Nội tiết tố Estrogen là gì? Vai trò, dấu hiệu suy giảm và cách điều trị

Nội tiết tố Estrogen là hormone có cả ở nam và nữ tuy nhiên chiếm nhiều hơn ở nữ giới. Đây là hormone quy định giới tính cũng như góp phần quan trọng trong duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Vậy nội tiết tố Estrogen là gì, chúng có vai trò gì với cơ thể và cách điều trị hiệu quả nếu bị rối loạn nội tiết tố, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5/5 – (4 bình chọn)

1. Nội tiết tố Estrogen là gì?

Nội tiết tố EstrogenNội tiết tố Estrogen

Estrogen (Oestrogen) hay còn gọi là nội tiết tố Estrogen, là hormone chủ về sinh dục nữ, quy định giới tính ở phái nữ. Estrogen được sản xuất chính ở buồng trứng, một phần nữa ở tuyến thượng thận và nhau thai. Estrogen cũng tồn tại ở nam giới, tuy nhiên lượng hormone này không nhiều.

Đối với nữ, Estrogen đạt đỉnh giai đoạn sinh sản (25-30 tuổi) sau đó bắt đầu giảm dần và giảm rõ rệt khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, đến giai đoạn mãn kinh thì ngừng sản xuất.

Nội tiết tố nữ Estrogen được coi là hormone quan trọng nhất ở phái nữ, không chỉ giúp duy trì sức khỏe, sắc đẹp mà còn liên quan mật thiết đến sinh lý nữ. Nếu nội tiết tố nữ suy giảm hoặc bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Ngoài ảnh hưởng đến quá trình điều hòa kinh nguyệt, Estrogen còn ảnh hưởng đến sinh sản, đường tiết niệu, tim, mạch máu, xương, da, vú, da, tóc, cơ vùng chậu và não. Đồng thời ảnh hưởng đến đặc điểm sinh dục thứ cấp như lông mu, lông nách. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi Estrogen.

Hormone Estrogen sẽ đi theo con đường dịch thể để tác động tới các cơ quan đích. Nồng độ Estrogen sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, có thể từng ngày hoặc từng thời điểm trong ngày.

2. Các loại nội tiết tố Estrogen trong cơ thể

Tùy theo từng giai đoạn cơ thể sẽ sản xuất loại Estrogen nào nhiều. Cụ thể, nội tiết tố Estrogen được sản xuất dưới 4 dạng:

Estrogen

Giai đoạn xuất hiện

Nơi sản xuất và cơ chế

Estrone (E1)

Sau khi mãn kinh

Có mặt ở hầu khắp các mô trong cơ thể, nhiều nhất ở mô cơ và mô mỡ

Có thể chuyển hóa Estrone thành Estradiol và ngược lại, từ Estradiol thành Estrone

Estradiol (E2)

Trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh và trước đó

Có hoạt lực cao nhất nhưng giảm dần từ tiền mãn kinh

Được sản xuất từ 2 buồng trứng

Có liên hệ mật thiết với các bệnh về tử cung, nội tiết như lạc nội mạc tử cung, u xơ, ung thư tử cung…

Estriol (E3)

Chủ yếu trong khi mang thai

Tạo ra chủ yếu từ nhau thai

Một phần được tạo ra sau khi cơ thể sử dụng Estradiol

Là loại Estrogen yếu nhất

Estetrol (E4)

Giai đoạn mang thai

Estrogen này chỉ được sản xuất trong thời kỳ mang thai từ gan của thai nhi

Sẽ dần biến mất sau khi sinh em bé

3. Nồng độ nội tiết tố Estrogen theo từng giai đoạn

Nồng độ nội tiết tố Estrogen ở nữ giới khác nhau, kể cả những người có cùng chu kỳ kinh. Thậm chí nồng độ Estrogen trong một ngày cũng có sự thay đổi. Theo HelloClue:

* Estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt

thay đổi nội tiết tố ở chu kỳ kinhthay đổi nội tiết tố ở chu kỳ kinh

Trong thời kỳ kinh nguyệt, Estrogen (Estradiol) tăng ở giai đoạn nang trứng, từ khi bắt đầu kỳ kinh đến khi rụng trứng. Estrogen kích thích sự phát triển và dày lên ở nội mạc tử cung. Giai đoạn hoàng thể Estrogen giảm dần, sau khi trứng rụng. Đây cũng là thời điểm xuất hiện các triệu chứng gọi là Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Nồng độ Estradiol giai đoạn này:

