Bệnh cước không nguy hiểm nhưng gây ra bất tiện nhất định đối với cuộc sống sinh hoạt bình thường hàng ngày của người mắc bệnh này. Vậy cước chân mùa đông là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến cước chân? Cách phòng và chữa cước chân như thế nào?
1. Bệnh cước chân là gì?
Cước chân thực ra là bệnh dị ứng thời tiết tại chỗ, khi nhiệt độ xuống thấp thì bệnh cước bắt đầu xuất hiện. Bệnh này hay xuất hiện hơn ở người lao động ngoài trời hoặc trực tiếp tiếp xúc với nguồn nước lạnh. Nhưng không phải ai cũng biết cách tránh và chữa bệnh này, nếu không chữa đúng cách thì rất có thể họ phải trải qua mùa đông cùng với khó chịu mà căn bệnh này gây ra.
- Bệnh cước chân mùa đông (Ảnh: Internet)
2. Biểu hiện và nguyên nhân bị cước chân tay
Khi mắc bệnh thì người bệnh hay bị ngứa ở đầu ngón chân, ngón tay. Thời tiết lạnh làm sự tuần hoàn máu dưới da kém làm cho vùng da đó sinh ra co thắt, rối loạn tuần hoàn máu có thể gây ra thiếu máu tạm thời cho vùng da đầu ngón chân đó.
Xem thêm
Khi cũng ở vùng da đó, ta làm ấm đột ngột thì các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ làm tổn thương gây nên hiện tượng sưng đỏ, lâu ngày sẽ gây nên hoại tử.
3. Ảnh hưởng của cước chân tới sức khỏe
Cước chân sẽ gây ngứa thậm chí là rát vùng đầu ngón chân. Nếu nặng hơn các chỗ mủ dưới ngón chân sẽ bị lở loét, gây nhiễm trùng.
Khi căng cứng ngón chân sẽ khó đi lại, khó đi giày dép và đặc biệt khi hoại tử là giai đoạn sau của bệnh sẽ làm giảm tính thẩm mỹ bàn chân trong mùa đông.
4. Biện pháp phòng tránh bệnh cước chân tay
Phòng tránh cước chân là điều nên chú ý trong mùa đông vì bệnh này dễ mắc nhưng cũng dễ phòng tránh.
Mùa đông lạnh bạn nên giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng ngón chân tiếp xúc trực tiếp với những nguồn lạnh như nước. Nên chuẩn bị đầy đủ tất chân khi đi ra ngoài.
Với những người cơ địa yếu hơn người bình thường, có sức chịu đựng kém thì những giải pháp như tất chân không khả thi cho lắm. Một giải pháp tương đối hiệu quả là sử dụng những dụng cụ sưởi ấm di động như túi ấm điện, túi chườm đa năng để giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn trong thời gian lạnh giá mùa đông.
Ngoài ra bạn để phòng bệnh cước chân tay mùa đông bạn cần:
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất liệu nhạy cảm dễ kích ứng da như len, bông…
– Không tiếp xúc nhiều hoặc đeo găng tay khi sử dụng các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa bát, nước lau nhà…
– Không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc đeo găng tay khi sử dụng nước lạnh.
– Nên tắm với nước quá nóng
– Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm cho da để tăng độ ẩm cho làn da của bạn.
Xem thêm
5. Cách chữa bệnh cước chân mùa đông
– Dùng lá lốt để chữa bệnh cước chân tay
Lá lốt tươi sau khi sửa sạch thì đem đi thái nhỏ. Sau đó đem đi đun sôi với nước trong 5 – 10 phút rồi thêm một ít muối. Rồi lấy nước đấy để ngâm chân. Ngâm hàng ngày và trước khi ngủ 15 – 30 phút, sau một thời gian thì bệnh cước chân tay sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.
– Dùng rượu để làm giảm cơn ngứa của bệnh cước chân tay
Lấy bông thấm một ít rượu anh đào rồi thoa lên vùng da bị cước sẽ làm dịu đi cơn ngứa và sau một thời gian sẽ khỏi hẳn.
– Gừng tươi trị bệnh cước chân tay hiệu quả
- Gừng giúp điều trị cước chân hiệu quả (Ảnh: Internet)
Lấy củ gừng tươi rửa sạch rồi thái lát mỏng, sau đó lấy lát gừng bỏ thêm một ít muối rồi xát lên vùng da bị cước. Mỗi ngày làm 2 – 3 lần thì những cơn ngứa sẽ dịu đi và bệnh cước sẽ từ từ khỏi hẳn trong vòng 1 tuần điều trị bằng cách này.
Phương Anh
Theo Nội khoa Việt Nam