Những điều cần biết khi dùng khí dung đúng cách trong điều trị bệnh tai mũi họng

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nhung-dieu-can-biet-khi-dung-khi-dung-dung-cach-trong-dieu-tri-benh-tai-mui-hong/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm – Bác sĩ Tai Mũi Họng – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hiện nay, việc điều trị bệnh lý tai mũi họng có thể được các các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc bằng đường khí dung. Lợi ích chính của phương pháp điều trị này là giúp thuốc trực tiếp tác động vào cơ quan đích của hệ hô hấp như: hốc mũi, xoang họng, thanh quản, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

1. Khí dung là gì?

Khí dung hay còn gọi là Aerosol, là phương pháp biến đổi thuốc thành những hạt phân tử có đường kính rất nhỏ. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ thường gặp và cho hiệu quả cao. Hiện nay, có nhiều phương pháp khí dung khác nhau như khí dung bằng ống hít, khí dung bằng ống xịt, khí dung bằng ống bóp, khí dung bằng máy. Trong đó, khí dung bằng máy là phổ biến nhất hiện nay, có thể sử dụng dễ dàng ở bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà…

Mục đích phương pháp này là đưa thuốc trực tiếp đến nơi cần tác động dưới dạng những hạt thuốc rất nhỏ. Máy khí dung hiện nay trên thị trường có nhiều loại, có loại phù hợp với điều trị bệnh lý tai mũi họng, có loại phù hợp với bệnh viêm phế quản, bệnh phổi.

Nếu hạt thuốc càng nhỏ thì càng đi sâu hơn xuống đường hô hấp dưới. Do đó, khi khí dung trong bệnh tai mũi họng có kích thước từ 10 đến 20 micron để hạn chế lắng đọng thuốc ở đường hô hấp dưới và gây tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi điều trị cần được tư vấn của bác sĩ và các dược sĩ chuyên môn để tránh tác dụng phụ do thuốc gây ra.

2. Thuốc sử dụng cho khí dung tai mũi họng

Hiện nay các cơ sở y tế thường phối hợp các thuốc trong điều trị khí dung: kháng sinh (ví dụ như: gentamicin, chloramphenicol), kháng viêm (chủ yếu là nhóm corticoid như hydrocortisone), tinh dầu, thuốc co mạch (Ephedrin, Xylometazolin)… để điều trị các bệnh tai mũi họng.

Thuốc tiêm

2.1 Khí dung vùng mũi

Mục đích là điều trị một số bệnh như viêm mũi, viêm xoang. Các thuốc thường dùng là thuốc co mạch, kháng viêm và kháng sinh kết hợp với nhau theo tỷ lệ nhất định, liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện khí dung đúng cách đường mũi là phải làm sạch mũi trước khi phun để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.1. Khí dung vùng họng

Mục đích chính của khí dung vùng họng là điều trị các bệnh như viêm họng cấp hoặc mạn tính. Trong đó, các thuốc được sử dụng nhiều nhất là kháng sinh, kháng viêm và thuốc giảm đau.

3. Thời gian điều trị khi sử dụng khí dung

Thông thường một đợt điều trị thuốc khí dung thường kéo dài không quá 7 ngày, thông thường từ 5-7 ngày, 1-2 lần/ngày. Khi hết thuốc, bệnh nhân cần đi tái khám trở lại để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và quyết định có nên điều trị tiếp hay không. Nếu lạm dụng thuốc và tự điều trị kéo dài sẽ có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: độc cho thận, suy gan, điếc, bệnh gân xương… Ví dụ kháng sinh gentamicin dùng liều cao và kéo dài có thể gây điếc, chloramphenicol khi dùng cho trẻ em có thể dẫn đến suy tủy, corticoid dùng kéo dài có thể gây giữ nước, suy thượng thận.

Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ thường gặp hơn của thuốc khí dung cần lưu ý như: kích thích mũi gây cảm giác bỏng, rát, hắt hơi, ngạt tắc mũi do phản ứng giãn mạch khi dùng lượng thuốc co mạch nhiều, loét niêm mạc mũi gây chảy máu…

Khí dung

4. Vệ sinh máy khí dung đúng cách

Việc vệ sinh máy khí dung không tốt sẽ dẫn đến tình trạng máy nhiễm bẩn, nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm, làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho người dùng. Mặt khác, đây có thể là nguồn lây nhiễm từ người này sang người khác khi dùng chung máy. Để tránh tình trạng này xảy ra, cần tuân thủ việc vệ sinh máy đúng quy trình sau mỗi lần sử dụng như sau:

  • Tháo rời các bộ phận của máy khí dung: dây khí dung, cốc khí dung và vòi khí dung rồi rửa sạch bằng nước và xà phòng.
  • Phơi khô hoặc nhúng vào nước sôi nếu các cốc nhựa chịu được nhiệt, nếu các phần nhựa không chịu được nhiệt thì phải làm sạch bằng cồn 90 độ. Phơi khô máy khí dung trước khi sử dụng cho lần phun tiếp theo.
  • Nên sử dụng cốc và vòi phun khí dung riêng mỗi người 1 bộ, không nên dùng lại dụng cụ của người khác để tránh lây chéo.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc khí dung

Với bất kỳ bệnh lý nào thì việc điều trị khí dung đều phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân có mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc có trong thành phần khí dung thì tuyệt đối không được dùng. Người bệnh cao huyết áp không dùng các thuốc corticoid, thuốc co mạch… Vì vậy, không được áp dụng một đơn thuốc cho nhiều trường hợp bệnh khác nhau cũng như không nên tự điều trị vì có nguy cơ xảy ra tai biến nguy hiểm.

Khí dung là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp khá tốt. Tuy nhiên, việc lạm dụng máy khí dung sẽ không tốt cho người sử dụng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo nếu trẻ bị bệnh nên sử dụng các thuốc điều trị để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh kháng thể chống lại bệnh thay vì lạm dụng khí dung.

Bị bệnh phụ khoa khi mang thai

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên hô hấp, Tai mũi họng. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng của người lớn và trẻ em. Hiện bác sĩ Lâm đang công tác tại khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Rate this post

Viết một bình luận