Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ • Hello Bacsi

Nhiều người thường suy nghĩ cơ thể sẽ trao đổi chất chậm hơn trong lúc ngủ khiến cho calo không được tiêu hóa và lưu trữ dưới dạng chất béo làm tăng cân. Tuy nhiên, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản vào ban đêm là giống với ban ngày nên nếu bạn ăn khuya đúng cách thì không bị tăng cân.

Ăn đêm có tốt không còn tùy thuộc vào thói quen khi ăn của bạn và những thực phẩm mà bạn lựa chọn. Nếu bạn biết ăn đêm đúng cách thì bạn sẽ nhận được những lợi ích như giảm cân, ngủ ngon hơn, ổn định đường huyết và tăng cường năng lượng.

Bạn hãy cùng tìm hiểu những lợi ích khi ăn khuya nếu đói bụng, những thực phẩm nên lựa chọn cùng với những lưu ý để ăn đêm đúng cách nhé.

Lợi ích của việc ăn trước khi ngủ

lợi ích của việc ăn trước khi ngủ

Mặc dù không phải ai cũng đạt được lợi ích của việc ăn trước khi ngủ. Tuy nhiên, những người thường bị thức giấc vào ban đêm vì đói hoặc thường bị mệt vào sáng hôm sau thì nên ăn nhẹ trước khi ngủ.

Dưới đây là những lợi ích của việc ăn khuya nếu bạn đói bụng.

1. Ăn trước khi ngủ giúp bạn giảm cân

Một số bằng chứng cho thấy bạn ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp giảm cân. Nếu bạn là người thường xuyên bị đói trong lúc đang ngủ thì ăn nhẹ sau bữa tối sẽ giúp kiểm soát ham muốn ăn vào ban đêm.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bạn ăn nhẹ sau bữa tối cũng giúp bạn cảm thấy đủ hài lòng để ăn ít hơn vào ban đêm. Theo thời gian, điều này sẽ giúp ích cho việc giảm cân.

2. Ăn trước khi ngủ giúp bạn ngủ ngon

Theo Healthline, bạn ăn đủ no trước khi ngủ sẽ giúp cho bạn không phải tỉnh giấc vào giữa đêm vì những cơn đói. Ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng và bản thân thiếu ngủ có thể khiến bạn phải ăn nhiều hơn nên gây ra tình trạng tăng cân.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ không làm cho bạn tăng cân. Do đó, nếu bạn cảm thấy điều này giúp bạn ngủ ngon hơn thì có thể ăn nhẹ trước khi ngủ nhé.

3. Ăn buổi tối giúp ổn định đường huyết

ăn trước khi ngủ giúp ổn định đường huyết

Vào buổi sáng, gan sẽ bắt đầu sản xuất thêm glucose (đường trong máu) để cung cấp năng lượng cho bạn thức dậy và bắt đầu ngày mới.

Quá trình này hiếm khi làm thay đổi lượng đường trong máu đối với những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh tiểu đường không thể sản xuất đủ insulin để loại bỏ glucose dư thừa nên làm lượng đường trong máu cao dù không ăn gì vào buổi tối.

Rate this post

Viết một bình luận