Da nhạy cảm rất khó chăm sóc bởi dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, nổi mụn dai dẳng. Vậy, chăm sóc da nhạy cảm dễ nổi mụn cần phải lưu ý điều gì?
Chăm sóc da nhạy cảm dễ nổi mụn là điều không đơn giản
Tại sao da nhạy cảm dễ nổi mụn?
Da nhạy cảm là do các đầu dây thần kinh của lớp biểu bì bị kích thích, hàng rào lipid bảo vệ da bị tổn thương dẫn đến làn da trở nên nhạy cảm hơn so với các làn da khác. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến da nhạy cảm thường gồm: di truyền, tác hại từ tia UV trong ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu ngủ, các hóa chất trong mỹ phẩm…
Da nhạy cảm khác với các loại da thường (da khô, da dầu, da hỗn hợp…). Da nhạy cảm thường rất dễ bị phản ứng với các thay đổi như thay đổi thời tiết, nguồn nước, mỹ phẩm, thậm chí dao động hormone nội tiết tố trong cơ thể cũng khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy, bong tróc, mẩn đỏ.
Căng thẳng, lười vận động, chế độ ăn uống kém và các thói quen như hút thuốc và uống rượu đều ảnh hưởng xấu đến làn da và khiến da nhạy cảm ngày càng trở nên xấu xí hơn.
>> Xem thêm
Nguyên nhân khiến da nhạy cảm dễ nổi mụn là do hàng rào bảo vệ của làn da nhạy cảm đã bị tổn thương. Các nang lông trên da sản xuất quá nhiều bã nhờn. Chất nhờn trộn với các tế bào da chết và vi khuẩn làm tắc nghẽn nang lông gây ra mụn.>> Xem thêm Bật mí cách chọn sữa rửa mặt cho da nhạy cảm tốt nhất
Da nhạy cảm dễ nổi mụn khó chăm sóc hơn các loại da khác
Điều trị da nhạy cảm bằng cách nào?
Da nhạy cảm nổi mụn yếu hơn da thường và rất dễ bị kích ứng dù chỉ tác động nhỏ. Bởi vậy, những người có làn da nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý chăm sóc da cả bên trong lẫn bên ngoài.
Chăm sóc da từ bên trong
Chăm sóc da bên trong bao gồm chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều rau củ quả hữu cơ, hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế cà phê và các đồ uống có đường. Mỗi ngày nên uống khoảng 1,5-2 lít nước để tăng cường khả năng tiêu hóa và phòng tránh khô da.
- Tập thể dục: Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ thải độc qua mồ hôi.
- Bỏ thuốc lá: Bởi thuốc lá khiến tế bào da lão hóa nhanh hơn.
- Ngủ đủ giấc: Mỗi ngày nên đi ngủ sớm dậy sớm, ngủ khoảng 7-8 tiếng, tránh thức khuya ngủ ít để da đỡ bị sạm và thiếu sức sống.
Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế bánh kẹo ngọt sẽ giúp giảm mụn nhọt trên da
Chăm sóc da từ bên ngoài
Chăm sóc da từ bên ngoài bao gồm các biện pháp làm sạch, dưỡng da , bảo vệ da trước tác động từ môi trường.
- Làm sạch da: Mỗi ngày chỉ nên rửa mặt 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Nếu bị đổ nhiều mồ hôi thì cần rửa thêm 1 lần. Da bị mụn rất nhạy cảm. Rửa mặt quá nhiều có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn trang điểm thì buổi tối cần tẩy trang sạch rồi mới rửa mặt.
- Dùng toner (nước hoa hồng): Sau khi rửa mặt nên dùng toner để làm sạch sâu, cân bằng da và làm dịu da. Lưu ý lựa chọn toner không chứa cồn.
- Kem dưỡng ẩm: Mọi loại da đều cần dưỡng ẩm, đặc biệt là da nhạy cảm vốn rất yếu ớt. Để tránh da bị bí và đổ nhiều dầu, nên chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu dạng gel, mỏng nhẹ và không có mùi hương.
- Trị mụn: Nếu da nổi nhiều mụn thì có thể dùng sản phẩm trị mụn có chứa hai thành phần là benzoyl peroxide và axit salicylic – đây là những thành phần trị mụn cho da nhạy cảm.
- Kem chống nắng: Bôi kem chống nắng hàng ngày đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa lão hóa da đến sớm và giúp bảo vệ da tránh nám sạm và tàn nhang. Do vậy, bạn nên dùng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm hàng ngày, kể cả những ngày không có nắng.
Lưu ý khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm
Da nhạy cảm nên tránh dùng sữa rửa mặt tạo bọt để không gây kích ứng da
Để chăm sóc da nhạy cảm đúng cách, điều đầu tiên cần phải làm trước các bước dưỡng da chính là lựa chọn đúng sản phẩm làm sạch. Da nhạy cảm và mụn nếu không được làm sạch sẽ càng nổi nhiều mụn và ngày càng trở nên nhạy cảm hơn, khó chăm sóc hơn.
Theo các chuyên gia da liễu, với da nhạy cảm và nổi mụn thì không nên sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh. Bởi sau khi rửa, da mặt có cảm giác sạch bong kin kít và khô căng nhưng thực ra chỉ là cảm giác sạch tạm thời, sau khoảng 1 tiếng da bắt đầu đổ nhiều dầu hơn để cân bằng lại do hiểu lầm là da đang bị khô. Thêm vào đó, da nhạy cảm thường mỏng và dễ bị kích ứng, dùng sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên trên da, khiến da có cảm giác châm chích, khó chịu.
Người có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn nên lựa chọn sữa rửa mặt không chứa xà phòng, không tạo bọt để làm sạch dịu nhẹ mà không mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Nếu da quá nhờn và nhiều bụi bẩn thì có thể rửa mặt thêm một lần nữa mà không sợ khô da.
Sữa rửa mặt và mọi sản phẩm chăm sóc da khác cho da nhạy cảm cũng cần không có mùi thơm, vì hương thơm là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị kích ứng.
Độ pH của sữa rửa mặt cũng là điều cần lưu ý. Da nhạy cảm nên lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH trung tính (khoảng 5,5 – 6,5), tránh sử dụng sữa rửa mặt có độ pH quá thấp (axit) hoặc độ pH quá cao (kiềm).
Tóm lại, khi lựa chọn sữa rửa mặt cho làn da nhạy cảm và mụn, cần lưu ý một số thông tin:
- Không chứa xà phòng
- Không hương liệu
- Không chứa chất gây kích ứng da
- Có độ pH 6.5 thích hợp cho da
Kiên trì làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, kết hợp với các bước dưỡng da, trị mụn bằng các sản phẩm an toàn, lành tính sau một thời gian da sẽ bớt nhạy cảm và mịn màng hơn.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/nhung-cach-cham-soc-da-nhay-cam-de-noi-mun-don-gian-nhat-YVMoA76Gg.html
Sữa rửa mặt Lenka – Sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng
Đặc điểm nổi bật sữa rửa mặt dịu nhẹ Lenka:
- Công thức cân bằng độ pH, không xà phòng, không tạo bọt, không mùi, không gây kích ứng da.
- An toàn cho mọi loại da: khô, nhờn, dày, mỏng, nhạy cảm.
- Làm giảm nhẹ khô sạm, nám, tàn nhang, trứng cá.
- Làm sạch nhẹ nhàng, không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô da căng da.
- Không làm nhờn da, không bít lỗ chân lông
- Có thể dùng thay kem tẩy trang.
Thông tin chi tiết xem tại: Sữa rửa mặt Lenka
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 2672/2017/XNQC-YTHCM