Ăn Sáng Món Ăn Sáng Ngon Nhất Ở Mộc Châu 2022
Nằm cách Hà Nội 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6 – nằm trên cao nguyên Sơn La ở độ cao 1050m so với mực nước biển là một cao nguyên rộng lớn trải dài khoảng 80km, rộng 25km với 1600 ha đồng cỏ. Có thể nói đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch nhất của Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Review Những Điểm Check-iin Mới Ở Mộc Châu 2020
Khí hậu là một tài nguyên du lịch tuyệt vời tại Mộc Châu. Nằm giữa cao nguyên, nơi này là vùng khí hậu cận nhiệt đới, mùa hè mát mẻ với nhiệt độ trung bình 20ºC và mùa đông khô ráo.
Góp thêm vẻ đẹp thiên nhiên nơi xứ nơi đây này vào mùa xuân là những bông hoa đào rực rỡ, đồng thời đây cũng là mùa du lịch đẹp nhất của nơi đây. Cũng như hoa mận, hoa đào cũng là loài hoa được mong chờ khi mùa xuân về với núi rừng nơi đây. Màu hoa đào là màu hồng nhẹ nhàng, không sặc sỡ nhưng lại có sự thanh tao, thuần khiết. Hoa đào len qua từng thung lũng, rồi bừng sáng từng mái hiên và cũng không quên khoe sắc khắp các nẻo đường.
Đến với Mộc Châu mùa hè bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn cây mặng trĩu quả,những cánh đồng chè xanh mướt, thơ mộng, không khí trong lành.
Đến với Mộc Châu vào mùa thu bạn sẽ ngỡ ngàng bởi nơi đây phủ một màu trắng tinh của những cánh đồng hoa cải.
Cảnh đẹp vùng này vào ngày đông có những cảnh sắc đặc biệt riêng thu hút đông đảo khách du lịch. Đến Mộc Châu mùa đông du khách sẽ ngỡ ngàng với sắc hồng của những cánh đồng hoa tam giác mạch.
Nếu bạn là người có sở thích với các loại ngũ cốc thì chắc chắn có một món mà bạn nên thử qua đó chính là xoi ngũ sắc. Cũng giống như xôi miền xuôi nhưng xôi ở đây sẽ được tẩm ướp những gia vị của núi rừng, những gia vị đặc trưng chỉ nơi đây mới có tạo ra xôi có nhiều màu sắc nổi bật và đẹp mắt.
ở vùng này
, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Dao được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc và đồng thời là món đặc sản mảnh đất này nhất định nên thử. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm sôi vô cùng hấp dẫn.
Cơm Lam không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là một món ngon Tây Bắc phổ biến. Khi chương trình bạn sẽ không quá khó để nếm thử món cơm lam. Món cơm này rất phổ biến của đồng bào Thái. Loại gạo dùng để nấu cơm lam thường được chọn lựa rất tỉ mỉ, sau đó dồn vào các ống tre, ống nứa, ống giang sau đó mang nướng trên bếp than cho tới khi cơm chín. Món cơm lam thường được ăn kèm với muối vừng hoặc thịt kho. Mùi vị thơm ngon của cơm lam luôn khiến thực khách yêu thích. Do vậy cơm lam đã trở thành món ăn Tây Bắc hấp dẫn nói chung và cũng là nét ẩm thực Mộc Châu độc đáo nói riêng.
Hương vị của món phở này rất tuyệt, nước dùng trong và ngọt thanh từ nước hầm xương được nhà hàng lựa chọn một cách cẩn thận từ thịt tươi, sau lại mất đến 3 tiếng đồng hồ để cạo không còn chút thịt nào dính vào xương, xương được hầm rất kỹ đến 15h nên nước ngọt tự nhiên chứ không phải là vị ngọt từ bột ngọt hay các loại hạt nêm thông thường.
Bánh phở ở đây vừa mỏng lại có độ dai mềm vừa phải càng khiến cho thực khách khó lòng cưỡng lại trước vị hấp dẫn của nó. Du khách có rất nhiều lựa chọn như: phở gà, bò (tái, nhừ, gân, nạm), mộc. Thậm chí nhà hàng còn rất cẩn thận chia thành hai loại phở nữa đó là béo và ít béo tùy nhu cầu của khách mà chủ quán múc bát phở ngon, vừa ý, để ai cũng hài lòng khi ăn. Sự kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị và rau ăn kèm cũng rất tinh tế, vị ngọt lành từ những lá rau xà lách hòa quyện với các loại rau khác như: kinh giới, húng quế, hoa chuối… Tất cả đều là những nguyên liệu tươi ngon của núi rừng Tây Bắc.
Với những ai là “tín đồ” của món cháo thì món cháo lươn Nghệ An tại nơi này cũng là một sự lựa chọn nhanh cho bữa sáng. Tuy không phải là miền sông nước thế nhưng món cháo lươn ở đây lại ngon đến lạ, có lẽ bởi nó được làm từ cái tâm của người nấu mong muốn mang đến nét văn hóa ẩm thực phong phú cho miền sơn cước. Cháo lươn không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng. Với không gian đơn giản, mộc mạc quán lúc nào cũng đông khách không phải vì không gian sang trọng mà vì hương vị của nó và giá cả rất bình dân
Cái tài tình của đầu bếp chính là xử lý mùi tanh của lươn trong cách chế biến. Cháo được nấu bằng nước dùng xương nên thật ngọt, hạt gạo nấu đúng độ nở nên rất dền và đặc biệt lươn ở đây không xào thịt lươn đến săn khô như những nơi khác. Miếng lươn để nguyên vẫn mềm ngọt thơm cay của hành của tiêu, điểm màu xanh của lá hành, màu tím của lá tía tô…tất cả làm cho bát cháo trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Ăn bát cháo nóng vào những ngày trời se lạnh thì quả là “ngon đúng điệu”.
Ngồi ở phố núi Mộc Châu, hít hà cái hương vị của núi rừng và thưởng thức bát bún cá thơm lừng sẽ cho du khách một trải nghiệm thật thú vị và khó quên. Khác với bún cá trứ danh ở miền Tây Nam Bộ đậm đà vị của mắm ruốc, món bún cá ở mảnh đất này có vị ngọt tự nhiên bởi nước dùng được nấu từ phần xương và đầu của cá sau khi đã khéo léo lấy đi phần thịt philê. Thưởng thức món bún cả để thấy một hương vị mới lạ của nước dùng. Nhờ được nấu từ cá nên bạn không sợ lớp màn mỡ béo như khi dùng nước hầm từ xương heo, đặc biệt với các bạn nữ ăn kiêng.
Phần thịt cá được ướp gia vị đậm đà sau đó chiên giòn, người chế biến còn cho thêm cà chua và một số nguyên liệu khác như dọc mùng, tỏi, hành…khiến tô bún thanh đạm mà không tanh mùi cá. Điều khác biệt ở món này là được dùng chung không chỉ với rau sống mà còn ăn với trái sung muối sổi. Tô bún cá dọn ra bắt mắt với màu vàng ươm của miếng cá được chiên giòn, hoa chuối cắt mỏng và màu xanh của dọc mùng. Bên cạnh tô bún là rổ rau xanh tươi kèm thêm chén sung muối, ớt và chanh làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn. Đảm bảo du khách sẽ ngây ngất với hương vị tuyệt vời này.
Trên đây là gợi ý về những món ăn sáng ngon mà đầy dưỡng chất ở Mộc Châu. Chúc du khách có chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ !
Người viết: Minh Phương