Noel ngày mấy? Lễ giáng sinh ngày nào? Nguồn gốc ngày lễ Noel | Thế Giới Sofa

Không khí ngày lễ noel đang đến gần, ngập tràn trên các con phố là những cây thông noel được trang hoàng rực rỡ. Lễ Noel thường được diễn ra trong 2 ngày với rất nhiều ý nghĩa. Vậy Noel ngày mấy? Lễ giáng sinh ngày mấy? Tại sao lại có ngày lễ Noel và nó biểu tượng cho điều gì? Hãy cùng Thế giới sofa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ngày lễ noel là gì? Nguồn gốc ngày lễ Noel hay Giáng sinh

Ngày lễ noel còn được gọi là lễ Giáng sinh, lễ Thiên Chúa. Ngày lễ noel là ngày lễ được người dân nhiều nước quan tâm. Đây được xem là sự kiện đặc biệt trong năm để tưởng nhớ chúa Giê su ra đời tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Noel là cách dịch theo tiếng Pháp từ Christmas hay Xmas, từ gốc Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Theo Wikipedia

Ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh

Ngày Noel ban đầu là ngày lễ của người theo đạo Ki tô giáo. Sau đó dần trở thành lễ hội Quốc tế phổ biến rộng khắp ở khắp các nước và được tổ chức linh đình ở phương Tây. Không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ ở Đạo Thiên Chúa, ngày lễ này còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần bên nhau trong không khí giáng sinh vui vẻ. Nhất là trẻ nhỏ, các em rất háo hức trong ngày lễ này để được nhận những món quà từ ông già Noel mà bé yêu thích.

Đặc biệt lễ Noel cũng được tổ chức với một thông điệp của hoà bình mong muốn được truyền đi: “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”. Đây cũng là ngày vị đấng cứu thế xuất hiện và giúp cho con người có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Vì vậy, trong những dịp lễ Noel nhiều người cũng chia sẻ với những người già neo đơn, người cô đơn…

Noel ngày mấy? Noel ngày nào?

Ngày Noel thường diễn ra trong 2 ngày từ đêm ngày 24/12 đến tối ngày 25/12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”.

Đêm Giáng Sinh 24/12 – lễ vọng

Tối ngày 24/12 là thời điểm lễ vọng và nó thường thu hút đông đảo các tín đồ. Vào ngày này tại các thánh đường sẽ được trang trí các hang đá và máng cỏ. Đặc biệt bên trong là tượng Chúa Hải đồng, tượng Đức Mẹ Maria, cùng với đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, thánh Giuse, các thiên thần.

Đặc biệt đêm 24/12 còn gắn với hình ảnh cây thông Noel. Đó là câu chuyện Thánh Boniface (sinh năm 680) – một nhà tu người Anh vào thế kỷ VII, trên đường hành hương thì tình cờ bắt gặp nhóm ngoại đạo đang ngồi tập trung ở cây sồi lớn. Những kẻ này đã dùng đứa để để tế thần. Ngay khi thấy hành động đó, Thánh Boniface đã dùng 1 đấm để hạ gục cây sồi. Cũng chính nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Thánh Boniface chỉ cây thông và nói với những kẻ ngoại đạo kia rằng đây chính là sự sống, đây mới là biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Kể từ ngày đó, Cây thông trở thành biểu tượng của sức sống mới và là vật dụng trang trí không thể thiếu trong dịp Giáng Sinh.

Ngày Giáng Sinh 25/12 – lễ chính ngày

Nhiều người cho rằng ngày 25/12 mới là ngày Chúa Jesus ra đời. Thế nhưng, điều này cho đến bây giờ vẫn chưa có căn cứ xác thực để khẳng định một cách chắc chắn. Theo tương truyền thì vào một đêm tối, trong chuồng gia súc tại một quán trọ Chúa Jesus đã được sinh ra. Ngay sau khi có thiên sứ báo tin, nhiều người đã đến thờ phụng Chúa. Lễ Noel được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng nhưng lại vấp phải sự cấm cản của chính quyền La Mã do thời điểm đó Cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là tôn giáo hợp pháp. Vì vậy họ đã tổ chức một cách bí mật vào ngày 25/12. Đây là ngày trùng với ngày lễ Thần Mặt Trời – ngày đại lễ của quốc gia La Mã nên chính quyền La Mã không phát hiện được các tín đồ Cơ Đốc đang vui mừng hân hoan tổ chức sự kiện Chúa Chúa Jesus đến trần gian.

Từ năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Từ đó ngày 25/12 lễ Thần Mặt Trời hủy bỏ. Cho đến năm 354, Giáo hoàng Libero công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng Sinh của Chúa Jesus. Cùng với sự phát triển và phố biến của Cơ đốc giáo mà Giáng sinh ngày càng được tổ chức ở nhiều nơi và đều đặn hơn.

Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Những hoạt động Giáng sinh được tổ chức từ thế kỷ IV sau công nguyên. Tuy nhiên mãi đến năm 1699 từ “Merry Christmas” mới được sử dụng phổ biến.

Trong ngày lễ Noel tất cả mọi người không phân biệt giai tầng hay tôn giáo đều gửi đến nhau lời chúc “Merry Christmas”. Bản thân từ “Merry” đã mang đến cho chúng ta cảm giác vui tươi và hân hoan. “Merry” có nghĩa là niềm vui còn “Christmas” theo tiếng Anh cổ có nghĩa là các con chiên của chúa. Vào thế kỷ XIX, nữ hoàng Anh Elizabeth II đã sử dụng từ “Happy Christmas” và từ đó cụm từ này cũng được nhiều người sử dụng.

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là biểu tượng quan trọng của ngày lễ Giáng sinh. Vòng lá được kết vòng tròn từ nhiều cành lá xanh  và thêm những phụ kiện khác. Vòng tròn lá vọng thường được treo lên cao để mọi người dễ dàng nhìn thấy. Trên vòng lá còn có 4 cây nến, ngầm ý cho  sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn như tình yêu vĩnh hằng và tình yêu vẹn tròn của Thiên Chúa. Màu xanh của lá thắp lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Cây thông NOEL

Cây thông Noel gắn liền với câu chuyện Thánh Boniface cứu đứa trẻ khỏi lễ tế thần. Cũng từ đây hình tượng cây thông Noel luôn xuất hiện trong ngày lễ Giáng sinh. Ban đầu cây thông Noel xuất hiện phổ biến ở Anh sau này phát triển rộng khắp sang Mỹ. Cây thông Noel mang ý nghĩa biểu trưng cho niềm tin và hy vọng cho một năm mới tốt lành.

Hang đá và máng cỏ

Hang đá và máng cỏ là nơi mà Chúa Giê su ra đời. Bên trong hang đá có Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, tượng Ba Vua và một số thiên thần. Thánh Giê Su trên mái nhà có ánh sáng của ngôi sao dẫn mọi người đến cầu nguyện.

Quà Giáng sinh

Trong ngày lễ Giáng sinh không thể thiếu những món quà cho những người thân và bạn bè. Đối với những người theo đạo Thiên Chúa thì ngày mà Chúa Giê – su ra đời thì đó chính là món quà quý giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Đúng ngày Chúa Giê-su chào đời, đã có ba vị vua phương Đông đã mang theo 3 món quà là vàng, trầm hương và mộc dược đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha – Vua Nước Trời). Trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Quà tặng trong những chiếc bít tất xuất phát từ tương truyền nào? Đó là chuyện nhà kia có 3 cô gái đã đến tuổi lấy chồng nhưng không một chàng trai nào đến hỏi bởi họ có gia cảnh rất nghèo. Đức giám mục Myra rất thương cảm nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Đồng tiền vào rơi đúng vào các đôi bít tất khi các cô treo bên lò sưởi để hong khô.

Câu chuyện đó đã trở thành một huyền thoại và ai cũng mong mình trở thành người may mắn và được Thánh tặng quà nên họ cũng treo những chiếc bít tất trong nhà vào ngày lễ Giáng sinh. Đặc biệt là trẻ nhỏ bé nào cũng hy vọng được nhận những món quà vào đêm Noel.

Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao Giáng sinh thường được treo ở nơi cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Vào ngày Chúa Giê su chào đời bỗng có một ngôi sao rực rỡ tỏa ánh sáng xung quanh. Nhìn theo hướng ngôi sao rực rỡ mà các vị vua và người dân tìm đường tới gặp Chúa.

Ông già Noel

Ông già Noel với hình ảnh xe tuần lộc và quà Giáng sinh đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong ngày lễ Noel. Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc bay trên trời, đến nhà có cây thông Noel tặng quà cho các em nhỏ đang ngủ. Ông già Noel thường để quà cho các bé trong những chiếc bít tất.

Nguồn gốc của ông già Noel ban đầu là ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ IV. Từ khi còn nhỏ, Thánh đã là 1 người ngoan đạo cống hiến cả cuộc đời cho đạo Cơ Đốc. Đặc biệt Thánh Nicholas được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Bắt đầu từ thế kỷ 16, trẻ em ở Hà Lan thường bỏ những chiếc giầy gỗ của mình bên lò sưởi với hy vọng sẽ được thánh Nicholas che chở và thết đãi no nê.

Bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Ông già tuyết chưa trở thành ông già tuyết, vì ông vẫn mặc bộ quần áo tiều phu cũ kỹ, cưỡi ngựa mỗi khi đến cho quà bọn trẻ. Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi ngang qua nhà ông, và lập tức Nicholas bị mê hoặc bởi chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe có gắn những cái chuông kêu lanh canh dễ thương. Ông địa chủ mặc một bộ đồ đỏ tươi, đầu đội mũ lông cùng màu. “Mình cũng đáng để có nó lắm chứ, con ngựa nhà mình đã quá già và hay than thở, còn bộ quần áo này thì không chịu nổi cái giá rét mùa đông nữa”.

