Những loài cá cảnh nuôi chung với nhau trong hồ thủy sinh
Những loài cá cảnh nuôi chung với nhau trong hồ thủy sinh. Nếu bạn đang đau đầu vì không biết nên nuôi chung các loài cá nào với nhau trong bể thủy sinh. Thì hãy để Cacanhmini.com gợi ý cho bạn những loài cá cảnh bản tính hiền lành và có thể nuôi cùng với nhau trong một bể thủy sinh nhé. Đảm bảo hồ thủy sinh nhà bạn sẽ cực kỳ sinh động và thú vị với các loài cá cảnh siêu đẹp dưới đây.
Cá Hồng Mi Ấn Độ, cá Tên Lửa
Cá hồng mi Ấn Độ hay cá tên lửa, có tên tiếng Anh là redline bard, roseline shark, red comet. Và tên khoa học là Sahyadria denisonii. Đúng như tên gọi của nó, loài cá này có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Ấn Độ. Đặc biệt, chúng thường được tìm thấy ở bang Karnataka và bang Kerala, tại các dòng chảy nhanh của sông và suối của miền nam Ấn Độ.
Những loài cá cảnh nuôi chung với nhau trong hồ thủy sinh
Ở độ tuổi trưởng thành, cá hồng mi có thể đạt đến kích thước 9 đến 12cm. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, loài cá này có thể đạt đến chiều dài 15cm. Cũng trong điều kiện sống tốt, cá tên lửa cũng có tuổi thọ lên đến 4 hoặc 5 năm. Phần thân cá cực kỳ óng ánh với một sọc đỏ từ miệng đến nửa thân sau và một sọc đen chạy dọc thân. Lưu ý là cá tên lửa đực thường có màu sắc đậm và nổi bật hơn cá tên lửa cái.
Cá tên lửa
Đây là loài cá nhiệt đới, sống theo đàn. Tính tình hiền lành, thân thiện. Do đó, anh em có thể nuôi chung với các loài cá thủy sinh, cá cảnh mini, các loài cá nhỏ khác như cá neon, cá diếc anh đào, cá mây trắng… Trên Blog Cá Cảnh Mini có rất nhiều thông tin về các loài cá cảnh dễ thương này, anh em tham khảo tại đây.
Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi cá hồng mi Ấn Độ cá tên lửa
Cá Neon
Cá Neon hay còn gọi là cá neon tetra, cá phát sáng, cá huỳnh quang, cá dạ quang. Chúng phát sáng tuyệt đẹp trong bể và khi bơi theo bầy đàn, tựa như những vệt ánh sáng lấp lánh tuyệt đẹp, lung linh trong bể thủy sinh. Hiện nay, cá Neon có một số loại với những màu sắc rực rỡ khác nhau, thu hút sự chú ý của các anh em dân chơi cá cảnh.
Cá Neon
Thực chất, cá Neon là một trong những loài cá có họ với cá chim trắng Characiformes. Cá Neon được nhập vào nước ta từ cuối thập niên 90. Thời gian sau đó, chúng được sản xuất nội địa và cung cấp cho thị trường trong nước.
Bể cá Neon.
Hiện nay, mấy em cá Neon xinh đẹp có 5 loại khác nhau. Cá Neon xanh, cá Neon vua, cá Neon đen, cá Neon cam và cá Neon hoàng đế. Phổ biến và được các anh em ưa chuộng nhất có lẽ là cá Neon xanh. Ngoài ra, Loài cá này cũng có kích thước khá nhỏ và thường sống theo bầy đàn. Khi trưởng thành chỉ đạt kích thước từ khoảng 3 đến 4 cm.
Xem thêm: Các loại cá Neon đẹp nhất trên thị trường
Cá Mây Trắng
Cá mây trắng có tên khoa học là Tanichthys albonubes hay còn được gọi với tên tiếng anh là White Cloud Mountain Minnow. Mặc dù là loài cá có thân hình thon nhỏ, dài, mỏng dẹt nhưng khi bơi màu sắc trở nên óng ánh và đa dạng.
Cá Mây Trắng
Phần lưng cá Mây Trắng thường có màu nâu, còn bụng màu trắng bạc. Ngoài ra còn một đường vằn chạy dọc phần giữa cơ thể, là màu vàng ánh kim, màu bạc hoặc màu nâu đậm. Phía gần cuối đuôi hoặc trên đuôi lại có màu đỏ. Vây lưng màu đỏ, hoặc màu vàng hay xanh. Một số em “xinh như hoa hậu” thậm chí còn sở hữu nhiều màu sắc đẹp và độc đáo.
Cá Mây Trắng
Cá mây trắng có bản tính hiền lành, có thể nói là ”hoa hậu thân thiện”. Thế nên, anh em có thể nuôi chung mấy em hoa hậu mây trắng với một số loài cá khác. Ngoài ra, trong hồ, anh em có thể trang trí thêm một ít sỏi tối và thảm thực vật hoặc cây thủy sinh. Cùng với đàn cá mây trắng bơi lượn cùng nhau, anh em sẽ có hồ thủy sinh sống động và đầy màu sắc.
