Những tố chất cần có ở 1 tuyên truyền viên vận động hiến máu tình nguyện. – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.29 KB, 33 trang )

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

– Luôn tự ý thức rèn luyện các kỹ năng liên quan (thuyết trình, nắm bắt tâm lý đối

tượng, tổ chức trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện…).

– Trước tiên hãy là một tuyên truyền viên ở nơi mình sống, nơi mình học tập. Hãy

chủ động tự mình tuyên truyền.

– Chủ động tìm hiểu thông tin và tham gia càng nhiều càng tốt các buổi tuyên

truyền do Chi hội tổ chức trong điều kiện có thể. Đừng ngại ngần khi đứng trước người

lạ, đứng trước đám đông; đừng ngại ngần khi xung phong nhận nhiệm vụ và có trách

nhiệm hết mình với nó! Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng trong

điều kiện có thể.

Quan tâm chăm sóc đến những bạn Hội viên xung quanh mình.

Là một người chăm sóc những người tham gia Hiến máu một cách khéo léo.

Đặt mục tiêu trở thành một cán bộ Hội để được trưởng thành hơn.

Chi Hội 27/2

Page 23

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

II.

KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN.

1. Chăm sóc người hiến máu nhân đạo là gì?

Chăm sóc người hiến máu là tất cả các hoạt động trong và ngoài điểm hiến máu nhằm

đảm bảo an toàn truyền máu, sao cho người hiến máu hài lòng và thoả mãn tối đa về dịch

vụ truyền máu đồng thời tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của họ. Qua đó tạo tiền đề cho công

tác vận động hiến máu nhắc lại.

 Về không gian: chăm sóc tại điểm và ngoài điểm.

 Về thời gian: chăm sóc tiền hiến máu, tại điểm, hậu hiến máu.

 Về hình thức: Chăm sóc trực tiếp và gián tiếp.

 Về đội tượng: Chăm sóc người hiến máu lần đầu, nhắc lại và người bị trì hoãn hay

không thể hiến máu.

2. Mục đích chăm sóc người hiến máu

 Thay mặt người bệnh nhận máu thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn đối với

người hiến máu.

 Đảm bảo an toàn cho người hiến máu.

 Đem lại sự hài lòng về chất lượng phục vụ tại nơi hiến máu để họ tham gia hiến

máu nhắc lại và vận động người khác tham gia hiến máu.

 Góp phần vào việc tuyển chọn, quản lý danh sách những người đủ điều kiện tham

gia hiến máu an toàn. Đồng thời trì hoãn hoặc loại trừ những người chưa đủ điều

kiện tham gia hiến máu.

 Góp phần tổ chức ngày hiến máu đạt hiệu quả tốt.

3. Yêu cầu đối với tình nguyện viên

 Trang phục: Gọn gàng, lịch sự

 Thái độ khi chăm sóc người hiến máu:

– Thể hiện sự nhiệt tình, tập trung vào nhiệm vụ, nở nụ cười thật tươi .

– Chăm sóc bằng “cái tâm” của mình, cho họ cảm giác được trân trọng và phục vụ

một cách tận tình chu đáo.

Lưu ý: Không nên quá tự nhiên đối với người hiến máu hoặc thờ ơ, thể hiện sự không

nhiệt tình khi chăm sóc người hiến máu.

 Thái độ với các tình nguyện viên khác: tôn trọng, cử chỉ, hành động đúng đắn.

 Kỹ năng chăm sóc phải đạt yêu cầu.

4. Quy trình chăm sóc người hiến máu nhân đạo tại điểm

Chi Hội 27/2

Page 24

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

Lưu ý: Chăm sóc người hiến máu nhân đạo tại điểm là một quy trình còn chăm sóc

người hiến máu nhân đạo là một chu trình.

Gọi điện mời người tham gia hiến máu

• Chào hỏi (anh/chị/bác…)

• Giới thiệu: + Đến từ đâu?

+ Chương trình hiến máu (tên, thời gian, địa điểm …)

• Dặn dò: + Ngủ sớm (trước 22h), không uống rượu bia chất kích thích.

+ Ngày hiến máu ăn sáng nhẹ, tránh thức ăn nhiều dầu, mỡ và nên

mang theo chứng minh nhân dân.

• Mời họ đến tham gia và cảm ơn họ đã ủng hộ phong trào.

