tuyển 28-36, nhưng chi có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ…
Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biển dọc theo suốt chiều dài của đất nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện tích trồng nhân phát triển khá nhanh.
Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng ước đoán hiện nay diện tích trồng nhân ở nước ta vào khoảng 70-80 ngàn ha, trong đó các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 2/3 trong tổng diện tích này.
2. Đặc điểm sinh trưởng của cây nhãn
2.1. Sinh trưởng rễ cây nhãn
Rễ nhãn ăn rất sâu và rộng, ở những vùng đất đỏ tơi xốp rễ có thể ăn sâu tới 4 đến 5 m, ở những vùng đất nông thì rễ ăn nông. Rễ nhãn ăn rất rộng nói chung rộng hơn tán lá 1- 3 lần nhưng 80% tập trung trong tán, ở nơi đất xốp thì phần lớn rễ tập trung ở độ sâu 10- 100 cm và tập trung nhiều nhất ở độ sâu 50 cm trở lại. Ở nơi đất tốt thì rễ phân nhánh nhiều và ít có tình trạng rễ đuôi chuột, rễ nhãn có nấm cộng sinh giống như rễ vải.
Một năm rễ sinh trưởng làm 3 đợt. Đợt 1 vào tháng 3 – 4 lượng rễ ít, đợt 2 giữa tháng 5 giữa tháng 6 rễ phát triển mạnh, đợt 3 giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 rễ sinh trưởng yếu.
Các đợt sinh trưởng của rễ thường xen kẽ với các đợt lộc, thường là sau đỉnh cao của lộc sinh trưởng. Sinh trưởng của lộc và rễ lại phụ thuộc vào quả, năm trước quả nhiều thì năm sau rễ và lộc sinh trưởng kém.
Sự sinh trưởng của rễ còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm đất. Nhiệt độ đất dưới 10°C rễ sinh trưởng rất yếu, từ 23 – 28°C rễ sinh trưởng mạnh nhất, từ 29 – 30°C rễ sinh trưởng yếu dần, từ 33 – 34°C rễ ngừng sinh trưởng.
Độ ẩm đất ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của rễ đất đủ ẩm rễ sinh trưởng mạnh (1 ngày rễ mới có thể mọc dài thêm 1,55 cm) hàm lượng nước trong đất từ 13% trở lên là thích hợp.
Trong điều kiện đủ ẩm, đủ dinh dưỡng 84% rễ tập trung ở tầng từ 0 – 60 cm. Đất đủ ẩm và tơi xốp rễ sinh trưởng mạnh nên vườn nhãn cần được cày lật xới giữa hàng.
2.2. Sinh trưởng thân tán cây nhãn
Nhãn là cây ăn quả có tán rộng, nhãn trồng bằng hạt cây cao hơn nhãn ghép hoặc nhãn chiết. Các giống có đặc tính lùn, lá không phản quang thường cho quả đều hơn các giống nhãn khác.
Cây nhãn
2.3. Sinh trưởng lộc và phát dục của cành
Một năm nhãn ra từ 3 đến 5 đợt cành, cành xuân 1 đợt, cành hè 2 – 3 đợt, cành thu 1 đợt, cành đông ít hơn. Thông thường thì cành thu chiếm khoảng 1/3. Nhưng nếu năm trước không ra quả hoặc ít quả thì cành xuân cành hè nhiều. Cành non (lộc) thường mọc từ đỉnh ngọn của cành mẹ, cũng có khi mọc từ nách hoặc từ mầm bất định.
Thời gian, số lượng các đợt lộc phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây, tuổi cây, số lượng quả năm trước và chế độ nước, dinh dưỡng.
Cành xuân thường mọc từ cành thu năm trước, cành hè và cành thu không mang quả hoặc cành già đã mang quả của năm trước. Khoảng tháng 1 đã bắt đầu nứt lộc, mạnh nhất là tháng 2 đến giữa tháng 3, đến giữa tháng 4 thì hết, cuối tháng tư thì cành xuân đã già. Cây nhãn hàng năm ra quả đều thì cành xuân ít, hoa quả năm trước ít thì năm sau cành xuân nhiều và mập. Những cành xuân gầy yếu nên cắt bỏ để nhãn ra cành thu thì tốt hơn.
