Những điều bạn nên biết về kính mắt

Quả là không hề nói quá về chiếc kính đeo mắt, bởi nó có rất nhiều loại và nhiều công dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của người dùng ở mọi lứa tuổi.

Ví dụ, với những người bị bệnh về mắt, viễn thị, cận thị,.. kính sẽ giúp học khắc phục được những hạn chế của bạn thân, giúp mắt tinh anh hơn. Người bị cận thị có thể nhìn những vật ở xa, người viễn thị nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần.

Đối với những bạn có các hoạt động đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe tốc độ cao,…kính sẽ giúp mắt được bảo vệ, tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi. Những người không bị bệnh về mắt, không hoạt động đặc thù như vừa nêu cũng có thể mang kính thường xuyên khi đi ở bên ngoài để tránh nắng, tránh gió bụi. Bên cạnh đó, kính còn có thể dành cho các bạn yêu thích thời trang như một vật trang trí đơn giản và hữu dụng. Giá trị thẩm mỹ của kính có được bởi sự đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.

Chủng loại của kính khá phong phú, tuy thế về cơ bản, cấu tạo của một cặp kính dù là chủng loại nào đa phần đều giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt có hai bộ phận:

+ Gọng kính:

Gọng kính có chức năng làm khung cho kính và là một bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính gồm có hau phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ.

Phần phía sau gọng kính giúp giữ được kính trên vành tai của bạn, còn phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính ở vị trí cố định, đảm bảo đúng tâm quang của mắt.

Gọng kính có thể làm bằng kim loại, hoặc từ các chất liệu nhựa bền và nhẹ hơn.

 

+ Tròng kính:

Tròng kính là bộ phận quan trọng của kính, tròng kính không thể thay đổi cấu tạo gốc và có những tiêu chuẩn nhất định.

Hình dáng tròng kính rất phong phú, và được sản xuất phù hợp với gọng kính, có những hình dáng cơ bản là tròn, vuông, chữ nhật,… Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy, bằng thủy tinh nhưng đều tuân theo một số yêu cầu về chống tia UV, tia cực tím, những loại tia có hại cho mắt.

Bên cạnh đó, chiếc kính mắt còn có các bộ phận phụ như ốc vít, chúng có kích thước khá nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng, vì chúng nối giữ các bộ phận của kính lại với nhau để tạo nên một chiếc kính an toàn và chắc chắn.

Mách bạn cách bảo quản kính

Việc sử dụng mắt kính có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn, vậy nên bạn cần nắm rõ tác dụng của kính để sử dụng đúng cách. Việc chọn lựa lựa chọn được một chiếc kính phù hợp với đôi mắt, bạn cần sự tư vấn từ những người có chuyên môn. Nếu bạn bị cận, bạn không nên đeo những loại kính được làm hàng loạt theo những số đo nhất định vì chưa chắc chúng phù hợp cho từng cá nhân và cho bạn.

Về việc bảo quản kính mắt, tùy vào mỗi loại kính mà có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ của kính. Nhưng nhìn chung bạn cần dùng hai tay khi lấy kính ra khỏi mắt, sau khi dùng xong cần lau chù cẩn thận và bỏ vào hộp. Nếu sử dụng lâu ngày cần lau chùi kính bằng dung dịch chuyên dụng.

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp vào mắt như kính áp tròng, bạn cần phải nhỏ mắt từ sáu đến tám lần trong vòng 12 tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải bảo quản chúng trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng khi tạo ra các vết xước…Trong quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt, bạn cần chọn cho mình một chiếc kính phù hợp với tình trạng mắt và phù hợp với hoạt động đặc thù của bạn để bảo vệ mắt thật tốt, tránh bị mỏi mắt, mờ mắt, đau cổ,.. bạn nhé.

 

Chúng tôi chia sẻ với bạn những lưu ý cơ bản để bạn bảo quản tốt chiếc kính của mình:

– Khi bạn gỡ kính:

Bạn dùng 2 tay để đeo và gỡ kính. Vì nếu bạn sử dụng một tay có thể gây sai lệch gọng và tâm quang của mắt kính, ảnh hưởng tới tuổi thọ của kính cũng như ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn.

– Không tự mình sửa kính:

Nếu bạn cảm thấy chiếc kính có vấn đề, bị sai lệch. Bạn cũng đừng nên tự mình sửa kính, vì việc sửa kính đòi hỏi phải có chuyên môn và sử dụng những dụng của sữa chữa chuyên ngành.

– Không cầm tay vào tròng kính.

Khi bạn thường xuyên cầm tay vào tròng kính cận sẽ làm mắt kính bị mờ vì chiếc kính rất dễ bị bắt dầu và mồ hôi. Tay bụi bẩn cũng có thể làm trầy xước kính, gây ố vàng và làm cho khả năng quan sát của bạn thông qua kính bị hạn chế, có thể gây nên việc mỏi mắt và đau đầu cho bạn.

– Vệ sinh kính:

Khi vệ sinh kính, bạn nên xả nước rửa trước rồi lau. Vì khi kính dính bụi bẩn, nếu bạn lau ngay và luôn, chính lớp bụi bẩn đó sẽ chà xát làm trầy mắt kính của bạn.

– Rửa kính:

Rửa kính nên xả bằng nước sạch để rửa trước bạn nhé, bạn có thể dùng sữa tắm hay nước rửa chén bát để làm sạch kính, tránh xả nước vào hộp lò xo bản lề, chỗ này khi đọng nước sẽ gây sét và làm hỏng kính. Sau khi xả nước, bạn lau gọng kính và phần thấm nước ở tròng kính.

– Lau kính:

Lau nhẹ nhàng để tránh trầy xướt mặt kính, gẫy gọng kính hay đứ sợi nylon. Đặc biệt với những loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời. Khăn lau kính bạn nên chọn những loại được dệt từ vải sợn mịn, nhỏ trơn và chuyên dụng dành để lao kính. Khăn luôn được bảo quản trong hộp riêng để tránh bám bụi bạn nhé.

Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, một số bạn đeo kính sau đó tiện thể thường lau bằng tay hoặc quần áo sẽ rút ngắn tuổi thọ kính của bạn đấy.

– Chỗ bảo quản:

Khi không đeo kính bạn nên bảo quản kính ở trong hộp để tránh va đập, trầy xước và bụi bẩn.

Không nên để chồng các vật dụng nặng lên kính của bạn.

Không đặt kính ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Hãy bảo vệ kính tốt vì chúng bảo vệ tốt đôi mắt của mình nhé các bạn!

 

Rate this post

Viết một bình luận