Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm các mẹ cần biết

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm các mẹ cần biết

Theo Tổ Chúc Y Tế Thế Giới chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Vậy khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần lưu ý điều gì? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của Việt Soup nhé!

 

Khi nào thì nên cho trẻ ăn dặm?

Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung nhiều thực phẩm vì nhu cầu năng lượng tăng so với trước. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này mỗi ngày trẻ cần khoảng gần 700kcal. Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp phần năng lượng mất đi và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên, nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc chậm lớn.  Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ từ mẹ cho không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ có nguồn cung là sữa mẹ, do vậy ăn dặm chính là nguồn cung cấp sắt thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu không đủ sắt trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng.

Ngược lại, nếu ăn dặm muộn hơn 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có khả năng bị đứng cân vì lúc này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Những điều mẹ cần chú ý trong thời kì bé ăn dặm

 

1. Ăn nhạt

 

Cơ thể con người luôn cần 1 lượng muối để hoạt động tốt. Muối không được tự sản sinh trong cơ thể do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta cần phải có 1 lượng muối nhỏ.

 

Nhưng nhu cầu muối của trẻ ăn dặm là rất ít (ít hơn 1g mỗi ngày cho nên khi bé được 12 tháng tuổi) và nhu cầu này được đáp ứng đầy đủ qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

 

Mẹ thấy thức ăn nhạt nếu không có muối nhưng khẩu vị của bé lúc này chưa phát triển và bé không cảm nhận được vị mặn!

 

 2. Không ép ăn hay ép bú

 

Bé muốn ăn bao nhiêu thì bé sẽ quyết định. Mẹ có thể dụ dỗ bé bằng nhiều cách để bé ăn thêm, nhất là ở giai đoạn biếng ăn, như làm thức ăn đặc sắc nhiều màu, đưa ra thêm 1 món bé hay ăn, đưa muỗng nĩa chén bát cho bé tự xúc, cho bé bốc, vọc thức ăn trong bát.

3. Không đi rong, phải ngồi tại ghế ăn

Việc rong đi ăn trong thời kì bé ăn dặm sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ, trẻ sẽ thiếu tính độc lập, phụ thuộc vào cha mẹ khi đến bữa ăn.

 

4. Không đồ chơi và tivi

Trong những tháng đầu đời, đặc biệt từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ học được nhiều về cảm giác với sự vật xung quanh. Vì vậy, chơi đồ chơi và xem tivi khi đang trong bữa ăn dặm sẽ làm trẻ mất tập trung, lâu kết thúc một bữa ăn hơn so với những đứa trẻ khác.

 

5. Bữa ăn vui vẻ

 

Vui vẻ trước hết phải thể hiện ở nụ cười của cha mẹ. Mẹ hãy vỗ tay bé khi bé ăn ngoan, kể bé nghe những món bé ăn, mẹ hãy khiến cho bữa ăn là sự học hỏi, tìm tòi thú vị… Nếu được, bữa ăn trình bày sáng tạo cũng sẽ giúp bé thích thú hơn.

 

6. Không so sánh với khả năng ăn hay cân nặng với các bé khác

 

Miễn là bé vẫn nằm trong tiêu chuẩn bình thường, phát triển đều, vận động tốt. Không nên so sánh khả năng ăn của trẻ với những đứa bé khác vì mỗi bé có sự phát triển khác nhau.

Bổ sung cháo dinh dưỡng Việt Soup trong giai đoạn trẻ ăn dặm

 

Kể từ tháng thứ 6 trong đời của trẻ, việc lên thực đơn ăn uống là một việc vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần làm. Do đó, để việc trẻ ăn dặm trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn, Việt Soup mang đến những sản phẩm cháo dinh dưỡng vô cùng thơm ngon, chất lượng, lại rất hợp khẩu vị của trẻ. Việt Soup tự hào là thương hiệu chế biến cháo dinh dưỡng tốt nhất hiện nay với hơn 10 năm kinh nghiệm, 700 cửa hàng nhượng quyền đã có mặt trên toàn quốc. Muốn mua cháo quý khách hàng có thể đến các cửa hàng Việt Soup gần nhất hoặc liên hệ số hotline : 1900 63 67 43 để được hỗ trợ.

 

Xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận