Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình. Tuy nhiên, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết.
Vật dụng cần thiết đối với mẹ
Băng vệ sinh. Kem chống rạn da sau sinh. Khăn mặt, khăn tắm. Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 5 đến 10 chiếc. Nịt bụng. Miếng lót thấm sữa. Mũ đội đầu của mẹ. Nước súc miệng. Tất mỏng: tất giấy khoảng 5 đôi Nghệ tươi: dùng khi mẹ về nhà bôi mặt và toàn thân.
Rổ kích cỡ vừa phải, để đầu giường: để mẹ có thể sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày và thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: bao gồm áo, tả vải, miếng lót, tất tay chân, nón, kem chống hăm…
Bộ dụng cụ nặn sữa: mẹ cũng cần chuẩn bị vì khi sữa quá nhiều, cần phải nặn sữa thừa, nếu sữa ít, việc nặn sữa trong thời gian giữa các lần bé bú sẽ kích thích tuyến vú tiết ra sữa.
Vật dụng cần thiết đối với bé yêu
Mũ thóp. Gối nằm. Nôi. Băng rốn. Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.
Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương…Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.
Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng. Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm. Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé. Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm. Khăn xô, khăn tắm cho bé và khăn ủ sau khi tắm.
Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới và đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 và ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm).
Màn cho bé. Các loạc tã: tã giấy, tã vải, tã xô, tã chéo. Mẹ hãy chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Các mẹ thường cho con mặc tã chéo 1 tuần, 1 tháng lâu nhất là 2 tháng. Tã 2 lớp, tã dán. Bỉm. Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.
Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
Quần áo cho trẻ sơ sinh: chất liệu quần áo cho bé nên là vải cotton và mẹ cũng nên chú ý phần dây chun ở cánh tay và cạp quần không được chặt quá. Mẹ đừng mua quần áo quá rộng và khi mua quần phải tính tới khoảng đũng rộng của quần để còn đóng bỉm cho con nữa. Đặc biệt hãy kiểm tra cẩn thận những đường may, đường khóa kéo hay khuy móc trên quần áo tránh việc chúng sẽ làm da bé yêu bị xước.
(Theo Eva)