  • Giai đoạn sớm nang trứng: 20-150 pg/mL (73-551 pmol/L)
  • Đỉnh giữa chu kỳ: 40-350 pg/mL (551-2753 pmol/L)
  • Pha hoàng thể: 30-450 pg/mL (110-1652 pmol/L)

* Estrogen trong thời kỳ mang thai

Thời gian này Estradiol tăng mạnh cùng với các hormone khác như progesterone, testosterone, prolactin để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

  • Estradiol trong tam cá nguyệt đầu tiên: 188–2497 pg/mL
  • Estradiol trong tam cá nguyệt thứ hai: 1278–7192 pg/mL
  • Estradiol trong tam cá nguyệt thứ ba: 3460–6137 pg/mL

* Estrogen tiền mãn kinh và mãn kinh

Biểu đồ suy giảm EstrogenBiểu đồ suy giảm Estrogen

Ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, nồng độ Estrogen suy giảm đột do có ít nang trứng trong buồng trứng. Ngoài ra, các nang này không còn phát triển dẫn đến việc giảm sản xuất Estradiol. Nồng độ Estradiol trong phòng thí nghiệm ở phụ nữ sau mãn kinh nói chung là dưới 20 pg/mL (73 pmol/L).

Ngoài ra, người dưới 15 tuổi và người sau mãn kinh nói chung có hàm lượng Estrogen thấp hơn. Tuy nhiên các con số trên đều ở mức tương đối vì Estrogen trong cơ thể mỗi người là khác nhau.

4. Vai trò của nội tiết tố Estrogen đối với nữ giới

Estrogen là hormone quan trọng trong cơ thể nữ giới. Chúng được ví như “nhựa sống”, duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ. Chức năng chính của Estrogen là phát triển các đặc điểm sinh dục nữ như vú, nội mạc tử cung, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ở nam giới, Estrogen giúp tinh trùng trưởng thành đồng thời góp phần duy trì ham muốn tình dục lành mạnh.

Vai trò của EstrogenVai trò của Estrogen

Bài viết này sẽ đề cập cụ thể vai trò của Estrogen đối với phái nữ.

4.1. Nội tiết Estrogen duy trì sức khỏe sinh sản

Đối với từng bộ phận trong cơ thể, Estrogen góp phần kích thích phát triển các bộ phận này, đảm bảo chúng hoạt động trơn tru. Trong đó:

  • Chịu trách nhiệm về sự phát triển giới tính của trẻ đến khi dậy thì
  • Buồng trứng: kích thích sự phát triển của nang trứng
  • Âm đạo: kích thích sự phát triển của âm đạo theo chu trình phát triển của người bình thường, làm dày thành âm đạo, tăng độ axit cho âm đạo để giảm tình trạng nhiễm khuẩn. Bôi trơn âm đạo.
  • Ống dẫn trứng: đảm bảo độ dày, thành cơ trong ống dẫn trứng, giúp co thắt các cơ để di chuyển trứng và tinh trùng.
  • Tử cung: Tăng cường và duy trì lớp nhầy tử cung. Tăng kích thước nội mạc tử cung. Tăng lưu lượng máu, protein và hoạt động của enzyme.
  • Các cơ trong tử cung: kích thích các cơ tử cung phát triển và co bóp như trong quá trình sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tuyến vú: Đảm bảo tuyến vú phát triển bình thường, giúp ngừng tiết sữa khi trẻ cai sữa.

4.2. Duy trì sắc vóc cho chị em phụ nữ

Estrogen cũng tạo nên những đường nét thanh thoát hơn ở nữ giới, từ xương, hông, eo, tóc, giọng nói…

  • Làm xương thon, nhỏ hơn, vai nhỏ hơn, xương chậu nở hơn
  • Tăng chất béo ở ngực, mông, hông, đùi tạo đường cong cho cơ thể
  • Lông tay, lông chân mỏng, mềm, tóc dài và suôn mượt
  • Làm thanh quản nhỏ, dây thanh âm ngắn, giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo hơn
  • Giảm khả năng bị mụn trứng cá ở nữ nhờ ức chế hoạt động tuyến bã nhờn
  • Giúp da căng bóng, hồng hào, săn chắc, đàn hồi, duy trì độ ẩm
  • Tăng độ nhạy của cơ thể với Insulin
  • Đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể và giảm khối lượng cơ bắp, tạo nên sự thanh thoát cho cơ thể