Xem thêm: Thức ăn cho cá Mây Trắng loài cá nhỏ nhưng đẹp
Cá Tam Giác
Cá tam giác có tên tiếng Anh là Harlequin Fish và tên Khoa học là Trigonostigma heteromorpha. Hiện nay, loài cá này thường các loại như cá tam giác xanh, cá tam giác vàng, cá tam giác đỏ, cá tam giác tím. Tụi này tui nhỏ mà lại rất được ưa thích. Thậm chí được nhân giống rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Cá Tam Giác
Khi trưởng thành, cá tam giác có thể đạt được kích thước từ 3,5 đến 4cm. Thông thường, cá đực sẽ có kích thước lớn hơn và màu sắc đậm hơn cá cái. Còn cá tam giác cái sẽ có bụng tròn hơn.
Cá Tam Giác
Cá tam giác sống theo đàn, do đó, bạn nên nuôi một đàn cá tam giác, khoảng 8 đến 10 con. Ngoài ra, lưu ý đến dung tích của bể tầm khoảng 80 lít nước là thích hợp. Bên cạnh đó, anh em cũng nên chuẩn bị thêm nắp đậy ở phía trên bể để hạn chế cá nhảy ra ngoài.
Xem thêm: Các loại cá tam giác bơi thành đàn đẹp mê hoặc
Cá Sóc Đầu Đỏ
Cá Sóc Đầu Đỏ hay còn có tên gọi khác là Mũi Đỏ hoặc Hồng Thủ. Tên tiếng Anh là Red–nose tetra hay Rummy–nose tetra. Tên khoa học là Hemigrammus bleheri Géry. Đây là một loài cá cảnh cực kỳ dễ nuôi. Vẻ ngoài đặc biệt nổi bật với sắc đỏ ở phần đầu. Chúng là loài cá bơi theo đàn, rất được người chơi cá cảnh ưa chuộng. Vẻ đẹp cùng với khả năng thích nghi tốt và tính cách ôn hòa sẽ khiến anh em dường như bị chinh phục ngay lập tức.
Cá Sóc Đầu Đỏ
Ngoài phần đầu đỏ là điểm nhấn thì chúng còn sở hữu một thân hình màu bạc tuyệt đẹp. Với phần đuôi được tô điểm thêm hai sọc màu đen trắng đan xen với nhau. Chúng sống theo bầy đàn và có tính cách rất hiền hòa. Có thể nuôi cùng với các loài cá cảnh khác như cá neon, cá thần tiên, cá bảy màu… Và bể cá nhà bạn sẽ rực rỡ màu sắc cho xem.
Cá Sóc Đầu Đỏ
Cá Sóc Đầu Đỏ hay sinh sống ở tầng nước giữa trong bể thủy sinh. Với ánh sáng vừa, cá sẽ lên màu cực kỳ đẹp. Thực đơn chúng rất đa dạng. Từ trùng chỉ, bo bo… cho đến các loại thức ăn dạng viên.
Xem thêm: Cách nuôi cá Sóc Đầu Đỏ cá Mũi Đỏ đáng yêu
Cá Chuột
Hiện nay, cá chuột có khá nhiều loại với màu sắc khá ấn tượng và mang vẻ đặc sắc riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, cá chuột vẫn là loài cá cảnh được anh em lựa chọn nhiều nhất cho vị trí chiến binh dọn vệ sinh tầng đáy. Trong điều kiện sống tốt hay được chủ nuôi chăm sóc tốt, cá chuột có thể sống nhiều năm. Tuổi thọ khá cao, cá sống khỏe mạnh, đồng hành cùng chủ nhân yêu dấu.
Cá Chuột Trắng
Do cá chuột cũng rất thích ẩn nấp và hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Vì thế, anh em chủ nuôi có thể kết hợp trang trí thêm vài hốc đá, hang đá, cây thủy sinh nhỏ để tạo môi trường sống thoải mái cho cá chuột.
Cá Chuột Panda
Các chiến binh cá chuột này là loài cá cảnh ăn tạp. Chúng có thể ăn bất cứ loại thức ăn nào mà bạn cho vào hồ. Bạn có thể chuẩn bị thức ăn dạng viên được bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó cũng kết hợp cho chúng ăn thức ăn tươi sống và rau cắt nhỏ, hay côn trùn, trùn chỉ hay giáp xác… Đặc biệt tụi nó cũng rất thích ăn thức ăn thừa từ các loại cá khác sống chung trong hồ. Thậm chí nó cũng ăn luôn tảo, rong biển có hại trong nước.
Xem thêm: Các loại cá chuột đẹp nhất hiện nay
Tác giả: T.Viên
Nguồn Cacanhmini.com
Kinh nghiệm nuôi các loài cá cảnh, được nhiều anh em chia sẻ trên Blog Cá Cảnh Mini, đừng bỏ qua:
Nghệ thuật cho cá sọc ngựa cá ngựa vằn sinh sản
9 bệnh thường gặp ở cá đĩa và cách chữa trị hiệu quả
Cá tam giác thả bể thủy sinh siêu đẹp
Những bệnh thường gặp ở cá bảy màu và cách chữa trị
Cá khủng long 6 sừng 4 chân gây sốt giới chơi cá