Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng|Nguyễn Kim

1. Bé 8 tháng tuổi cần nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?

Với trẻ 8 tháng tuổi, ba mẹ cần cung cấp tối thiểu 500ml sữa cùng với 3 bữa ăn bột (hoặc cháo rây). Bên cạnh đó, bé cũng cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính bao gồm: Protein, glucid, lipid, vitamin và các khoáng chất.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần những gì

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào?

Ở độ tuổi này, bữa ăn chính của trẻ chính là bữa ăn dặm đan xen cùng với nhiều bữa phụ khác nhau. ba mẹ có thể cho bé ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa trong bữa phụ như: sữa chua, phô mai, váng sữa,…

Ba mẹ cần chú ý trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cần nhiều rau xanh, trái cây và thịt xay để cung cấp cho bé những dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

Tham khảo ngay cách chọn nồi nấu cháo cho bé. 

2. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Ba mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để trẻ không có cảm giác chán ăn, lười ăn. Việc thường xuyên thay đổi sẽ giúp kích thích vị giác của bé, giúp bé ăn ngon và phát triển toàn diện hơn.

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, ba mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều đạm vì sẽ dễ gây ra những vấn đề như: táo bón, đau bụng, khó tiêu, gây áp lực đến gan và thận,… Với bé trong độ tuổi 8 tháng, cần 25 đến 30g chất đạm mỗi ngày.

Nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thường xuyên

Ba mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thường xuyên để giúp trẻ không có cảm giác chán ăn

Ba mẹ cũng không nên lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn vì khi ở độ tuổi 8 tháng thì bé đã có thể ăn thô nhiều hơn. Nếu ba mẹ thường xuyên cho bé ăn các thức ăn bị xay quá nhuyễn thì bé sẽ nuốt chửng, không biết cách nhai thức ăn và không biết cảm nhận mùi vị.

Với những gia đình cho bé ăn dặm bằng cháo, không nên hâm hoặc đun lại cháo quá nhiều lần vì điều đó sẽ khiến mùi vị của món ăn kém hấp dẫn hơn, các chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi hoặc chuyển sang các chất có hại cho bé. Bởi vậy ba mẹ khi nấu ăn cần tính khẩu phần vừa đủ cho bé ăn, không bị thừa quá nhiều.

Khi chọn mua nồi cho trẻ ăn dặm, cần lưu ý những điều gì? Tham khảo ngay nhé!

3. Gợi ý cho ba mẹ một số thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, thức ăn chủ yếu của bé vẫn là sữa bé (hoặc sữa công thức), các chế phẩm từ sữa và cháo nấu nhuyễn. Ba mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng dưới đây:

3.1. Cháo thịt kết hợp cùng nấm rơm

Để nấu món cháo này, ba mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu như:

Cháo, bột gạo (4 thìa súp)

Nấm rơm (1 thìa súp nấm rơm băm nhỏ)

Thịt heo xay nhuyễn (1 thìa súp)

Dầu olive dành cho trẻ ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng nên có món cháo thịt bằm

Cháo thịt kết hợp cùng với nấm rơm là món nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Cách chế biến:

Nấm rơm rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi băm nhuyễn. Cho thịt heo đã xay nhỏ vào nấu cùng với nước, cháo hoặc bột gạo nấu chín. Khi cháo nở, cho nấm rơm vào nấu chín trong khoảng 10-15 phút rồi tắt bếp, để nguội, thêm dầu ăn và khuấy đều cho bé thưởng thức.

3.2. Cháo thịt bò cùng rau chùm ngây

Đây là món cháo nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Để nấu món cháo này, ba mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Thịt bò nạc: 10g

Gạo hoặc bột gạo: 20g

20g rau chùm ngây

Nước dùng: 200ml (có thể sử dụng nước lọc hoặc nước dùng xương)

Dầu ăn cho bé ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng nên có món cháo thịt bò

Cháo thịt bò cùng rau chùm ngây là món nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Gạo vo sạch, ngâm nước trong khoảng 30 phút để cho gạo nở mềm rồi cho vào nồi nấu cùng với 200ml nước dùng, ninh đến khi gạo chín nhừ. Thịt bò nạc rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn, ướp cùng với ½ thìa dầu olive trong khoảng 10-15 phút rồi bắc chảo lên bếp, cho thịt bò vào xào sơ qua.

Rau chùm ngây sau khi được rửa sạch, ba mẹ tuốt lấy phần lá rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Khi cháo đã mềm nhừ, cho thịt bò cùng rau chùm ngây vào cháo khuấy đều, đun sôi trong khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp. Để nguội rồi cho bé ăn.

Xem thêm cách chọn mua nồi áp suất nấu cháo nhanh chóng, đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. 

3.3. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng với cháo cá hồi và phomai

Nguyên liệu để tạo nên món cháo thơm ngon bổ dưỡng này sẽ bao gồm:

50g gạo

20g phi lê cá hồi

Phomai dành cho bé

Dầu olive dành cho bé ăn dặm

Hành khô, tỏi, hành lá

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần có cháo cá hồi

Cháo cá hồi phomai là món nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Cách chế biến:

Gạo vo sạch, ngâm với nước trong khoảng 20 phút rồi cho vào nồi ninh nhừ. Trước khi sơ chế cá, bạn nên kiểm tra lại miếng phile cá xem có còn xương hay không. Sau đó, sơ chế cá hồi bằng chanh hoặc sữa tươi để khử mùi tanh, tiếp đó rửa lại bằng nước lạnh cho sạch, để ráo rồi băm nhuyễn hoặc đem hấp chín.

Cho một chút dầu olive vào chảo, cho hành khô, tỏi bóc vỏ đập dập vào phi vàng, trút cá hồi vào đảo đều. Sau khi cháo đã chín nhừ, cho thịt cá hồi vào nồi cháo và khuấy đều thêm trong khoảng từ 3-5 phút, sau đó tắt bếp. Cho phomai vào nồi cùng để khuấy đều, để nguội và cho bé thưởng thức. Món cháo cá hồi và phomai chắc chắn sẽ giúp cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thêm phần đa dạng và bổ dưỡng hơn.

Nếu bạn muốn sử dụng nồi ủ để nấu cháo cho bé, hãy lưu ý tránh mắc phải những sai lầm khi sử dụng nồi ủ sau đây nhé!

4. Không nên cho trẻ 8 tháng tuổi ăn gì?

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé giai đoạn này hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý đến một số thực phẩm có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ nhỏ, bao gồm:

Những thực phẩm giàu calo: Những thực phẩm giàu calo không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi bởi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá của trẻ.

Đồ ăn chứa nhiều muối và đồ ngọt: Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, chức năng thận của bé chưa thực sự hoàn thiện như người lớn. Bởi vậy, việc ba mẹ cho trẻ ăn mặn sẽ khiến cho thận phải hoạt động quá sức để lọc muối ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt cũng khiến cho bé có cảm giác nhanh no, không thiết tha ăn bữa chính, thậm chí là có thể gây tình trạng sâu răng khi bé mới bắt đầu mọc răng.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng nên hạn chế những món ngọt, nhiều đường

Đồ ngọt sẽ khiến cho trẻ no lâu, không hứng thú với bữa ăn chính

Không sử dụng mật ong: Trong mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao, bao gồm cả bào tử Clostridium botulinum – một chất có thể gây ra ngộ độc, hôn mê và táo bón đối với trẻ sơ sinh. Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo ba mẹ không nên sử dụng mật ong trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để tránh những tình huống gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Sữa bò: Trong 12 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ. Tuy nhiên, những loại sữa bò có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động thận của trẻ. Vì thế mà ba mẹ nên cân nhắc trong việc cho bé sử dụng sữa bò vào thời điểm này.

Không ăn hải sản: Các loại hải sản có vỏ như cua, ốc, sò,… đều nằm trong danh sách các loại thực phẩm không dành cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi đó là những thực phẩm có chứa các chất dễ gây ra các phản ứng dị ứng, đặc biệt với trẻ nhỏ còn non nớt và hệ miễn dịch còn yếu.

Bạn cũng có thể nấu cháo bằng nồi nấu chậm để món cháo được nhừ hơn, mềm mịn hơn. Nguyễn Kim hiện đang có nhiều mẫu nồi áp suất giúp cho việc nấu cháo được nhanh, gọn hơn. Bạn có thể tham khảo qua Nồi áp suất điện Philips 6 lít HD2137/65, Nồi áp suất điện tử Sunhouse 5 Lít SHD1585B, NỒI ÁP SUẤT KANGAROO KG-281,…

Bắt đầu từ giai đoạn 6 đến 8 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Hy vọng những thông tin và một vài gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi mà Nguyễn Kim chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp ba mẹ nhẹ nhàng hơn trong quá trình chăm sóc bé yêu. Và đừng quên truy cập Blog Nguyễn Kim để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Rate this post

Viết một bình luận