4.3. Cải thiện các chỉ số sức khỏe ở nữ giới

Bên cạnh việc tạo nên một hình thể quyến rũ và đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan bộ phận sinh sản, Estrogen còn góp phần bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể như:

  • Não: duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, tinh thần ổn định, tác động đến não phát triển theo giới
  • Xương: Duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa mất xương và loãng xương
  • Tim: Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt xơ vữa động mạch
  • Gan: duy trì cân bằng nội môi và làm cho gan ít nhạy cảm hơn với một số dạng bệnh gan mạn tính ở người tiền mãn kinh
  • Làm chậm sự khởi phát của bệnh Alzheimer
  • Ảnh hưởng đến việc điều hòa natri của cơ thể
  • Tăng cholesterol tốt (HDL Cholesterol), giảm cholesterol xấu (LDL Cholesterol)

5. Hệ quả khi Estrogen suy giảm

hệ quả suy giảm Estrogenhệ quả suy giảm Estrogen

Estrogen có thể bị suy giảm do tuổi tác khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cũng như việc phẫu thuật, điều trị cắt bỏ buồng trứng. Từ vai trò trên có thể thấy khi hormone nội tiết tố Estrogen suy giảm sẽ kéo theo nhiều vấn đề như:

  • Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh không đều, lượng máu kinh ra ít hoặc nhiều.
  • Khó thụ thai hoặc vô sinh: nồng độ Estrogen thấp ngăn ngừa quá trình rụng trứng, làm việc mang thai trở nên khó khăn
  • Loãng xương: Estrogen thấp có thể làm giảm mật độ xương dẫn đến xương yếu, loãng xương.
  • “Khô hạn”: do giảm dịch bôi trơn âm đạo dẫn đến khô âm đạo, gây đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm
  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, trầm cảm do giảm sản sinh serotonin – hormone tăng cường tâm trạng
  • Tăng nhiễm trùng đường tiết niệu: do các mô trong niệu đạo giảm dần khi giảm Estrogen
  • Da kém săn chắc, sạm nám, khô da do Estrogen giảm, làm giảm sản xuất collagen
  • Tăng cân, tăng mỡ đặc biệt ở bụng, eo
  • Giảm trí nhớ
  • Người mệt mỏi
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư cổ tử cung

6. Điều trị suy giảm hoặc rối loạn nội tiết tố nữ Estrogen

Estrogen có thể thay đổi trong từng giai đoạn như trong thời gian mang thai hay trong thai kỳ. Trong một số trường hợp như rối loạn nội tiết tố sau sinh nếu không cải thiện có thể thăm khám để điều trị rối loạn này. Trong trường hợp thật sự cần thiết có thể tham khảo dùng Estrogen tổng hợp.

Ngoài ra, theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, hầu hết phụ nữ đều bị suy giảm nội tiết tố khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi. Để cải thiện tình trạng suy giảm hoặc rối loạn nội tiết tố có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:

  • Liệu pháp Hormone thay thế (HRT)
  • Bổ sung Estrogen thảo dược (phytoestrogen)
  • Bổ sung hoạt chất kích thích sản xuất Estrogen
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học

Cụ thể:

6.1. Liệu pháp Hormone thay thế (HRT)

liệu pháp thay thế hormoneliệu pháp thay thế hormone

Nguyên tắc sử dụng thuốc nội tiết là:

  • Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả
  • Thời gian sử dụng tùy thuộc vào thể trạng và yêu cầu của người bệnh
  • Phối hợp dùng Estrogen/Progesterone nếu còn tử cung
  • Nên lựa chọn các loại Estrogen tự nhiên hoặc gần giống với tự nhiên
  • Không sử dụng nội tiết trong trường hợp ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, có thai hoặc nghi ngờ có thai, có khối u liên quan đến nội tiết, đã bị viêm tĩnh mạch hoặc động mạch, đang bị xuất huyết âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân.

Các loại thuốc nội tiết thường được dùng dưới dạng:

  • Estrogen đường uống: dạng phổ biến nhất
  • Estrogen miếng dán qua da được chỉ định trong trường hợp mãn kinh và có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, mỡ máu cao, béo phì và đang mắc các bệnh chuyển hóa.

