Nuôi vẹt làm thú cưng hiện nay rất phổ biến cả trong và ngoài nước. Các loài vẹt cảnh với màu sắc, kích thước đa dạng có thể được thả tự do trong nhà như chó mèo. Một số loài rất thích tương tác với chủ và có thể nói rất tốt.
Tuy nhiên, nuôi vẹt không giống như những loài chim cảnh thông thường. Chúng có thể mang lại nhiều rắc rối cho bạn. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu những lý do khiến vẹt không phải là thú cưng dành cho tất cả mọi người.
Những vấn đề khi nuôi Vẹt làm thú cưng
Đầu tiên là tiếng kêu của chúng. Mặc dù không kêu cả ngày, nhưng mỗi khi kêu lên chúng có thể khiến người nuôi vẹt giật mình. Âm thanh của một con vẹt kích thước trung bình có thể lớn bằng tiếng chó sủa. Vẹt kích thước lớn thì âm thanh chúng gây ra sẽ rất khủng khiếp.
Vẹt có khả năng phá hoại đồ nội thất hoặc quần áo rất mạnh do tính tò mò của chúng. Chỉ cần nhìn thấy bất cứ thứ gì lạ, chúng sẽ cắn thử xem sao. Hơn nữa lực cắn của vẹt rất mạnh, nhất là các giống vẹt lớn. Đồ nhựa, gỗ, vải loại nào cũng cắn hết.
Vẹt đi vệ sinh khắp nơi, gần như không thể huấn luyện một con chim biết cách đi vệ dinh đúng chỗ giống như chó mèo. Thông thường sau khi ăn no, trong mấy phút sau vẹt sẽ đi vệ sinh một lần. Bất luận là bản thân đang ở đâu.
Nếu vẹt bị thương hoặc mắc bệnh thì rất rắc rối. Bởi tại Việt Nam có rất ít bệnh viện và bác sĩ thú y chuyên khoa có thể điều trị bệnh cho vẹt. Hơn nữa thuốc của chim cũng thường đắt hơn các loại thuốc thú ý khác. Chi phí phẫu thuật cho vẹt cũng không rẻ và độ khó khi phẫu thuật lớn hơn nhiều so với chó mèo. Mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.
Phương pháp giải quyết khi nuôi vẹt
Với vấn đề tiếng ồn, cách giải quyết là huấn luyện vẹt im lặng. Nếu kêu quá to hoặc kêu vô cớ thì vả miệng hoặc giữ chặt mỏ. Nhưng không được đánh quá mạnh. Chim có bộ xương rỗng, rất dễ bị đánh chết hoặc bị thương.
Nếu vẹt có thói quen cắn đồ đạc, chủ nhân phải chú ý để ngăn chặn kịp thời. Nhưng việc cắn rỉa đồ đạc cũng có tác dụng giúp chúng mài mỏ. Nếu không thì mỏ sẽ mọc liên tục, gây cản trở việc ăn uống và sinh hoạt bình thường. Cách tốt nhất là chuồng nuôi vẹt có nhiều loại đồ chơi để chúng gặm cắn giết thời gian. Ví dụ như vòng, xích đu, dây thừng hoặc mai mực để cung cấp canxi cho vẹt.
Để phòng tránh việc đi vệ sinh bừa bãi, người nuôi nên quan sát chúng. Khi thấy con vẹt muốn đi vệ sinh thì di chuyển đến chỗ cố định. Thực ra cũng không cần lo lắng quá, vì lượng chất thải mỗi lần của vẹt không nhiều. Cho dù là vẹt kích thước lớn thì mỗi lần cũng chỉ bằng một đồng tiền xu. Dùng giấy vệ sinh lau sạch rồi vứt đi.
Cuối cùng, để nuôi vẹt khỏe mạnh, hãy chú ý đến thú cưng nhiều hơn. Phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra. Chú ý vấn đề vệ sinh nơi ở, đồ dùng, đồ chơi. Chú ý ăn uống và rèn luyện, giữ an toàn cho vẹt.
Tuổi thọ của Vẹt
Trong trường hợp không xảy ra tai nạn, sức khỏe tốt thì các giống vẹt nhỏ có thể sống được hơn 10 năm. Vẹt kích thước trung bình có thể sống được hơn 20 năm. Vẹt cỡ trung bình lớn có tuổi thọ trung bình 40-60 năm. Vẹt cỡ lớn có thể sống tới hơn 80 năm. Đây là tuổi thọ trung bình khi nuôi vẹt trong điều kiện nhân tạo.
Vẹt là nhóm các loài chim có chỉ số IQ cao, nhất là vẹt kích thước lớn. Hơn nữa chúng là loài sống theo bầy đàn hoặc thành đôi, có tính xã hội rất cao. Chúng rất gắn bó và có tình cảm sâu sắc đối với con đầu đàn và bạn đời. Vì vậy hậu quả của việc thay đổi chủ sau một thời gian dài nuôi dưỡng là vô cùng nghiêm trọng.
Vẹt rất dễ bị stress và tự làm hại mình nếu cảm thấy bị bỏ rơi. Bởi vậy, một khi bắt đầu nuôi vẹt làm thú cưng, bạn hãy chuẩn bị tâm lý để chăm sóc chúng lâu dài. Không chỉ vài năm mà có khi cả cuộc đời.
5/5 – (1 bình chọn)