Nicholas tìm đến bà thợ may giỏi nhất vùng để có bộ đồ đỏ mơ ước ấy. Nhưng lạ lùng thay, khi bộ đồ hoàn thành thì nó to đến độ trông Nicholas như lọt thỏm vào trong ấy “Ôi tôi đã làm hỏng bộ đồ của ông rồi, nó mới thùng thình làm sao!“. ”Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên như bộ quần áo. Cái quần dài này ư? Tôi sẽ mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng. Bà cứ yên tâm, trông tôi sẽ tuyệt vời trong bộ quần áo này đấy!”.

Và như thế, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại, nhưng đến mấy mươi năm sau, thì bộ trang phục đỏ gắn liền với huyền thoại ấy mới có.

Cây tầm gửi và cây ô rô

Trước khi Chúa Giê su ra đời, người ngoại đạo đã hái cây tầm gửi để kỷ niệm cho mùa đông đến. Loại cây này được nhắc đến với tác dụng chữa bệnh tật, đặc biệt là bệnh vô sinh. Những người dân ở bán đảo Xcăngđinavi còn coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình, sự hòa thuận và tình yêu. Cũng từ đó phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi đã xuất hiện. Thay vì sử dụng cây tầm gửi thì những cha đạo sử dụng cây ô rô trong dịp Noel. Bởi khi đó cây tầm gửi được xem là ngoại đạo.

Hoa trạng nguyên

Cây trạng nguyên có nguồn gô từ Mê xi cô. Loại cây này được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ đã có công mang loại cây này về nước Mỹ vào năm 1882. Tương truyền rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang một chùm lá cây đến máng cỏ. Thấy vậy các bạn cười chế nhạo em, thế nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.

Chiếc gậy kẹo

Chiếc gậy kẹo xuất phát từ ý tưởng của một người làm kẹo ở Ấn Độ. Ông biến những viên kẹo thành thỏi kẹo được uống cong. Cùng với việc kết hợp màu sắc trong những cây kẹo mà ông đã thể hiện được những ý nghĩa về sự hi sinh và tình yêu của Chúa Giê – su.

Màu trắng thể hiện cho sự trong trắng và vô tội của chúa Giê su. 2 đường sọc nhỏ biểu trưng cho những vết thương những đau đớn mà Đức Chúa phải chịu trước khi người mất trên cây thập ác. Bên cạnh đó, Ba sọc đó còn thể hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì chúa Giê su chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên chúa Giê su (Jesus).

Bài hát Giáng sinh

Bài hát Giáng sinh Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác đã trở thành ca khúc chúc mừng ngày Giáng sinh quen thuộc. Tuy nhiên, đây lại là bài hát trong số nhiều bài hát dân ca nổi tiếng của Mỹ. Ban đầu nó không phải sáng tác cho dịp lễ Giáng sinh.

Với lời bài hát dân giã mộc mạc và lời ca rộn ràng bài Jingle bell đã trở thành bài hát Giáng sinh rất tuyệt vời. Tiếng kêu reng reng cho người ta gợi nhớ đến hình ảnh ông già Noel đang ngồi trên xe với những chú tuần lộc và túi quà.

Chuông Thánh Đường

Tiếng chuông Thánh Đường thường gắn với sự thông báo về các sự kiện vui hay buồn vừa đến. Từ ngày Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ rung chuông Thánh đường được ứng dụng để chào mừng ngày Chúa xuống trần. Tiếng chuông nhà thờ thường vang lên vào thời điểm lúc nửa đêm là như vậy.

Lễ giáng sinh ở Việt Nam

Giáng sinh ở Việt Nam ngày càng rộn rã và tấp nập như một sự kiện quan trọng trong năm. Cũng như ở các nước phương Tây, ngày lễ Giáng sinh cũng diễn ra vào từ tối 24/12 đến hết ngày 25/12. Ở Việt Nam cây thông Noel trang trí thường được làm bằng chất liệu nhựa không phải cây thông thật như ở các nước Phương Tây. Trên cây thông người ta thường trang trí hoa trạng nguyên, các gói quà, đèn trang trí, dây giả tuyết… Nhân dịp lễ Noel, nhiều cửa hàng cũng áp dụng các chương trình giảm giá lớn.

Ngày lễ Noel là một sự kiện hay còn được xem là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở Việt Nam. Đây đã trở thành một ngày lễ gần gũi đối với người dân Việt với các hoạt động tại nhà thờ.

Trên đây là toàn bộ thông tin để trả lời câu hỏi Noel ngày mấy? Lễ giáng sinh ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh. Những ngày Giáng sinh đang đến rất gần, Thế giới sofa chúc gia đình bạn có một mùa Giáng sinh ấm áp và hạnh phúc!

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Rate this post

Viết một bình luận