Trong tự nhiên có thể dùng nước lá tắm để giảm triệu chứng nổi mề đay trên da. Tuy nhiên cần lựa chọn loại lá có tính mát, chứa tinh dầu kháng khuẩn tốt và lành tính với làn da. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được nổi mề đay tắm lá gì hiệu quả và cách thức thực hiện phương pháp này.
5/5 – (29 bình chọn)
Tác dụng khi sử dụng nước lá tắm trị mề đay
Nổi mề đay hay còn gọi là mày đay khiến da xuất hiện các nốt sần, mảng da đỏ sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu. Để điều trị tình trạng này, nhiều người thường áp dụng các mẹo dân gian thay vì sử dụng thuốc tây. Trong đó, sử dụng nước lá tắm là phương pháp được ưa chuộng nhiều nhất. Một số tác dụng của tắm nước lá theo kinh nghiệm dân gian có thể kể đến như:
- Giảm ngứa ngáy, khó chịu.
- Giảm viêm sưng, mẩn đỏ trên da.
- Tạo cảm giác dễ chịu, tránh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
- Tránh được các tác dụng phụ so với việc dùng thuốc tây.
Như vậy, với những trường hợp nổi mề đay nhẹ, mới bị, người bệnh có thể nấu nước lá để tắm. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi đối tượng, trừ trường hợp dị ứng với các thành phần có trong lá.
– Nằm lòng những kiến thức quan trọng để điều trị hiệu quả
9 Công thức lá tắm chữa nổi mề đay tốt nhất
– Nằm lòng những kiến thức quan trọng để điều trị hiệu quả
Trong tự nhiên có nhiều loại lá tốt để tắm khi bị nổi mề đay. Tổng hợp các loại nước tắm dưới đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Nổi mề đay tắm lá gì?
1. Giảm mề đay bằng tắm lá khế
Theo Đông y, lá khế có tính kháng viêm, giảm ngứa. Do đó có thể dùng nấu nước tắm để giảm ngứa ngáy và sưng tấy trên da. Ngoài ra, lá khế cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho da. Từ đó phục hồi mô da bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng của da, nâng cao khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch bụi bẩn.
- Cho lá khế vào nồi cùng 2 lít nước đem đun sôi khoảng 15 phút.
- Đổ nước lá khế ra chậu để nguội bớt rồi tắm và vệ sinh cơ thể.
- Tắm nước lá khế mỗi tuần từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả.
2. Nấu nước tắm trị mày đay từ lá cây đơn đỏ
Đơn đỏ được trồng ở nhiều vùng tại nước ta, sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da. Thành phần lá đơn đỏ chứa nhiều saponin, flavonoid, tanin… khi tiếp xúc với da giúp giảm ngứa, mẩn đỏ do mề đay gây ra.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá đơn đỏ, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước.
- Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu pha cùng một ít nước lạnh để nguội bớt.
- Dùng nước này tắm, nên ngâm rửa nhẹ nhàng vùng da bị mề đay khoảng 15 phút.
- Tắm lại với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô rồi mặc quần áo.
3. Tắm nước lá kinh giới để kháng viêm, giảm ngứa
Ngoài sử dụng ăn kèm với các món ăn khác, kinh giới còn thuộc danh sách thảo dược hiệu quả trong điều trị các bệnh lý về viêm da, nổi mề đay, mẩn ngứa… Y học hiện đại cũng cho biết thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào trong lá kinh giới giúp tăng cường sức đề kháng của da, đồng thời ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá kinh giới đem rửa sạch đất cát.
- Cho kinh giới vào nồi đổ thêm 3 lít nước rồi đun sôi vặn nhỏ lửa.
- Đun tiếp khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra một cái chậu sạch, cho thêm chút muối hạt.
- Đợi nước nguội bớt thì tắm hoặc vệ sinh phần da bị mề đay. Có thể dùng phần bã chà nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả.
4. Chữa mề đay bằng tắm nước rau sam
Rau sam thường được các gia đình dùng làm thực phẩm nấu ăn bởi nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Các hoạt chất flavonoid, acid citric, phytoestrogen… trong loại rau này có tính sát khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa… có thể điều trị một số bệnh lý ngoài da, nhất là mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm rau sam, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng.
- Cho rau vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Chỉ đun sôi chừng 15 phút (tránh đun quá lâu làm mất các hoạt chất trong rau).
- Đổ nước ra chậu sạch, pha thêm một ít nước lạnh để bớt nóng rồi dùng nước này tắm.
