Tết là thời gian nghỉ ngơi, sum họp ở bên người thân, gặp gỡ bạn bè. Đây là dịp sẽ có rất nhiều món ăn ngon được nấu, tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì việc ăn gì, uống gì, ăn bao nhiêu, ăn sao cho tốt là điều khiến nhiều mẹ băn khoăn. Trong những ngày lễ Tết, đồ ăn rất phong phú nhưng nếu bà bầu “buông thả” trong việc ăn uống sẽ không tốt cho cả mẹ và con. Chế độ các món ăn cho bà bầu vào dịp Tết cần đầy đủ chất dinh dưỡng, an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Lưu ý với một số món ăn truyền thống
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét luôn là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết và nó cũng là 1 trong những món ăn khoái khẩu của nhiều bà bầu.
Đây là món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao do được làm từ gạo nếp và thịt mỡ. Tuy nhiên, vì được làm từ gạo nếp và thịt lợn nên 2 loại bánh này đều có thành phần dinh dưỡng khá cao, dễ gây ra đầy bụng, ợ chua và khó tiêu. Đặc biệt nếu mẹ bầu bị cao huyết áp, béo phì thì càng nên tránh xa món ăn này.
Củ kiệu, dưa hành
Củ kiệu, dưa hành là món ăn được muối từ các loại rau, củ quả sống lên men nên chúng cũng không thật sự an toàn với các mẹ bầu. Ngoài ra, món ăn này cũng có nhiều chất chua, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của các mẹ. Mẹ bầu nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa muối, dưa hành.
Canh măng
Đây là một trong những món ăn phổ biến ngày Tết nhưng các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai, nhất là người đang trong tam cá bán nguyệt đầu tiên nên hạn chế ăn. Bởi trong những tháng đầu thai kỳ, do chưa thích nghi được với thay đổi của cơ thể và bị ốm nghén, hầu hết các mẹ thường không ăn được nhiều. Trong khi đó, măng chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dẫn đến no lâu, đầy hơi.
Hơn nữa, nếu chế biến măng không cẩn thận dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi trong bụng.
Các loại hạt
Giống như bánh chưng, bánh tét, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương… luôn là những loại hạt không thể thiếu trong ngày Tết. Các bà bầu có thể chọn ăn hạt hướng dương, hạt bí vì những loại hạt này giàu axit béo, chất khoáng, vitamin.
Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý khi ăn hạt dưa vì đây là loại hạt hay thường được tẩm màu và những loại màu nhuộm thực phẩm này thường không an toàn cho sức khỏe của bà mẹ.
Bánh, mứt
Bánh ngọt, mứt thường chứa khá nhiều đường trắng và loại đường này hoàn toàn không hề tốt cho mẹ bầu tí nào. Ăn quá nhiều bánh, mứt vào dịp Tết sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường cho mẹ và bé.
Nói không với một số loại thực phẩm
Đồ nướng, chiên rán
Đồ nướng được nướng trên than, gỗ nên trường hợp thực phẩm bị ám khói, nhiễm độc do khói của than là điều khó tránh khỏi.
Đồ chiên rán lại được chiên trong dầu nên hàm lượng chất béo khá cao, lại không có nhiều chất dinh dưỡng. Đồ nướng, chiên rán là hai loại mẹ bầu nên loại bỏ khỏi chế độ các món ăn cho bà bầu vào dịp Tết.
Thực phẩm chế biến sẵn
Nem chua, chả lụa, lạp xưởng… và một số thực phẩm được đóng gói, chế biến sẵn luôn có chất bảo quản nên tốt nhất các mẹ bầu cũng nên tránh xa.
Ngoài ra, nem chua, chả lụa thường được bảo quản lạnh nên khi ăn có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, lạnh bụng.
Không uống nước có ga, bia rượu, nước ngọt có gas
Chất CO2 trong nước ngọt có ga khiến bà bầu có cảm giác đầy bụng, khó chịu. Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng cần hạn chế, nếu không uống sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, rượu bia là những đồ uống cấm kỵ trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này.
