Những ngày ăn chay của đạo Công Giáo ? Luật công giáo về ăn chay
Bạn đang phân vân không biết những ngày ăn chay của đạo Công Giáo bắt đầu từ ngày nào? Những ngày ăn chay này, con chiên sẽ ăn uống như thế nào, kiêng cữ những gì và cách ăn chay ra sao? Hãy cùng tham khảo thêm thông tin về ăn chay đạo Thiên Chúa qua bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nhất.
Những ngày ăn chay của đạo Công Giáo bắt đầu từ ngày nào?
Lịch ăn chay Công Giáo là gì?
Ăn chay đạo Công Giáo hay còn gọi là Mùa Chay (tên tiếng Anh là Lent, tiếng Latin là Quadragesima). Đây được xem là dịp lễ tôn giáo về ăn uống rất trang trọng, đại đa số con chiên tham gia.
Những ngày ăn chay của đạo Công Giáo gồm 40 ngày trước Lễ Phục Sinh. Mùa chay bắt đầu từ ngày thứ tư Lễ Tro cho tới thứ bảy Tuần Thánh. Lễ Phục Sinh rơi vào ngày chủ nhật giữa ngày 22/03 và 25/04, cho nên thứ tư Lễ Tro có thể là các ngày 04/02 hoặc 10/03 dương lịch.
Ý nghĩa của 40 ngày ăn chay trong đạo Công Giáo
40 ngày ăn chay của người Công Giáo bắt nguồn từ nhiều sự kiện ý nghĩa của Giáo hội này, bao gồm:
-
Moses trên Núi Sinai với Thiên Chúa 40 ngày;
-
40 ngày đêm Thiên Chúa làm trận Đại Hồng Thủy;
-
40 năm hành trình đi tới miền đất hứa của người Do Thái;
-
Tiên tri Jonah cho Thành phố Nineveh kêu gọi sám hối 40 ngày;
-
40 ngày ăn chay của chúa Giêsu;
Nguồn gốc của mùa chay trong Công Giáo
Thực chất ăn chay theo đạo Công Giáo gồm 40 ngày đêm. Nguồn gốc của 40 ngày này chính là chúa GiêSu trong đảo hoang, nhịn ăn và vượt qua mọi sự cám dỗ của ma quỷ.
Trong 40 ngày đó, chúa GiêSu đã vượt qua các chướng ngại vật là những mong muốn về quyền lực, khao khát đời sống xác thịt và trên hết là lòng kiêu ngạo. Ngài đã vượt qua tất cả và có nhiều câu trích dẫn để có thể phản hồi lại ma quỷ một cách hoàn hảo nhất.
Các quy định ăn chay Công Giáo
Mùa ăn chay theo Công Giáo quy định rõ ăn chay là: ăn kiêng thịt, nên làm từ thiện và hạn chế tối đa những thú vui ngày thường. Việc ăn chay này đề cao Thiên Chúa, đề cao ăn uống đạm bạc, nâng cao sức khỏe bản thân.
Theo đó, tất cả những ngày thứ tư Lễ Tro và ngày thứ 6 Tuần Thánh, bắt buộc các tín đồ từ 14 tuổi cho tới 59 tuổi phải kiêng ăn thịt, giữ chay trong thể xác lẫn tâm hồn. Việc kiêng thịt, ăn một bữa/ngày giúp cơ thể refresh thêm phần khỏe mạnh hơn.
Luật ăn chay Công Giáo khuyên nên và không nên làm gì?
Mùa ăn chay có nên làm lễ cưới hay không?
Mùa ăn chay của Công Giáo thì các cặp đôi vẫn có thể tổ chức lễ cưới bình thường. Khác với những lễ cưới ngày thường, vào mùa chay phải tiến hành Thánh Lễ theo ngày phục vụ.
Tổ chức lễ cưới những ngày này sử dụng các bản văn phục vụ, đọc Thánh Kinh của ngày lễ mùa chay. Sau khi bài giảng kết thúc sẽ được cha xứ tiến hành nghi thức hôn phối như bình thường.
Kết thúc lễ cưới vào đúng mùa chay, cha xứ sẽ đọc lời cầu nguyện cho vợ chồng trẻ. Đặc biệt sẽ không thể thiếu công thức ban phép lành cho đôi trẻ mới cưới.
Mùa ăn chay có bắt buộc xưng tội hay không?
Xưng tội là một trong những hoạt động bình thường của đạo Thiên Chúa. Những ngày của mùa chay không bắt buộc các tín đồ phải xưng tội.