5. Tắm nước lá chè xanh hết ngứa khi nổi mày đay
Bên cạnh dùng để uống, chè xanh còn được dân gian dùng nấu nước tắm rửa để giảm mẩn ngứa, mề đay, viêm da…
Theo y học hiện đại, các hợp chất trong trà xanh như tanin, flavonoid… giúp giảm ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Đặc biệt hàm lượng EGCG có khả năng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại, hỗ trợ phục hồi tổn thương da.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá chè xanh tươi.
- Đun trà xanh cùng với 3 lít nước, sôi chừng 15 phút thì tắt bếp.
- Có thể giữ lại một phần nước để uống, phần còn lại cho ra chậu hòa thêm một ít muối hạt và nước lạnh để nguội bớt rồi dùng để tắm rửa.
- Có thể áp dụng cách này mỗi ngày để đạt hiệu quả.
6. Tắm nước lá ổi giảm mề đay
Lá ổi nổi tiếng trong các bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, nên ít ai biết loại lá này cũng được dùng trong điều trị các bệnh lý về da.
Hàm lượng tinh dầu, polyphenol, tanin… cao giúp loại lá này phát huy tác dụng giảm viêm, ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất berbagia có khả năng chống oxy hóa, làm lành tổn thương, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá ổi non (phần ngọn càng tốt).
- Rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
- Đun sôi tầm 2-3 lít nước rồi thả lá ổi vào. Đun tiếp tầm 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu đợi nguội bớt rồi dùng để tắm rửa.
- Có thể dùng phần bã chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay, massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả.
- Áp dụng cách này đều đặn từ 3-4 lần/tuần.
7. Tắm nước lá trầu không
Trầu không được xem là loại lá khắc tinh với các bệnh ngoài da. Các hoạt chất trong loại lá này (tanin, flavonoid, tinh dầu…) giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, chống oxy hóa và hồi phục tổn thương da.
Người bị nổi mề đay mẩn ngứa có thể dùng loại lá này nấu nước tắm mỗi ngày. Các hoạt chất bên trong lá sẽ tan vào nước sau đó hấp thụ từ từ qua da, từ đó đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.
Cách thực hiện:
- Hái, nhặt một nắm lá trầu không lành lặn, không sâu bệnh hay bị vàng úa.
- Mang rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Vớt ra để ráo nước.
- Đun sôi trầu không với 2 lít nước trong 10 phút.
- Đổ nước ra chậu sạch đợi nguội bớt rồi tắm rửa lên vùng da nổi mề đay.
8. Nổi mề đay tắm lá ngải cứu
Cũng như các loại lá ở trên, ngải cứu cũng được nhiều người lựa chọn nấu nước tắm khi nổi mề đay. Tuy nhiên loại lá này có thể gây ra dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, bạn nên thử trước ở vùng da nhỏ trước khi tắm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá ngải cứu tươi.
- Đem đun sôi với nước trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước ra cho nguội bớt, thêm một ít muối biển rồi tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay.
9. Tắm nước lá tía tô giảm mẩn ngứa do mề đay
Tương tự kinh giới, ngoài được dùng ăn sống, lá tía tô cũng được dân gian sử dụng làm thuốc chữa các bệnh lý về da như mẩn ngứa, mề đay…
Cách thực hiện:
- Tương tự như nước tắm từ lá kinh giới.
- Ngoài sử dụng để tắm, người bệnh có thể giã nát lá tía tô đem đắp vào vùng da bị mề đay để làm dịu các nốt mề đay, tạo cảm giác mát dễ chịu.
Lưu ý khi sử dụng lá tắm cho người nổi mề đay
Nước tắm trị mề đay chỉ có tác dụng làm dịu các triệu chứng bệnh, không thể chữa khỏi được mề đay mẩn ngứa. Các triệu chứng có thể tái phát khi người bệnh ngừng áp dụng. Do đó khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý:
- Kết hợp đồng thời với phương pháp điều trị hợp lý, tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
- Chọn loại lá tắm phù hợp với cơ địa bản thân, trước khi tắm nên thử trước trên da.
- Dùng lá tươi, nên ngâm qua nước muối pha loãng rồi mới nấu nước để tắm.
- Không tắm nước lá trong trường hợp xuất hiện vết thương hở, lở loét hay có mụn nước dễ vỡ trên da.
- Thận trọng khi tắm nước lá cho trẻ em.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nổi mề đay tắm lá gì cũng như những hướng dẫn về cách thực hiện và lưu ý thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ 0343.44.66.99.
XEM NHIỀU