Chiếc hồ rộng khoảng 300 m2 nằm lọt thỏm giữa nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM), một hướng giáp đường Bình Long, những hướng còn lại đều bao vây bởi hàng nghìn ngôi mộ đất lẫn xây, có chủ lẫn vô danh. Ở đây, người trần có thú vui gắn liền với cuộc sống người chết.
Hàng ngày, từ sáng đến tối khuya, hàng trăm người từ khắp nơi lũ lượt ôm cần về ngồi quanh hồ dưới những gốc me cổ thụ buông cần tìm may mắn với những con cá dưới mặt nước đục ngầu. Xung quanh là hàng nghìn ngôi mộ mang những bài vị người đã khuất nhìn thẳng vào người câu, như chăm chú theo dõi khiến những ai yếu bóng vía không khỏi cảm giác lạnh mình.
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn: Ăn xôi lại chảy nước mắt!
Hãy tạm quên đi món mì cay khiến giới trẻ Sài Gòn điên đảo. Ăn xôi mà chảy nước mắt, chắc chỉ có chỗ này khiến người Sài Gòn cứ rưng rưng, ấm hơn trong những ngày gió lạnh.
Cá của ‘Diêm Vương’
Theo một số người dân, cách đây hơn 10 năm, khu vực hồ cá bây giờ là dãy những ngôi mộ lộn xộn, nằm san sát bên nhau. Sau đó, những mộ này được hốt cốt đi nơi khác, xe cơ giới đưa vào đây đào bới lấy đất phục vụ công trình xây dựng. Lâu ngày tạo thành một hồ rộng và sâu khoảng 4m.
Mỗi khi mưa xuống, nước từ các nơi trong nghĩa trang theo ngóc ngách đổ dồn về, tạo một hồ nước trong xanh, cỏ mọc um tùm. Thấy vậy, ông Hoàng (62 tuổi) một người dân địa phương, đồng thời là chủ đất đã mua cá thả xuống và mở dịch vụ câu cá giải trí phục vụ cần thủ.
ẢNH: AN HUY
Cá câu ở hồ âm phủ nhiều người không dám mang về
“Cách đây mấy tháng, một người câu đêm ngồi gốc cây me đang câu tự nhiên quăng cần bỏ chạy, lấy xe máy ra về không nói một lời. Sáng hôm sau, người này quay lại lấy cần và kể đêm trước có thấy một em bé mặc đồ trắng đứng cạnh hồ nhìn thẳng vào mình, em bé không nói gì mà chỉ đứng đó, một lúc sau thì biến mất nên hoảng quá bỏ chạy, khiến ai nghe câu chuyện cũng lạnh gáy”, bà Hoa kể
sống) nên nhiều người câu cá ở đây thường gọi là hồ âm phủ. Câu ở đây là câu cá của Diêm Vương.
Do hồ nằm trong khu nghĩa trang, đồng thời cá ở hồ chủ yếu là cá trê (loại thường chui vào phần mộ người chếtsống) nên nhiều người câu cá ở đây thường gọi là hồ âm phủ. Câu ở đây là câu cá của Diêm Vương.
Theo ông Hoàng, hồ này đã có từ rất lâu, ông tận dụng và mua những loại cá như rô phi, trê, lóc, tra…về thả xuống phục vụ người câu. Hồ câu cá dịch vụ ông mở cửa được khoảng 6 năm nay. Ban đầu, giá mỗi giờ là 10.000 – 15.000 đồng.
Đến nay, do chủ yếu thả cá lớn và tiền cá mua cũng đắt hơn, cung cấp thêm mái che, ghế ngồi nên giá mỗi giờ câu hiện dao động từ 25.000 – 30.000 tùy thời điểm.
Qua ghi nhận của Thanh Niên, những ngày vừa qua có rất đông người tập trung về đây câu, nhất vào buổi trưa và chiều tối, có lúc lên đến hơn 50 người. Một số người xem khu vực là nơi dã ngoại, đem cần tới để đó và lên những ngôi mộ có láng bê tông sạch sẽ, mua bia về nhậu chung với người chết, khiến nghĩa trang quanh hồ đông vui như hội.
Những người tìm đến đây, ai nấy đều trầm ngâm ngồi nhìn dưới dòng nước phẳng lặng chờ cá đớp mồi, thi thoảng có người giật lên những con cá tra, rô phi… giãy đành đạch và cười hớn hở.
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn 20 năm chỉ dành cho… đàn ông
Tại ‘khu chợ’ chỉ bán duy nhất một thứ là côn trùng nên người đến mua hầu hết là đàn ông, lâu dần riết quen, những người ở khu vực gọi đây là ‘chợ đàn ông’.
Càng về đêm, lượng cần thủ câu cá dọc quanh hồ cũng giảm đi. Chủ hồ cũng bắt đầu thắp lên những bóng đèn điện nhỏ mờ ảo, tạo không khí hoang vu, lạnh lẽo phục vụ. Người câu cá ngồi im lìm mỗi người một góc vật vờ như những bóng ma. Dưới những tán cây me liên tục xào xạc trong gió như thử thách lòng can đảm của người câu khi đến đây.
ẢNH: AN HUY
Đêm đến, cảnh câu cá ở hồ âm phủ trở nên ma quái
Thay vì câu cá ở những con kênh rạch, sông ngoài trên địa bàn TP, nhiều người tìm đến đây câu cá như tìm cảm giác lạ. Phần lớn cá câu được, người câu đều không dám mang về dùng. Tuy nhiên, cũng có một số người câu được xem như chiến lợi phẩm, đem về và bán lại những người bán cá dạo ven đường với giá rẻ bèo. Đồng thời, những câu chuyện huyền bí cũng được những người câu thâm niên tại đây bàn luận thêm phần ma quái.
