Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô

Trong Đông y, hà thủ ô được tôn vinh là “ thánh dược” bởi tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và công dụng làm đen tóc đẹp da của dược liệu này đã được khẳng định qua nhiều thế kỉ. Tuy rất tốt với sức khỏe nhưng nhiều người dùng không đúng cách và không hiểu biết đầy đủ về những lưu ý khi sử dụng vì vậy đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giải thích rõ với bạn đọc về những điều cần tuân thủ, những lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng cây hà thủ ô.

Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô 1

Mục lục

  • 1. Giới thiệu cây hà thủ ô
  • 2. Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe con người
  • 3. Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô
    • 3.1. Sử dụng hà thủ ô sống và hà thủ ô chín
    • 3.2. Hà thủ ô dễ gây tiêu chảy
    • 3.3. Hà thủ ô gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải
    • 3.4. Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô

1. Giới thiệu cây hà thủ ô

  • Hà thủ ô hay còn được gọi với tên dân gian khác: thủ ô, giao đằng, dạ hợp…

  • Hà thủ ô là loại cây dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ củ, có hình giống củ khoai lang, màu nâu đỏ. Lá hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mọc theo kiểu so le, hình mũi tên, gốc lá hình tim, đầu thuôn nhọn, rộng 3 – 4cm, dài 5 – 8cm, gân lá từ 3 – 5, xuất phát từ gốc lá; cuống lá phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.

  • Cụm hoa dài hơn lá, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.Quả hình 3 cạnh, bóng nhẵn, nằm trong bao hoa, bao hoa có 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.

  • Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 – 2.

Xem thêm:

2. Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe con người

  • Theo y học cổ truyền, hà thủ ô tươi và khô đều có tác dụng giải độc, tiêu ung thủng, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, thông tiểu, tràng nhạc và chữa táo bón ( thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc người già). Có thể phối hợp cùng hạ khô thảo, kim ngân hoa vào bài thuốc.

  • Hà thủ ô kiên trì dùng lâu dài sẽ làm râu tóc đen trở lại đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng đối với những người tóc khô xơ, rụng tóc. Ở Ấn Độ rất phổ biến cách dùng rễ hà thủ ô đỏ làm đen tóc và làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut.

  • Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, khí huyết suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu và các bệnh về máu khác, trị các trường hợp di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.

  • Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh, bổ và sinh huyết, dùng làm thuốc an thần, thuốc bổ và tăng lực, trị các chứng đau người, mỏi chân tay, thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương. Đối với người già sau khi bị bệnh cũng có thể dùng hà thủ ô để giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng.

  • Hà thủ ô giúp bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, nhất là tuyến thượng thận và giáp trạng.

  • Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng  đề kháng, chống rét của cơ thể, làm chậm lão hóa và giúp trẻ hóa da.

Xem thêm: 6 tác dụng không ngờ từ cây hà thủ ô

3. Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô

3. Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô 1

Hành, tỏi, gừng không nên sử dụng khi dùng hà thủ ô

3.1. Sử dụng hà thủ ô sống và hà thủ ô chín

Hà thủ ô sống:

Đây là hà thủ ô tươi, còn nguyên củ, khi thu hoạch về chưa qua chế biến, tức là chưa qua thái lát và phơi khô. Trong hà thủ ô sống có chưa những hợp chất anthraglucosid- kích thích nhu động ruột, thông đại tiện và gây ỉa chảy. Vì vậy khi uống hà thủ ô sống thường dễ bị đau bụng, ỉa chảy; một số khác có thể gây ra ngủ li bì ( có thể do nguyên nhân cơ địa người thuộc tạng dương hư) hoặc gây say.

Hà thủ ô sống nói chung chỉ dùng dụng để chữa táo bón, ung nhọt và sốt rét. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể kết hợp hà thủ ô và một số vị thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh.

Hà thủ ô chế:

Là hà thủ ô đã được chế biến sơ qua bằng một số cách như ngâm nước vo gạo và chế biến cùng đậu đen, tẩm ép củ sinh địa, tẩm rượu, nước gừng, mật ong, cam thảo khô…. Để tăng tác dụng làm đen râu tóc, thường sử dụng hà thủ ô chế với đậu đen

Những trường hợp khác chỉ dùng hà thủ ô đã qua chế biến chứ không dùng hà thủ ô sống.

3.2. Hà thủ ô dễ gây tiêu chảy

  • Củ hà thủ ô đỏ gây kích thích lên đường tiêu hóa, dùng để thông đại tiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hà thủ ô kích thích quá mức lại gây rối loạn tiêu hoá, vì vậy, những người đang bị viêm đường tiêu hoá như viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng hà thủ ô, nhất là củ sống chưa qua chế biến.

  • Không nên dùng các bài thuốc, sản phẩm có chứa hà thù ô, rượu ngâm hà thủ ô trước 7h sáng khi chưa ăn gì vì lúc này đường ruột dễ bị kích thích.

  • Để giảm nguy cơ gây tiêu chảy, khi dùng hà thủ ô thì không nên dùng thực phẩm sống, thực phẩm tanh,.

  • Nếu đang bị tiêu chảy thì hãy tạm ngừng uống hà thủ ô đỏ, dùng thuốc trị tiêu chảy cho hết, sau đó mới tiếp tục dùng hà thủ ô.

3.3. Hà thủ ô gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải

Công dụng nhuận tràng quá mức của củ hà thủ ô đôi khi gây ra hậu quả làm giảm hấp thu kali, gây mất cân bằng điện giải. Khi cơ thể bị rối loạn điện giải, trong người sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.

  • Rối loạn điện giải do dùng hà thủ ô thường ít gặp, nhóm người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh có nguy cơ bị cao hơn những nhóm khác. Những người bệnh bị viêm cơ, teo cơ vì rối loạn điện giải nếu sử dụng hà thủ ô thì sẽ khiến cho các bệnh về cơ này nghiêm trọng hơn.

  • Khi dùng hà thủ ô nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lạ thì nên tham vấn ý kiến bác sỹ Đông y. Bạn cũng có thể sử dụng vitamin B liều cao, dạng tiêm và kết hợp massage, xoa bóp theo hướng dẫn của bác sỹ để dây thần kinh cảm giác sớm được hồi phục.

3.4. Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô

  • Theo các sách thuốc Đông y, củ cải trắng, tỏi và hành là ba loại thực phẩm, gia vị phải tuyệt đối tránh khi dùng hà thủ ô. Các loại gia vị cay nóng khác như ớt, hạt tiêu, gừng cũng nên kiêng khi đang dùng hà thủ ô. Những loại gia vị này có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng ảnh hưởng tới chức năng bổ can, thận, bổ huyết của hà thủ ô đỏ.

  • Khi dùng hà thủ ô kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), cá không có vẩy.

  • Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.

  • Người viêm gan nên hạn chế dùng hà thủ ô tránh gây nguy hại cho sức khỏe.

3.4. Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô 1

Xem thêm: Nguy hiểm khôn lường khi dùng hà thủ ô đỏ sai cách

Rate this post

Viết một bình luận