Nhắn tin chăm sóc sau ngày hiến máu

 Chào hỏi.

 Giới thiệu mình đến từ đâu.

 Cảm ơn họ đã ủng hộ phong trào và đã tham gia hiến máu trong chương trình.

 Dặn dò người hiến máu:

+ Tránh làm việc gắng sức công việc đòi hỏi tập trung cao độ trong 3 ngày đầu.

+ Tránh thức khuya, uống rượu bia trong 2-3 ngày đầu.

(Tin nhắn ngắn gọn, dài tối đa từ 3-4 trang, sau 1 tuần có thể nhắn tin hỏi thăm người

hiến máu. Ngoài ra, còn chăm sóc cả những người không đủ điều kiện để tham gia hiến

máu nhưng đã đăng kí hiến máu ngày hôm đó).

4.1. Khu vực đăng ký

Chi Hội 27/2

Page 25

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

 TNV chỉ dẫn: Hướng dẫn, đón tiếp người hiến máu ngồi vào bàn đăng ký (để ý

đưa người cho số lượng phù hợp vào giữa các bàn), hướng dẫn người hiến máu

sang khu vực tiếp theo.

• TNV ngồi tại bàn:

– Giải thích mục đích của phiếu đăng ký và hướng dẫn nếu có khúc mắc.

– Sau khi người hiến máu đăng ký xong, hướng dẫn họ sang khu vực chăm sóc trước hiến

máu.

Lưu ý:

+ Đánh máy hoặc ghi chép nhanh, chính xác (đặc biệt là SĐT, địa chỉ liên lạc).

+ Để phiếu đăng ký đã nhập và chưa nhập thật khoa học sao cho tránh nhầm lẫn ,

sắp xếp theo đúng thứ tự.

+ Tránh nhìn thẳng vào phiếu ghi khi họ đang điền thông tin.

+ Ai không mang chứng minh thư thì có thể dùng thẻ sinh viên, bằng lái xe, giấy

chứng minh quân nhân…

+ Cuối cuống phiếu đăng ký nhớ nhắc họ ghi thêm SĐT.

+ Nếu người hiến máu tới quá đông thì TNV có thể nhường ghế cho người hiến

máu ngồi trong điều kiện TNV vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 TNV thu phiếu đăng ký đã nhập vào máy: Quan sát để ý bàn nào số lượng phiếu

nhập nhiều thì thu luôn và chuyển sang khu vực trước hiến máu.

4.2. Khu vực trước hiến máu

 TNV chỉ dẫn: Hướng dẫn người hiến máu vào khu vực trước hiến máu, hướng

dẫn ở khu vực xét nghiệm và đưa người hiến máu sang khu vực trong hiến máu.

 TNV gọi tên: lên khám sức khỏe, lên tham gia hiến máu.

 TNV chăm sóc trước và sau xét nghiệm:

– Mời người hiến máu ngồi vào ghế.

– Chào hỏi, trò chuyện làm quen để người hiến máu thấy thời gian chờ đợi ngắn lại.

– Mời người hiến máu uống trà đường.

– Quan sát sắc mặt người hiến máu: hồi hộp, lo lắng, chờ lâu.… để xử lý cho phù hợp.

Lưu ý:

Chi Hội 27/2

Page 26

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

+ Giữ vệ sinh chung khu vực (cốc, bông…)

+ Khi đông người hiến máu nên có tnv chuyên lấy trà đường, nước.

+ Vào hôm nóng TNV nên cho người hiến máu uống thêm nhiều trà đường.

+ Khi tạm ngừng lấy máu mà người hiến máu vẫn ở điểm qua trưa thì TNV ra mời

họ cùng ăn cơm, trò chuyện, ghi tên…

4.3. Khu vực trong hiến máu

 Tnv chỉ dẫn: đưa người hiến máu vào ghế hiến máu, đưa người hiến máu sang khu

vực sau hiến máu.

Lưu ý:

+ Không đi lại nhiều, gây ồn trong khu vực này.

+ Khi đưa người vừa hiến máu xong sang khu vực sau hiến máu thì phải đi

sát ngay sau hoặc ngang với người hiến máu, không để họ tự ý đi một

mình.

 TNV chăm sóc người đang hiến máu:

– Chào đón, mời và hướng dẫn họ ngồi vào đúng tư thế.

– Trò chuyện làm người hiến máu thoải mái hơn.

– Hướng dẫn người hiến máu bóp quả bóp, hít thở đều, từ từ.

– Khi lấy máu xong, để họ nghỉ ngơi và không quên hỏi xem người hiến máu đã thấy

thoải mái, ổn định chưa mới cho họ đứng dậy, cảm ơn và mời họ sang khu vực chăm sóc

sau hiến máu.

Lưu ý:

+ Giữ về sinh khu vực xung quanh mình.

+ Có thể cho người hiến máu uống trà đường.

+ Không tự ý rời bỏ chỗ mình đang chăm sóc.

+ Nếu người hiến máu mệt, thiếp đi thì gọi nhân viên y tế gần đó ngay.

4.4. Khu vực sau hiến máu

• TNV chỉ dẫn: đưa người vừa hiến máu vào bàn, đưa người hiến máu sang khu vực

viết giấy chứng nhận và nhận quà, đưa bánh tới các bàn.

 TNV ngồi tại bàn chăm sóc:

– Chào hỏi, mời người hiến máu ngồi vào bàn.

Chi Hội 27/2

Page 27

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

– Trò chuyện, cố gắng thuyết phục người hiến máu ăn hết xuất ăn nhẹ.

– Sau 5-10 phút nếu chỗ lấy ven đã đông máu lại thì bảo người hiến máu lấy bông ra và

TNV dán urgo.

– Nói về cách thức nhận kết quả hiến máu.

– Nhắc nhở chế độ sinh hoạt với người hiến máu sau khi ra khỏi điểm hiến máu và cách

lấy kết quả hiến máu cũng như gọi điện cho TNV hoặc Viện khi có tai biến xảy ra.

– Cám ơn người hiến máu và mong họ hiến máu nhắc lại, mời họ sang khu vực lấy giấy

chứng nhận và phát quà lưu niệm.

– Nếu có phản ứng bất thường đến với người hiến máu (tụ máu, choáng ngất, hoa mắt

chóng mặt, chảy máu nơi chọc ven, sưng tấy….) thì phải xử lý cho phù hợp.

Lưu ý:

+ TNV phải nắm rõ kỹ năng bóc bánh, sữa và dán urgo.

+ Cố gắng thuyết phục người hiến máu ăn hết xuất ăn của họ.

+ Giữ gìn vệ sinh khu vực.

+ Trên bàn chăm sóc luôn có bông, urgo.

+ Khi lượng người hiến máu quá đông thì phải nhường chỗ cho họ ngồi.

 TNV nhận và chuyển cuống phiếu

4.5. Khu vực viết giấy chứng nhận và phát quà

 TNV viết giấy chứng nhận:

– Viết nhanh, đẹp, cẩn thận chính xác cao, hạn chế xảy ra sai sót cũng như gửi người hiến

máu chi phí hỗ trợ đi lại.

– Trao giấy chứng nhận phải thể hiện trang trọng, tôn vinh với người tham gia hiến máu.

– Không quên nói lời cảm ơn.

 TNV phát quà:

– Nhanh nhẹn, giới thiệu tốt về các phần quà dành cho người hiến máu.

– Không để nhầm lẫn, bảo đảm đủ số lượng từng loại quà.

– Cám ơn và mời người hm sang nhận chữ ông đồ.

5. Các tình huống thường gặp.

Chi Hội 27/2

Page 28

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

Khu

vực

Tình huống

Nguyên nhân

Xử lý

Chờ đợi lâu

Do người đăng kí hiến Các bạn TNV làm trong khâu đăng kí

máu quá đông

đánh máy, ghi chép nhanh, chính xác và

sắp xếp đơn theo thứ tự, không để lộn

xộn.

Người đăng kí

ngại ngùng,

không biết điền

phiếu đăng kí

Thường là người hiến

máu lần đầu và có

những điều tế nhị liên

quan đến tình trạng

bản thân.

Hồi hộp, lo lắng

lúc ngồi chờ

Thường là người hiến Trò chuyện với người hiến máu làm cho

máu lần đầu tiên.

họ cảm thấy thoải mái, an tâm nhất.

Ngồi đợi quá

lâu làm người

hiến máu có

cảm giác khó

chịu.

Khi số lượng người

tham gia hiến máu

quá đông mà nhân

viên y tế xét nghiệm

và lấy máu có hạn.

