Những vệt đen trên mặt trăng nhìn thấy bằng mắt thường là cái gì?
Mỗi lần nhìn lên Mặt trăng, nhất là vào các đêm Rằm, chúng ta đều thấy có những vùng màu sẫm trên bề mặt của Mặt trăng. Chắc chắn nhiều người không tin đó là chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa cổ thụ như trong truyện cổ tích, nhưng cũng không biết đó là cái gì?
Nhờ sự tiến bộ của khoa học không gian, chúng ta đã được biết đó là những vết lõm của Mặt trăng (những đồng bằng bằng phẳng hình thành từ dung nham của những đợt phun trào núi lửa cổ đại).
Năm 1960, NASA phóng loạt tàu thăm dò để chụp ảnh Mặt trăng. Sau năm 1966, loạt tàu thăm dò Pros Inspector đã hạ cánh xuống bề mặt của nó. Nhờ đó, chúng ta đã biết các vệt đen lớn nhỏ mà chúng ta nhìn thấy trên bề mặt Mặt trăng thực chất là những miệng núi lửa có kích thước khác nhau được hình thành do va chạm từ các thiên thể, chẳng hạn như sao chổi, thiên thạch và tiểu hành tinh trong quá khứ.
Mặt trăng không tự phát sáng như Mặt trời. Ánh trăng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là sự phản xạ của ánh sáng Mặt trời chiếu lên Mặt trăng. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một mặt của Mặt trăng mà thôi.
Sở dĩ như vậy là do Mặt trăng vừa quay quanh mình nó, vừa quay quanh Trái đất. Thời gian tự quay một vòng đúng bằng thời gian chuyển động quanh trái đất (27,3 ngày). Bởi vậy Mặt trăng mãi mãi chỉ hướng một mặt về Trái đất.
Khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời thì một nửa hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời do đó ta thấy trăng tròn (trăng vọng). Lúc đó vì Mặt trăng được chiếu sáng đầy đủ nên ta có thể thấy được các vết lõm trên bề mặt của nó.