Cành hè mọc ra từ cành xuân hoặc cành hè, cành thu của năm trước, trên cành đã ngắt quả, cành già của năm trước. Cành hè có thể ra làm 2 – 3 đợt. Đợt 1 vào trung tuần tháng 5 thường ít, đợt 2 vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Do mưa nhiều, nhiệt độ cao nên thường ra rất nhiều lộc, đợt 3 vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Lộc đợt này thường phát sinh ngay trên cành hè ra sớm trong năm hình thành nên 2 đợt cành trong một vụ hè.
Số lượng cành hè nhiều, ít phụ thuộc vào mùa quả trong năm. Trong năm sai quả thì cành hè ít, nước phân đầy đủ thì cành hè nhiều. Cành hè nhiều hay ít, tốt hay xấu liên quan mật thiết đến cành thu là cành mẹ của cành quả năm sau.
Cành hè là cành rất quan trọng, ngoài việc là gốc của cành thu, cành hè còn có thể trực tiếp là cành mẹ mang quả. Cành hè to, mập, lá nhiều là cành mẹ mang quả rất tốt (ở Phúc Kiến cành hè mang quả chiếm tới 58,8 – 97,4%) vì vậy sự sinh trưởng của cành hè đều đặn hàng năm là cơ sở để cho năng suất cao của nhãn.
Cành thu xuất hiện từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 10. Cây tốt thì ra sớm, đa số phát sinh sau khi hái quả 15 – 20 ngày. Cành thu có 2 loại, một loại mọc từ cành hè, một loại mọc từ cành quả mới hái. Cành thu mọc từ cành hè thường chiếm 60% từ cành quả khoảng 20 đến 21%. Trong năm quả ít hoặc không có quả, cành xuân, cành hè to khoẻ thì cành thu ít.
Các giống chín sớm thì cành thu ra sớm và nhiều, giống chín muộn thì cành thu ra muộn và ít, sinh trưởng kém. Cây to khoẻ dinh dưỡng tốt thì cành thu ra sớm và mập. Bón đủ phân trước và sau khi hái quả thì cành thu nhiều, dài và mập hơn nhiều. Mùa thu mưa nhiều có lợi cho cành thu sinh trưởng.
Xem thêm: Lá Đơn Đỏ ( Cây Đơn Đỏ Chữa Bệnh Gì ? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Cây Tốt Nhất
Nhưng nhãn chín vào tháng 8 đến tháng 9 vào mùa thu mưa ít , nhiệt độ thấp dần thì sau khi hái quả cành thu sẽ ít thường chỉ được 10 – 12%, cành dài và nhỏ. Cành thu là cành mẹ của cành quả năm sau.
Kết quả theo dõi của Viện khoa học Nông nghiệp Phúc Kiến 3 năm liền như sau: Tỷ lệ ra hoa ở cành thu mọc từ cành hè từ 40 -72,3%; từ cành thu mọc từ cành quả (mới hái quả) từ 23% – 40,1% và từ các cành khác 12 – 47%. Vì vậy chăm sóc cho cành thu nhiều, to mập là yếu tố quyết định cho năng suất cao.
Theo Trần Thế Tục (1997) trên cây nhãn một năm có 3 đến 5 đợt cành đó là: Cành mùa hè, cành xuân, cành thu, cành mùa đông có nhưng rất ít. Cành thu mọc sau khi hái quả 15 – 20 ngày, cành này thường mọc ra trên cành hè và cành vừa hái quả, nếu cành hè phát triển khoẻ (ở cây ít quả hoặc không có quả) thì cành thu sẽ ít. Thông thường cành mẹ của cây nhãn là cành thu và cũng là cành mẹ tốt nhất vì cành này sinh trưởng khoẻ, sung sức tích luỹ được nhiều dinh dưỡng, hiệu năng quang hợp cao.
Cành đông thường ra vào tháng 11, năm nào mùa đông ấm áp và mưa nhiều thì cành đông nhiều. Cây còn non sinh trưởng khoẻ thì cành đông nhiều, cành đông nhiều thì năm sau ra quả ít nên người ta thường tìm cách hạn chế không cho ra cành đông.