Thịt xông khói
Tránh xa thịt giăm bông khô và xúc xích salami (loại xúc xích lên men và sấy khô) bởi vì dù được tiệt trùng, chúng chưa được nấu chín và có thể gây ra bệnh từ kí sinh trùng Toxoplasma gondii, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Những thức ăn lạ
Trong bữa ăn Tết của nhiều gia đình thường có một số món ăn đặc sản địa phương và các bà bầu nên hạn chế hoặc nói không với những món ăn này trong chế độ ăn vào dịp Tết. Nhiều gia đình còn có thói quen làm gỏi, nấu lẩu trong các bữa ăn ngày Tết vì những món này vừa dễ ăn vừa hợp với không khí se lạnh ngày Tết.
Nhưng với các thai phụ thì những món ăn này đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe vì thường những thực phẩm này không được nấu chín kỹ càng. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn cho mẹ bầu.
Chế độ các món ăn cho bà bầu vào dịp Tết cần đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất xơ từ rau xanh
Các bữa ăn trong dịp Tết thường thừa thịt, thiếu rau nên các mẹ bầu cần đặc biệt bổ sung rau xanh, chất xơ vào chế độ các món ăn cho bà bầu vào dịp Tết.
Dù có ngon đến thế nào, các mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều thịt vì thịt chứa nhiều đạm và protein, ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng và khó tiêu. Đồng thời, bữa ăn thiếu hụt chất xơ sẽ khiến cho việc tiêu hóa, bài tiết của mẹ bầu gặp vấn đề.
Uống đầy đủ nước
Nước được biết đến là thành phần không thể thiếu, theo các chuyên gia, mỗi người bình thường 1 ngày nên uống khoảng 1,5 lít đến 2 lít mới đảm bảo được lượng nước để cơ thể hoạt động bình thường.
Đối với các bà bầu, lượng nước cần cung cấp cho cơ thể phải từ 2,5 lít mỗi ngày mới đủ cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, các mẹ nên tăng cường uống nhiều nước, và cần đặc biệt lưu ý về lượng nước uống mỗi ngày trong chế độ các món ăn cho bà bầu vào dịp Tết.
Không nên ăn quá nhiều
Vào mùa đông, chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều thức ăn để giữ ấm cơ thể cũng như để thưởng thức những bữa ăn thịnh soạn mừng ngày Tết. Đối với các bà bầu, những người đang trong tâm lí “một người ăn cho hai người”, việc ăn quá nhiều lại càng dễ xảy ra.
Theo như Tara Gidus, thạc sĩ khoa học kiêm chuyên gia dinh dưỡng đến từ Mỹ, rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng “Mình đang có thai, nên mình cứ thoải mái ăn gì cũng được” và ăn những món ăn khoái khẩu mà thường chứa nhiều đường, tinh bột. Trên thực tế, phụ nữ có thai không cần tăng khẩu phần ăn của mình quá nhiều. Cụ thể, lượng calo thêm vào trong 3 tháng đầu bằng 0, với 3 tháng tiếp theo chỉ khoảng 300 calo và 3 tháng cuối là 450 calo, nhiều hơn bình thường một chút.
Bổ sung đầy đủ vitamin:
Mặc dù trong những ngày Tết việc ăn uống rất đầy đủ nhưng các mẹ bầu không nên bỏ qua việc bổ sung các vitamin cần thiết bên trong các món ăn theo như chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là bổ sung chất omega-3 và vitamin D cần thiết cho cơ thể trong mùa đông thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc bổ sung các lợi khuẩn làm tăng cường miễn dịch.
Hy vọng sau khi đọc những lưu ý trên đây, các mẹ bầu sẽ bỏ túi cho mình những “bí kíp” để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, có một cái Tết an lành và vui vẻ nhé.
Trên đây là bài viết Những món ăn ngày Tết mẹ bầu nên tránh của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.vn chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!
Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.vn qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.
Xem thêm: 9 loại trái cây cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Xem thêm: 13 loại nước ép trái cây tốt cho mẹ bầu
Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Khi bạn thấy bài viết này hữu ích …
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội nhé!
Chúng tôi rất tiếc vì bài đăng này không hữu ích cho bạn!
Hãy để chúng tôi cải thiện bài đăng này!