Một khi đến tuổi khôn, con chiên cần phải xưng tội mỗi năm một lần không nhất thiết vào mùa chay. Con chiên cần xưng tội một cách chân thành với linh mục, và linh mục là người quyết định bạn nên làm gì để đền tội đã gây ra.
Các Cha xứ khuyên rằng, mùa chay chính là khoảng thời gian đẹp, đúng với luật của Giáo hội để các con chiên xưng tội. Đây là cơ hội để thông hiệp vào mầu nhiệm Phục Sinh vinh quang của Chúa.
Mùa ăn chay kiêng thịt thì nên ăn gì?
Vậy những ngày ăn chay của Đạo Công Giáo nên ăn gì khi bắt buộc kiêng thịt? Bạn sẽ không thể ăn thịt (thịt của động vật máu nóng, các loài có vú, lục phủ ngũ tạng động vật) nhưng lại có thể ăn trứng, sữa, các loại hải sản khác.
Không những vậy, cách ăn chay Công Giáo cũng không kiêng các loại soup từ thịt, nước dùng từ thịt hay gia vị từ thịt. Con chiên chỉ không nên ăn thịt, còn lại có thể thoải mái ăn uống miễn sao cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Bạn có thể bổ sung cho mình các loại rau xanh, các loại củ quả cũng rất tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chỉ ăn một bữa cho nên hãy chế biến những món ăn chay ngon nhất, phù hợp với mùa chay.
Cách ăn chay của người Công Giáo ăn thế nào cho đúng?
Nên ăn chay vào bữa nào hợp lý?
Vào những ngày ăn chay của đạo Công Giáo chất lượng và số lượng đồ ăn tùy vào từng tín ngưỡng của địa phương. Bạn có thể ăn nhiều hay ít tùy cơ địa của bạn.
Nếu đã quy định ăn bữa chính là bữa trưa thì nên ăn no, bữa sáng và chiều thì nên ăn ít hơn. Còn nếu xem bữa tối là bữa chính thì bữa sáng và bữa trưa nên hãm lại, ăn nhẹ nhàng.
Một điều kiêng kỵ trong mùa chay Thiên Chúa Giáo chính là không ăn vặt. Không được ăn bất cứ một loại đồ ăn vặt như bánh kẹo, trái cây… vào giờ nghỉ. Hãy tự tiết chế, khắc khổ và hãm mình trước thức ăn.
Mùa ăn chay nên ăn nói, hành động thế nào?
Bên cạnh việc ăn chay, kiêng thịt thì con chiên ngoan đạo nên thực hiện những hình thức khác trong mùa chay như hoạt động từ thiện, ăn nhẹ nói khẽ cười duyên, sám hối.
Việc hoạt động từ thiện, hành động nhẹ nhàng sẽ giúp cho tâm hồn của những con chiên thêm thoải mái, tích đức tốt lành. Không chỉ là vào mùa chay mà con chiên cần có những hành động đẹp, lời nói hay vào cả những ngày thường.
Điều này giúp cho cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, khiêm tốn, nhã nhặn, tha thứ cho mọi việc xung quanh. Có như vậy cuộc sống của con chiên mới trở nên ý nghĩa.
Không áp dụng ăn chay đạo Công Giáo cho đối tượng nào?
Những con chiên không thể ăn chay, không thể kiêng thịt thì không nhất thiết phải tham gia mùa chay. Những đối tượng đó bao gồm:
-
Đối tượng được tha giữ chay: Phụ nữ đang cho con bú, người làm việc nặng, người nghèo khổ vì đói, Cha Xứ, Giám Mục, Bề trên Dòng.
-
Đối tượng được tha kiêng thịt: Con chiên sức khỏe yếu hay lao động nặng cần ăn thịt, những con chiên mà chủ nhân không cho ăn đồ ăn khác ngoài thịt, người trong ngày thứ sáu gặp lễ buộc… Cha xứ sẽ tha thứ cho những người này!
Hy vọng với những ngày ăn chay của Đạo Công Giáo và thông tin cần thiết như trên, con chiên ngoan đạo sẽ thực hiện đúng và không cảm thấy quá khó khăn trong việc thực hiện. Ăn chay đúng ngày, đúng quy định sẽ giúp cho bạn có sức khỏe tốt, an lành nhất.
Đăng ký nhận quà từ chuyên gia
Sách thực dưỡng miễn dịch
“Một xu hướng mới của thực dưỡng ohsawa”
Họ và tên*:
SĐT*:
Email:
Sách chỉ tặng cho người hữu duyên