Bà Hoa (57 tuổi) một người bán nước trên đường Bình Long kể với chúng tôi, trước đây hồ này nước xanh và rất sâu, mưa lớn kéo bùn đất chảy về lâu ngày cũng cạn đi. Thời gian trước, có mấy đứa con nít đi dạo quanh hồ chơi thì có một bé rớt xuống vớt lên không kịp nên chết. Sau này mới được ông Hoàng mua cá về thả và làm hồ câu.
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn vợ chồng cùng ‘chạy dây’ hơn 20 năm
Việc ‘chạy dây’ yêu cầu tính tỉ mỉ và kiên nhẫn nên các cặp vợ chồng cùng nhau ‘chạy dây’ cũng phải thật điềm đạm trong cư xử. Có lẽ do vậy mà cuộc sống của những gia đình ở đây luôn rộn tiếng cười.
“Cách đây mấy tháng, một người câu đêm ngồi gốc cây me đang câu tự nhiên quăng cần bỏ chạy, lấy xe máy ra về không nói một lời. Sáng hôm sau, người này quay lại lấy cần và kể đêm trước có thấy một em bé mặc đồ trắng đứng cạnh hồ nhìn thẳng vào mình, em bé không nói gì mà chỉ đứng đó, một lúc sau thì biến mất nên hoảng quá bỏ chạy, khiến ai nghe câu chuyện cũng lạnh gáy”.
Vẫn có người mang cá về dùng
Dạo một vòng quanh hồ, chúng tôi bắt chuyện với anh Nguyễn Hồng Long (32 tuổi, ngụ Q.Tân Phú), anh cho biết những lúc rảnh thường hay đến đây câu cá. Bởi ở khu vực này không còn hồ câu nào khác, muốn đổi chỗ phải đi xa hơn. Câu ở đây chủ yếu để giải trí giết thời gian. Nếu cá câu được ít, đến cuối buổi đổ lại hồ hôm sau đến câu tiếp. Còn nếu câu được cá lớn sẽ đem bán lại chủ hồ với giá 20.000 đồng/kg.
Theo anh Long, cá ở hồ được chủ mua về thả xuống, nguồn gốc cũng rõ ràng. Tuy nhiên, khi cá sống ở hồ lâu ngày, nước có nhiều chất bẩn và tâm lý e ngại bởi nằm trong khu nghĩa trang nên chẳng còn ai mặn mà đem về chế biến.
Cũng có thông tin cá trê thường đào hang và chui vào phần mộ người chết, nên nhiều người thấy cá trê là ám ảnh không ăn.
ẢNH: AN HUY
Tuy nhiên vẫn có người câu cá âm phủ mang về dùng
Cạnh đó, anh Trần Bá Đạt (37 tuổi, ngụ đường Tân Kỳ – Tân Quý) cũng cho biết, anh thường câu cá ở đây bất kể thời điểm nào trong ngày, nếu rảnh. Những hôm không có việc gì làm anh đều ra đây từ sáng đến tối ngồi buông cần giết thời gian. Phần lớn cá câu được anh đều bán lại cho chủ hồ. Anh xem đây là một thú vui và thử may mắn.
“Câu ban ngày còn được, chứ câu ban đêm cảm giác hãi lắm. Cách đây mấy hôm, lúc đó tầm khoảng 20 gờ tối, ngồi câu bên này (gần đường lộ) được hơn một giờ không thấy cá cắn câu, tôi mới chán và bỏ một mình sang bên kia giữa nghĩa địa hoang vu, ngồi một lúc cảm thấy lạnh hai vai như có ai đang ngồi bên mình. Hôm đó câu được mấy con cá trê, về bán lại còn lời thêm mấy chục ngàn trừ tiền giờ”, anh Đạt cho biết.
ẢNH: AN HUY
Quanh hồ câu cá là hàng ngàn ngôi mộ của những người đã khuất
Không giống những cần thủ khác, được cá “âm phủ” không dám mang về. Anh Hoàng (29 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) cần thủ ngồi gốc cây me lớn trước những dãy mồ mả đầy màu sắc chia sẻ, thường hay câu cá ở đây, nhất là vào ban đêm cá trê lớn hay cắn câu. Có hôm anh câu được một con cá trê gần 4 kg, đầu đã bạc màu và râu dài.
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Sài Gòn bán những thứ mà chợ và siêu thị không có
Ở Sài Gòn, có một quán cà phê mà thực khách không chỉ đến uống cà phê, nhâm nhi bữa sáng, họ đến để tham gia một phiên chợ đổ cổ, mua những thứ mà không cửa hàng hay siêu thị nào có được.
Những con cá như vậy anh thường đem về và bán lại cho một người ngồi bán cá dạo trên đường Bình Long với giá 22.000 đồng/kg. Còn những hôm câu được cá nhỏ hơn và ít, anh đem về cho một vài người bạn gần nhà chế biến làm món nhậu.
“Nói cá ở đây độc hại nhưng tui ăn hoài có gì bất thường đâu. Khi câu cá về thì ngâm một một ngày cho nhả hết bùn đất. Lúc chế biến thì bỏ hết ruột và rửa thật sạch rồi nấu, thịt cá ở đây rất thơm ngon. Đặc biệt, cá chim và cá tra béo ngậy, đem về kho rau răm hay kho tiêu ăn cơm là hết sẩy”, anh Hoàng nói.