Người hiến máu

không đủ điều

kiện tham gia

hiến máu.

Thiếu huyết sắc tố, Sẽ có bác sỹ tư vấn, trường hợp là bạn

viêm gan B…

của TNV không đủ điều kiện, nói với

TNV đó hoặc người hiến máu ngồi buồn

một mình thì nên giải thích động viên để

bạn bớt lo lắng và buồn.

Người hiến máu

ngủ thiếp đi

Do bị mất máu làm

giảm một phần nhỏ

lượng O2 lên não dẫn

tới người hiến máu dễ

buồn ngủ…

Người hiến máu

lo lắng, run

Thường là nguời hiến TNV chấn an tâm lý họ, bảo người hiến

máu lần đầu (họ sợ máu trong quá trình hiến máu thở đều, từ

đau, thấy máu..)

từ.

Người hiến máu

không bóp quả

Họ quên hoặc không Bảo người hiến máu bóp quả bóng nhẹ

được TNV, nhân viên nhàng và đều tay.

Đăng kí

Trước

hiến

máu

Trong

hiến

máu

Chi Hội 27/2

Hướng dẫn người hiến máu đọc kĩ mặt

trước của phiếu rồi mới điền các thông

tin.

Không nhìn chằm chằm vào phiếu đăng

kí khi người hiến máu đang viết, hỏi một

cách tế nhị nếu thấy biểu hiện ngại.

Trò chuyện, xin lỗi, giải thích cho người

hiến máu hiểu, thông cảm và xua tan sự

khó chịu của họ (trường hợp đợi quá lâu

từ 2-3h thì nên kiểm tra lại tên của họ

hoặc khu vực gọi tên, có thể bị thất lạc

hoặc họ được gọi tên nhưng không để ý).

TNV nói chuyện và để ý họ, không để

người hiến máu ngủ gật, nếu họ ngủ gật

thì lay họ dậy, hoặc nhờ nhân viên y tế

giúp đỡ.

Page 29

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

bóp.

Người hiến máu

choáng, ngất

ngay sau khi

đứng dậy khỏi

ghế.

Người hiến máu vừa

mất một lượng máu,

chưa kịp bù lại thể

tích máu mà đã đứng

dậy ngay nên tuần

hoàn không ổn định

(do cơ địa mỗi người,

do người hiến máu

không

làm

đúng

hướng dẫn của nhân

viên y tế như bóp quả

bóng nhanh, mạnh, tối

hôm trước hiến máu

thức khuya, uống chất

kích thích…).

Khu vực này có nhân viên y tế nên ta

nhờ nhân viên y tế tới hỗ trợ ngay,

chúng ta có thể xử lý bằng cách đỡ

người hiến máu nằm lại ghế hiến máu,

mùa hè thì cho vào chỗ thoáng mát, quạt

nhẹ, mùa đông thì cho vào nơi kín gió,

đắp chăn, để người hiến máu uống nhiều

nước trà đường (nhớ dung ống hút).

Sau khi họ tỉnh táo thì trò chuyện,

chấn an tinh thần. Ghế cho người choáng

ngất không được để đầu quá cao, đối với

người ngất nặng thì kê thêm ghế vào

chân (không nên cho người hiến máu

uống sữa ngay vì họ rất dễ bị nôn).

Người hiến máu

bị chảy máu nơi

đâm kim.

Máu họ đông chậm,

nhân viên y tế quên

tháo garo, người tham

gia hiến máu mặc áo

có ống tay áo chật

quá…

Với lượng máu chảy ra ít thì TNV có thể

hướng dẫn họ lấy bông lau và giữ bông ở

nơi đâm kim.

Với người chảy máu nhiều, ra cả vùng

cánh tay xung quanh (lúc này người hiến

máu thường sợ, run…) TNV gọi nhân

viên y tế tới ngay.

Nếu nhân viên y tế chưa tới kịp thì TNV

lấy bông dính máu ra, ấn chặt bông mới

vào nơi máu chảy (hạn chế chạm vào

máu của họ, dùng thật nhiều bông vì

thường lúc này TNV không mang gang),

để người hiến máu giơ cao tay. Khi máu

đã cầm thì TNV mang gang, lấy bông

cồn lau sạch máu chảy xung quanh cánh

tay và rơi trên bàn (nếu máu không cầm

được thì sẽ có nhân viên y tế xử lý) .

