Nhược điểm của Sắt – Tại sao thừa sắt lại có hại

Nhược điểm của Sắt – Tại sao thừa sắt lại có hại

Sắt là một khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, giống như nhiều chất dinh dưỡng khác, nó sẽ gây hại cho cơ thể khi quá dư thừa 


Sắt là gì?


Sắt là một khoáng chất cần thiết có trong chế độ ăn uống, chủ yếu được sử dụng bởi các tế bào hồng cầu.


Nó là một phần quan trọng của hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Hemoglobin chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho tất cả các tế bào của cơ thể.


Có hai loại sắt trong chế độ ăn uống:

 


Sắt heme: Loại sắt này chỉ được tìm thấy trong thực phẩm động vật, chủ yếu là trong thịt đỏ. Nó được hấp thụ dễ dàng hơn sắt non-heme.


Sắt Non-heme: Hầu hết sắt trong chế độ ăn đều ở dạng Non-heme. Nó được tìm thấy trong cả động vật và thực vật. Khả năng hấp thụ của nó có thể được tăng cường với các axit hữu cơ, chẳng hạn như vitamin C, nhưng bị giảm bởi các hợp chất thực vật như phytate


Những người nhận được ít hoặc không có chất sắt heme trong chế độ ăn uống của họ có nguy cơ thiếu chất sắt 


Có rất nhiều người bị thiếu sắt , đặc biệt là phụ nữ. Trong thực tế, sắt là khoáng chất dễ bị thiếu nhất trên thế giới



Điều hoà lượng sắt trong cơ thể


Có hai lý do tại sao mức độ sắt phải được điều chỉnh chặt chẽ trong cơ thể:


1

. Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò trong nhiều chức năng cơ bản của cơ thể, vì vậy chúng ta phải bổ sung một lượng vừa đủ


2

. Hàm lượng sắt cao có khả năng độc hại, do vậy mặc dù cần thiết nhưng không nên bổ sung quá nhiều


Cơ thể điều chỉnh nồng độ sắt bằng cách điều chỉnh tốc độ hấp thu sắt từ đường tiêu hóa.


Hepcidin, hormone điều hòa sắt của cơ thể, chịu trách nhiệm giữ cân bằng hàm lượng sắt. Chức năng chính của nó là ngăn chặn sự hấp thụ sắt.

 


Đây là cơ chế hoạt động cơ bản của nó:


• Hàm lượng sắt cao -> Mức độ hepcidin tăng -> Hấp thu sắt giảm.


• Hàm lượng sắt thấp -> Mức độ hepcidin giảm -> Hấp thu sắt tăng.


Hầu hết thời gian, hệ thống này hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, một vài rối loạn ức chế sản xuất hepcidin có thể dẫn đến quá tải sắt.


TÓM LẠI

: Tốc độ hấp thu sắt từ đường tiêu hóa được điều hòa chặt chẽ bởi hormone hepcidin. Tuy nhiên, một số rối loạn quá tải sắt có thể phá vỡ sự cân bằng mong manh này.

 


Độc tính của sắt


Độc tính của sắt có thể bộc phát cấp tính hoặc từ từ.


Nhiều trường hợp sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá liều cấp tính, dùng thuốc bổ sung liều cao trong thời gian dài hoặc rối loạn dư thừa sắt mãn tính. Trong trường hợp bình thường, rất ít sắt tự do lưu thông trong máu.


Nó được liên kết an toàn với protein, chẳng hạn như transferrin, giữ cho nó không gây hại.


Tuy nhiên, độc tính sắt có thể làm tăng đáng kể mức độ sắt “tự do” trong cơ thể.


Sắt tự do là một chất oxy hóa và có thể gây tổn hại cho các tế bào.