2.4. Quá trình sinh trưởng hàng năm của cây nhãn:
Cùng với quá trình sinh trưởng thân tán, trong mùa đông (tháng 1) nhãn nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa. Để đảm bảo cho cây nhãn phân hoá mầm hoa được thuận lợi trong mùa đông cần có 1 thời gian có nhiệt độ thấp vừa phải (xung quanh 15oC) và khô hạn để hạn chế cành mùa đông có lợi cho việc quang hợp và tích luỹ chất khô, tăng nồng độ dị bào tạo cho cây phân hoá mầm hoa được tốt.
3. Đặc điểm phát triển của cây nhãn
3.1. Phân hoá mầm hoa nhãn
Tương tự như cây vải, cây nhãn trước khi ra hoa có một thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa, thời kỳ này thường diễn ra trong mùa đông khi có điều kiện khô hoặc khô hạn. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phân hoá mầm hoa ở cây nhãn nhiều tác giả cho rằng: quan hệ giữa cành lá, sinh trưởng của bộ rễ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phân hoá mầm hoa.
Hoa vải (trái) và hoa nhãn (phải)
Thời gian phân hoá mầm hoa của nhãn phụ thuộc vào giống, vùng trồng, vùng khí hậu, kỹ thuật thâm canh. Quá trình phân hoá mầm hoa tuy phức tạp nhưng đều có một số quy luật chung, cây nhãn có thời gian phân hoá mầm hoa tập trung khoảng 1 tháng. Nhãn nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa vào tháng 1.
3.2. Ra hoa, đậu quả
Nhãn là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành từ khi ra hoa, đậu quả đến quả lớn không có khả năng ra lộc trên cành mang quả, dẫn đến có tính ra quả cách năm khá rõ rệt.
Quá trình ra hoa của nhãn có thể chia thành các thời kỳ:
– Thời kỳ xuất hiện mầm hoa
– Thời kỳ xuất hiện hoa
– Thời kỳ nở hoa và thụ phấn
– Thời kỳ tàn hoa và đậu quả
Hoa của vải, nhãn ra ở dạng chùm và thực hiện thụ phấn chéo (giao phấn), số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa đực nở trước hoa cái nở sau và kết thúc nở hoa là hoa đực, do sự nở lệch pha của hoa đực và hoa cái hoặc hoa đực và hoa lưỡng tính dẫn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh gặp khó khăn, làm cho tỷ lệ đậu quả ở các năm sai khác nhau, năm đậu quả nhiều, năm đậu quả ít.
Sự phát triển của quả nhãn trên cây
3.3. Sinh trưởng của quả
Sau khi thụ phấn thụ tinh quả bắt đầu phát triển và chín vào mùa hè cho đến mùa thu. Quá trình lớn của quả có đặc điểm rụng quả vào các thời kỳ sau tàn hoa từ 10 – 20 ngày, khi quả lớn và khi quả sắp được thu hoạch, đặc điểm này làm hạn chế đến năng suất quả khi thu hoạch, cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp với từng loại cây ăn quả để khắc phục hiện tượng rụng quả.
Sự phát triển của quả nhãn qua từng giai đoạn
4. Yêu cầu sinh thái của cây nhãn
4.1. Yêu cầu về khí hậu:
Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa.
Ánh sáng: Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây phát triển và thường sai trái, ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng và vị ngọt, ngon.
Tuy nhiên nhãn Bắc là cây ưa sáng nhưng lại sợ ánh sáng trực xạ còn nhãn Nam nếu bị rợp cây cho ít trái, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.
Lượng mưa thích hợp cho nhãn từ 1.300 đến 1.600 mm, nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Ngược lại, nếu gặp khô hạn trong thời gian dài sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, ra hoa và đậu trái khó khăn.
Trong thời kỳ nhãn nở hoa nếu gặp mưa thì hoa bị rụng và tỷ lệ đậu quả kém. Nhãn rất nhạy cảm với gió, những cơn gió xoáy mạnh làm rụng quả và gẫy cành.
4.2. Yêu cầu về đất đai đối với cây vải nhãn
Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn.
Tuy nhiên, đất trồng nhãn thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 – 6,5. Nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.
Xem thêm: Phân Npk Màu Xanh Có Tác Dụng Gì Đối Với Cây Hoa Hồng, Nó Có Tác Dụng Gì Đối Với Cây Trông
Người ta thường trồng nhãn ở các vùng đất thấp, không trồng ở quá cao, ở vùng đồi nhất định phải tưới nước cho nhãn thì mới ra hoa đậu quả được.