Quan trọng là TNV phải có được sự bình

tĩnh để xử lý rồi chấn an tâm lý họ, tạo

cho họ sự tin tưởng, an tâm nhất.

Người hiến máu

Sau hiến

máu

y tế nhắc nhở.

Như khu vực trong Như khu vực trong hiến máu.

Chi Hội 27/2

Page 30

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

choáng, ngất

hiến máu

Người hiến máu

bị nổi cục nơi

kim đâm

Tùy cơ

người…

Tím xung quanh

chỗ kim đâm

Do vỡ ven dẫn tới Cũng giải thích động viên, đối với vùng

máu trào ra khu vực tím hơi rộng thì nhắc nhở người hiến

xung quanh mạch.

máu về chườm lạnh 2 ngày, sau đó

chườm nóng mỗi ngày 2-4 lần, với người

mà bị tím dọc xuống tới cổ tay thì nên

bảo họ tới các trung tâm y tế để kiểm tra.

địa

từng Giải thích, động viên họ, nếu sưng quá

to thì lấy ngay đá lạnh chườm vào chỗ

đó để giảm sưng nhắc nhờ họ tối về

chườm lạnh.

Một số trường hợp khác có thể gặp:

– Người hiến máu gập tay khi vừa hiến máu xong.

– Người hiến máu không chịu ăn suất ăn nhẹ.

– Người hiến máu ngồi “quá lâu” tại bàn chăm sóc.

GCN, Một số trường hợp có thể gặp:

– Người hiến máu không chịu nhận quà và chi phí đi lại.

phát quà

D. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?

Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được

chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế.

Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không

có hại đến sức khỏe.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có

thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh

hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Trên thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt.

Tại sao lại có nhiều người cần phải được truyền máu?

Chi Hội 27/2

Page 31

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu (Bị mất máu do chấn

thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá …Đặc biệt do bị các bệnh gây thiếu máu,

chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông…Các phương pháp điều trị hiện

đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng…)

Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ

đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Ngay sau khi hiến máu nên làm gì?

Nên:

Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

Tránh:

Uống rượu, bia trong ngày đầu tiên hiến máu

– Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.

Máu sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu gom máu từ người hiến máu tình

nguyện?

* Máu sau khi thu nhận được từ người hiến máu được coi như có nguồn nguyên liệu

đầu vào, từ đó phải trải qua rất nhiều bước xử lý nữa thì mới thành chế phẩm máu để điều

trị cho bệnh nhân.

Quá trình đó bao gồm:

* Sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu như: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt

rét; cũng như xác định nhóm máu, đếm lại số lượng bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố…

* Sản xuất ra các chế phẩm máu như: Khối bạch cầu, khối hồng cầu, khối tiểu cầu,

huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, khối hồng cầu rửa, tủa lạnh yếu tố VIII…

* Lưu giữ, bảo quản theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt bởi hệ thống dây chuyền

lạnh với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo không bị hỏng, không bị nhiễm các bệnh khác…

* Tùy theo nhu cầu của các bệnh viện máu sẽ được chuyển về cho các bệnh nhân để

điều trị.

Chi Hội 27/2

Page 32

Ngày hội giới trẻ YOUTH DAY 2014

Tất cả các bước trong quy trình này rất tốn kém và tuân thủ một cách chặt chẽ.

Khi hiến máu nhân đạo, người bệnh nhận máu có phải trả tiền không?

* Máu cứu người là vô giá nhưng để có máu có chất lượng và an toàn truyền cho người

bệnh thì cần phải có những chi phí cho nó: mua túi đựng máu, tiền xét nghiệm… Và phải

có người chi trả những chi phí ấy. Ở nước ta, nhà nước hỗ trợ một phần, bệnh nhân phải

chi trả một phần.

* Còn những người đã hiến máu tình nguyện sẽ được miễn trả chi phí máu bằng lượng

máu đã hiến. Người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người có bảo hiểm y tế sẽ

do nhà nước hoặc bảo hiểm y tế chi trả

Tôi có thể bị nhiễm bệnh khi hiến máu hay không?

Không. Vì: Kim lấy máu vô trùng và chỉ dùng một lần cho một người..

Chi Hội 27/2

Page 33

Rate this post

Viết một bình luận