Những loại cá nào có thể làm được nước mắm ngon – Nước Mắm Tĩn

4.3

/

5

(

3

bình chọn

)

Nước mắm vốn là gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Để làm ra được nước mắm ngon, đương nhiên thành phần quan trọng nhất luôn luôn là cá. Vậy loại cá nào có thể chế biến được loại nước mắm đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với khẩu vị của từng người? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Những Loại Cá Biển Làm Nước Mắm Ngon

Khi nhắc đến làm mắm thì đầu tiên người ta sẽ nghĩ ngay tới cá biển tươi được đánh bắt ngoài đại dương, với những làng chài ven biển đậm chất hoài cổ để có được sản phẩm là những hũ nước mắm ngon lành, sánh đậm vị truyền thống Việt Nam. Sau đây là một số loại cá biển thường được sử dụng để làm ra nước mắm nhất.

Cá cơm

cá cơm ủ chượp nước mắm rất thơm ngon

Loại cá thường được dùng để làm mắm nhiều nhất là cá cơm. Từ xa xưa, người dân vùng duyên hải Việt Nam đã biết tận dụng số lượng đông đúc của loài cá này để chế biến các món ăn, nhất là để làm nước mắm. Cá cơm được sử dụng nhiều bởi vì chúng có độ đạm tự nhiên cao và vị ngon, ngọt, đậm đà. Đặc điểm làm cho cá cơm đặc biệt hơn so với các loại cá khác chính là ở tập tính ăn nổi, hoạt động mạnh nên ít mỡ, khi làm mắm không có lớp váng mỡ nổi lên như nhiều loại cá khác. Bên cạnh đó, khi so sánh với các loài cá khác cũng được ủ chượp trong cùng một thời gian thì cá cơm thủy phân triệt để hơn, cho ra thành phẩm nước mắm rất thơm, không có mùi tanh.

Có nhiều loại cá cơm được dùng làm nguồn nguyên liệu để làm nước mắm như cá cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất và được sử dụng nhiều nhất luôn là cá cơm than và sọc tiêu.

Hũ mắm khi mở ra dù bạn đang ở cách xa 20 mét vẫn ngửi được mùi thơm lan tỏa thì đó mới là mắm cá cơm chính hiệu.

Cá nục

Bên cạnh cá cơm, cá nục cũng là loài cá thường được các làng nghề đánh bắt và sử dụng làm nguyên liệu chế biến loại nước mắm truyền thống. Đây là loại món mắm thơm ngon của miền biển, được ưa chuộng nhiều nhất ở những vùng nông thôn, miền núi. Chẳng cần cầu kỳ, cao sang, chỉ một dĩa rau lang, rau muống hoặc cà rốt, bông cải chấm với chén mắm cá nục dằm ớt cũng đủ làm no bụng, ấm lòng bao người.

Cá nục tập trung thành đàn lớn, mùa mưa ngư dân kéo lưới đánh bắt được số lượng rất nhiều. Bởi mùa này, những dòng sông mang rất nhiều phiêu sinh vật là thức ăn cho cá đổ thẳng ra biển nên mùa mưa cá nục béo mập, thịt săn chắc tươi ngon. Cá nục được dùng để làm nước mắm, đặc biệt là làm mắm thính cá nục, ngoài ra dùng để làm thức ăn tươi cũng rất ngon. Nước mắm thính cá nục có hương vị rất thơm ngon và đặc biệt, là một trong những đặc sản nổi tiếng của làng nghề Phan Thiết bên cạnh nước mắm cá cơm.

Ngày nay, nghề làm nước mắm cá nục dần dần ít xuất hiện hơn trong bữa ăn của người Việt. Có người bảo thế hệ dày dạn kinh nghiệm sản xuất nước mắm cá nục ngày trước bây giờ đã không còn, con cháu họ lại lựa chọn những ngành nghề làm ăn khác nên nước mắm cá nục dần vắng bóng trên thị trường nước mắm.

Xem thêm bài viết Kinh khủng loại nước mắm giả có thể gây ung thư tại đây: https://nuocmamtin.com/quy-trinh-san-xuat-nuoc-mam-gia-va-tac-hai-cho-nguoi-dung/

Cá thu

cá thu ủ chượp nước mắm rất ngon

Đến Bình Định, du khách sẽ không thể bỏ qua rất nhiều loại đặc sản ngon và nổi tiếng như bánh xèo tôm nhảy, rượu bầu đá,… một trong những loại đặc sản không thể không kể tên trong đó chính là mắm cá thu lát vô cùng thơm ngon.

Cá thu ở Bình Định là số một không đâu ngon bằng vì người ngư dân phải đánh bắt ở ngoài khơi và vùng nước sạch nên thịt cá tươi ngon, chế biến đậm đà. Đặc biệt nơi đây quanh năm có lượng cá thu dồi dào mà con nào cũng béo chắc và giàu dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng nước mắm mà chỉ cần ăn với một bát cơm nóng và một miếng cá nhỏ là đủ cho mọi người phải tấm tắc khen ngon.