(Cả hai đường đùng này của Estrogen đều cho tác dụng điều trị như nhau, trừ các chỉ định riêng).

  • Estrogen đường đặt âm đạo nhằm cải thiện các triệu chứng ở âm đạo và các triêu chứng về tiết niệu.

Khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sỹ để đề phòng các tác dụng không mong muốn.

6.2. Dùng liệu pháp kết hợp Estrogen và Progesterone

Việc kết hợp dùng Estrogen và Progesterone rất cần thiết ở những phụ nữ còn tử cung cần điều trị liệu pháp nội tiết để tránh nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung và ung thư nội mạc tử cung.

Khi sử dụng thuốc nội tiết có thành phần là progesterone có thể gây buồn ngủ. Vì vậy nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Có thể sử dụng chế phẩm progesterone đơn thuần dạng viên hoặc kết hợp trong cùng một viên với estrogen.

Có nhiều loại progesterone được sử dụng. Nhưng cho tới nay có hai loại đã được nghiên cứu và chứng minh là ít tác dụng không mong muốn là:

  • Dạng progesterone mịn
  • Retro-progesterone hay dydrogesterone.

6.3. Dùng thuốc chống trầm cảm điều trị triệu chứng bốc hỏa do giảm nội tiết tố

Trường hợp giảm Estrogen tiền mãn kinh dẫn đến các cơn bốc hỏa, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm để giảm tần suất các cơn bốc hỏa.

Các loại thuốc chống trầm cảm có cơ chế ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin. Dạng paroxetine liều thấp (Brisdelle) là phương pháp điều trị bốc hỏa không chứa hormone được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận.

Ngoài ra còn một số thuốc chống trầm cảm khác để trị chứng bốc hỏa như:

  • Venlafaxine (Effexor XR)
  • Paroxetine (Paxil, Pexeva)
  • Citalopram (Celexa)
  • Escitalopram (Lexapro)

Lưu ý: Phương pháp này có thể không hiệu quả như 2 liệu pháp hormone trên nhưng có thể hữu ích với người không sử dụng được hormone.

Các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, khó ngủ hoặc buồn ngủ, dễ khô miệng, tăng cân, rối loạn chức năng tình dục…

6.4. Bổ sung Estrogen thảo dược

Bổ sung phytoestrogenBổ sung phytoestrogen

Liệu pháp hormone tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay lạc nội mạc tử cung. Vì vậy phương pháp được nhiều người tìm kiếm chính là bổ sung Estrogen có nguồn gốc từ thảo dược.

Có hai nguồn bổ sung Estrogen là:

  •  Dùng nhóm Phytoestrogen (etrogen từ thực vật có cấu trúc hóa học giống Estrogen trong cơ thể người)
  • Bổ sung các nhóm tiền chất từ thảo dược giúp tổng hợp, kích thích Estrogen tự sản xuất.

Cụ thể như sau:

6.4.1. Bổ sung nhóm Phytoestrogen

Phytoestrogen là chất hóa học như Estrogen, có cấu trúc tương tự Estrogen ở người nhưng được tìm thấy ở thực vật. Nó bao gồm nhiều nhóm hóa học như:

  • Lignan (enterodiol và enterolactone giúp chuyển hóa Estrogen), có trong hầu hết các loại ngũ cốc, hạt lanh, trái cây và rau…
  • Isoflavone (Daidzein, Genistein, Glycitein) có trong đậu nành, các loại đậu như đậu lăng, đậu gà…
  • Coumestans (coumestrol) có trong đậu nảy mầm, cỏ ba lá, mầm cỏ linh lăng…
  • Prenylflavonoids (8-prenylnaringenin) có trong hoa bia…
  • Stilbenes (Resveratrol) có trong cây nho, vị thuốc cốt khí củ…

Một số thực phẩm có chứa phytoestrogen như:

Thực phẩm chứa Phytoestrogen

Các loại điển hình

Các loại hạt

Hạt lanh, hạt hướng dương, hạt mè, quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu xanh

Trái cây

Táo, cà rốt, lựu, dâu tây, nam việt quất (mạn việt quất), quả nho

Rau

Khoai mỡ, đậu lăng, cỏ linh lăng, hạt giống nảy mầm

Sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành, đậu hũ, tempeh, súp miso, tương miso

Thảo mộc

Cỏ ba lá, hoa bia, rễ cây cam thảo, thiên môn chùm, sâm tố nữ

Đồ uống

Cà phê, rượu whisky ngô, bia, rượu vang đỏ

Dầu

Dầu oliu, dầu hoa nhài, dầu hoa anh thảo

Ngũ cốc

Yến mạch, lúa mì, mầm lúa mì

Phytoestrogen có tác dụng tương tự như Estrogen, làm giảm các triệu chứng của suy giảm nội tiết tố nữ trong cơ thể và không làm thay đổi nồng độ Estrogen.