Một số trường hợp bệnh lý do thừa sắt. Bao gồm:


Ngộ độc sắt: Ngộ độc có thể xảy ra khi mọi người, thường là trẻ em, dùng quá liều sắt 


Bệnh di truyền Hemochromatosis: Một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm 


Quá tải sắt châu Phi: Một loại quá tải sắt trong chế độ ăn uống gây ra bởi hàm lượng sắt cao trong thực phẩm hoặc đồ uống. Nó được phát hiện lần đầu tiên ở Châu Phi, nơi bia tự chế được ủ trong nồi sắt 


Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc sắt có thể bao gồm đau dạ dày, buồn nôn và nôn.

 


Dần dần, lượng sắt dư thừa tích tụ trong các cơ quan nội tạng, gây ra tổn thương có thể gây tử vong cho não và gan.


Việc uống thuốc bổ sung sắt liều cao lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Hãy chắc chắn làm theo đúng các hướng dẫn của bác sĩ, và không bao giờ được dùng quá liều quy định


Quá tải sắt


Quá tải sắt là sự tích tụ dần dần của quá nhiều chất sắt trong cơ thể. Nó xảy ra khi hệ thống điều tiết của cơ thể bị rối loạn, không kiểm soát và điều hoà được hàm lượng sắt trong cơ thể ở mức ổn định


Đối với hầu hết mọi người, quá tải sắt không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nghiêm trọng đối với những người có bệnh di truyền do hấp thu quá nhiều chất sắt từ đường tiêu hoá


Các rối loạn quá tải sắt phổ biến nhất là hemochromatosis di truyền . Điều này dẫn đến sự tích tụ sắt trong các mô và cơ quan 


Theo thời gian, bệnh hemochromatosis không được điều trị làm tăng nguy cơ viêm khớp, ung thư, các vấn đề về gan, tiểu đường và suy tim.

 


Cơ thể không có cách nào để loại bỏ lượng sắt dư thừa ngoài cách hiệu quả nhất là mất máu.


Do đó, phụ nữ có kinh nguyệt ít gặp phải tình trạng quá tải sắt. Tương tự như vậy, những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ thấp hơn.


Nếu bạn dễ bị quá tải sắt, bạn có thể giảm thiểu rủi ro về các vấn đề sức khỏe bằng cách:


• Giảm lượng thức ăn giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt đỏ.


• Hiến máu thường xuyên.


• Tránh uống vitamin C với thực phẩm giàu chất sắt.


• Tránh sử dụng dụng cụ nấu bằng sắt.


Tuy nhiên, nếu bạn chưa được chẩn đoán bị quá tải sắt, việc giảm lượng sắt thường không được khuyến khích.


Rủi ro từ quá tải sắt và ung thư


Không có gì nghi ngờ thì quá tải sắt có thể dẫn đến ung thư ở cả động vật và con người 


Nhưng dường như hiến máu thường xuyên hoặc mất máu có thể làm giảm nguy cơ này 


Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng ăn nhiều chất sắt heme có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết 


Các thử nghiệm lâm sàng ở người đã chỉ ra rằng sắt heme từ các chất bổ sung hoặc thịt đỏ có thể làm tăng sự hình thành các hợp chất N-nitroso gây ung thư trong đường tiêu hoá


TÓM LẠI

: Rối loạn quá tải sắt có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sắt heme có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.


Sắt và nguy cơ nhiễm trùng


Cả quá tải sắt và thiếu sắt dường như đều khiến mọi người dễ bị nhiễm trùng hơn 

 

 

Tay bệnh nhân bị quá tải sắt


Có hai lý do giải thích cho việc này 


1

. Hệ thống miễn dịch sử dụng sắt để tiêu diệt vi khuẩn có hại, do đó cần một số lượng sắt để chống nhiễm trùng.


2

. Nồng độ sắt tự do tăng cao kích thích sự phát triển của vi khuẩn và virus, do đó, quá nhiều chất sắt có thể có tác dụng ngược lại và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.


Những người mắc bệnh hemochromatosis di truyền cũng dễ bị nhiễm trùng hơn 


TÓM LẠI

: Quá tải sắt và bổ sung sắt liều cao có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở một số người.

Theo Medicalnewstoday

Ngọc Hà dịch

Rate this post

Viết một bình luận