Thịt cá thu chứa ít Natri, giàu Phosphorus, Protein, Vitamin D, Niacin, Vitamin B12 và Selenium, giàu chất béo omega tốt cho tim mạch và rất có lợi cho sức khỏe. Những chai nước mắm cá thu có mùi thơm nồng nhẹ đặc trưng, nhiều chất dinh dưỡng mà ít loại nước mắm nào có được.

Những Loại Cá Nước Ngọt Dùng Để Làm Nước Mắm

Nước mắm truyền thống từ bao đời nay vẫn được biết tới chủ yếu là được làm từ cá biển. Vậy còn những loại cá khác không phải cá biển mà vẫn được dùng để làm mắm thì sao? Dưới đây là một số loại cá nước ngọt thường được dùng làm nguyên liệu làm mắm để bạn thử thay đổi khẩu vị nếu đã quá quen thuộc với mắm cá biển!

Cá rô phi

cá rô phi ủ chượp nước mắm rất ngon

Mắm cá rô phi là một đặc sản đại diện cho ẩm thực miền Tây Nam Bộ, dân dã, gần gũi, hương vị lại cực bắt miệng, có thể gây “nghiện”. Tuy không phải là một món ăn cao sang mỹ vị nhưng chắc chắn những ai đã từng thử qua loại mắm này sẽ khó có thể quên được vị ngon của nó.

Thịt cá rô phi ngọt bùi, trong thịt giàu khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải. Thịt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Cá rô phi loài cá mau lớn, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau nên được lựa chọn để sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn.

Mắm được làm từ cá rô phi cực kỳ ngon và có hương vị đậm đà riêng. Bạn chỉ cần nêm vào chén mắm một ít ớt tươi, tỏi giã dập, vắt ít chanh vào, thêm một chút đường, bột ngọt khuấy tan là ngon “hết sẩy”. Mắm cá rô phi cực kỳ hợp khi kết hợp chung với chuối chát, dưa leo hay mấy thức rau dân dã của miền Tây sông nướng như bông súng, bông điên điển,… Hoặc nếu muốn đổi vị thì bạn có thể đem chưng, chiên, kho mắm, ăn cùng cơm hay làm lẩu mắm đều rất ngon.

Cá linh

cá linh được ủ chượp nước mắm rất nổi tiếng ở miền tây

Từ rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, nước lũ chảy từ thượng nguồn sông MeKong ở Campuchia đổ về miền Tây, qua An Giang, Đồng Tháp, men theo kênh rạch, lấn ra sông Cửu Long rồi xối thẳng ra biển. Thời điểm nước về cũng là lúc thiên nhiên hào phóng gửi tặng người dân miền Tây nhiều sản vật mà trong số đó, cá linh và bông điên điển là món ngon được trông chờ nhiều nhất. Cá linh đầu mùa là ngon, ngọt thịt nhất, chỉ bé bằng cái đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non hay cá linh sữa. Cá còn chưa lớn hẳn nên xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy.

Một trong những món đặc sản của người dân miền Tây Nam Bộ đó là mắm cá linh chưng thịt trứng. Với hương vị đặc trưng, đậm đà, món ăn khiến nhiều người khó quên dù chỉ ăn thử qua một lần. Với món mắm này, bạn có thể ăn hết cả nồi cơm từ lúc nào mà còn không hay! Ngoài ra với cá linh, bạn còn có thể làm được mắm chưng hột vịt bắc thảo, mắm kho bông súng, bún mắm, lẩu mắm,… Rất nhiều những món ăn có cách thực hiện đơn giản mà không tốn quá nhiều thời gian.

Cá sặc

cá sặc là 1 trong những loại cá đồng dùng làm nước mắm rất ngon

Mắm cá sặc được biết đến như là một loại đặc sản cần phải mang về khi đến vùng Châu Đốc – An Giang. Khi đến đây, người ta sẽ nghĩ ngay đến món này. Với vị ngọt và thanh của mắm, cùng với vị mặn nhẹ sẽ làm cho bạn ấn tượng ngay từ lần đầu tiên ăn thử. Ngoài làm mắm ra thì bạn có thể dùng cá sặc để kho với cá kèo hoặc làm lẩu mắm ăn đúng chất miền Tây.

Mắm thành phẩm sẽ có màu đỏ nhạt rất bắt mắt. Khi ăn, người ta thường hay giã thơm vào tới khi tan đều, và để lại vị ngọt thanh tự nhiên. Đặc biệt, mắm cá sặc để càng lâu thì ăn càng ngon. Chỉ cần cho 1 trái ớt xắt nhuyễn vào mắm, một rổ rau sống tươi rói là có thể ăn được với cơm ngay.

Trên đây là những loại cá dùng làm nước mắm ngon, giàu dinh dưỡng. Nếu có dịp đi du lịch thì đừng quên mua những đặc sản mắm làm từ cá ở mỗi vùng miền về thử nhé! Hy vọng trên mâm cơm của bạn lúc nào cũng có những chén mắm ngon miệng và đậm đà vị cá!

Xem thêm bài viết Các chủng loại cá cơm tại Việt Nam và trên thế giới tại đây: https://nuocmamtin.com/cac-chung-loai-ca-com/

Rate this post

Viết một bình luận