6.4.2. Bổ sung tiền chất kích thích tổng hợp Estrogen nội sinh

Một số loại thảo dược giàu saponin và glucoside có cấu trúc tương tự như DHEA, DHEAs (tiền chất để tổng hợp nên hormone Estrogen và Testosterone). Khi đi vào cơ thể và được phân giải sẽ đóng vai trò như tiền chất để thúc đẩy sản xuất Estrogen.

Dựa theo cơ chế này, khi bổ sung thảo dược giàu saponin sẽ kích thích cơ thể sản xuất Estrogen nội sinh. So với nhóm Phytoesterogen, cách bổ sung tiền chất này sẽ vừa làm tăng nồng độ Estrogen đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố, triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Một số thảo dược có khả năng kích thích sản xuất Estrogen như:

  • Cỏ cà ri, đặc biệt chiết xuất từ hạt cà ri chứa nhiều Diosgenin giống DHEA, DHEAs tăng sản xuất Estrogen. Có thể tăng Testosterone
  • Rễ cây Maca (nhân sâm Peru) chứa nhiều nhóm alkaloid kích thích tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận từ đó cân bằng lại việc sản xuất hormone trong cơ thể cũng như điều trị triệu chứng mãn kinh
  • Bạch tật lê chứa nhiều protodioscin có thể tăng estradiol trong huyết thanh ở phụ nữ và nam giới so với ban đầu
  • Khoai lang hoang dã (Wild Yam): Trong Wild Yam có chứa nhiều Diosgenin, được coi là DHEA tự nhiên, có thể dùng để sản xuất Estrogen. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm.

>>> XEM NGAY: Libifem – Tinh chất kích thích tổng hợp Estrogen hiệu quả

6.5. Thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt khoa học

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và sản xuất Estrogen. Một số chế độ ăn giàu chất béo dẫn đến thừa cân béo phì cũng ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen. Khi cơ thể dư thừa chất béo có thể làm tăng Estrogen do tăng aromatase, một enzyme góp phần sản xuất Estrogen.

Điều này không đồng nghĩa với việc khuyến khích bạn dung nạp nhiều chất béo có thể thúc đẩy nội tiết tố Estrogen trong cơ thể. Bởi thừa cân béo phì sẽ liên quan đến rất nhiều bệnh lý chuyển hóa và tim mạch.

Do đó, bạn nên:

  • Hạn chế các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn
  • Giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể
  • Hạn chế tinh bột đã tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn
  • Tăng cường thể dục thể thao để thúc đẩy điều tiết Estrogen và chống lại các bệnh mạn tính như ung thư vú
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích

7. Lời khuyên từ chuyên gia

lời khuyên chuyên gialời khuyên chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nội tiết tố Estrogen đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý ở nữ giới. Vì vậy nên kiểm soát nội tiết tố trong cơ thể bằng cách:

  • Nếu thiếu hụt ở mức vừa phải nên bổ sung bằng thảo dược, thực phẩm chứa phytoestrogen
  • Chỉ nên điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone khi được chỉ định
  • Trường hợp tăng Estrogen cần tham khảo các biện pháp giúp giảm Estrogen an toàn
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và giữ tinh thần thoải mái
  • Nếu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường và bổ sung nội tiết tố cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ
  • Nên thăm khám sớm nếu có dấu hiệu suy giảm Estrogen hoặc tăng Estrogen quá mức

Trên đây là một số thông tin về nội tiết tố Estrogen, các triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bạn có thể đang quan tâm. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

XEM THÊM: 

  • Mầm đậu nành – Hoạt chất tương tự Estrogen, bổ sung nguồn Estrogen thảo dược
  • Sâm tố nữ – Dược liệu dành riêng cho phái nữ
  • Hà thủ ô đỏ – Nghiên cứu mới tăng hoạt tính Estrogen

Rate this post

Viết một bình luận