Nông học là ngành gì

Ngành Nông học

Bạn có mơ ước ngày nào đó bạn sẽ…: có khả năng cung cấp thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và đầy đủ cho mọi người? Tham gia bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên đất đai hữu hiệu hơn? Khám phá phương pháp mới để làm ra lương thực và thức ăn gia sức bổ dưỡng hơn? Đi đầu trong kỹ thuật sử dụng mô hình công nghệ mới nhất, những dữ liệu từ vệ tinh và những tia laser công nghệ cao?

Nếu bạn trả lời “Có” với bất cứ câu hỏi nào trên đây, Nông học (hay gọi giản dị là trồng trọt) có thể là ngành phù hợp với bạn.

Nông học là ngành học trồng các cây trồng để làm thực phẩm, thức ăn gia súc, và cây lấy sợi. Nông học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả các yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng…

Công việc chính của nhà nông học:

Nhà nông học có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế.

Với những kiến thức ấy, nhà nông học nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường. Những kỹ sư nông học khi ra trường có cơ hội nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:

Nhà nông học có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp, các trường đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy…

Phẩm chất và các kỹ năng cần thiết:

– Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học, hóa học và sinh học.

– Yêu nông thôn và công việc nông nghiệp.

– Có khả năng phán đoán tốt, khả năng tổ chức công việc tốt.

– Thích công việc nghiên cứu, yêu thích các loại thực vật.

Một số địa chỉ đào tạo:

Bạn có thể học ngành nông học tại: Trường Đại học Nông nghiệp 1, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Cao đẳng Nông Lâm v.v…

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

– Tên ngành: Nông học

– Mã ngành tuyển sinh: 7620109

Phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2).

+ Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT (Phương thức 3).

– Tổ hợp xét tuyển: Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07).

– Tên ngành được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.

Giới thiệu

Ngành Nông học đào tạo kỹ sư có chuyên môn ở 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, có khả năng thực hành và huấn luyện các kỹ thuật canh tác cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; có khả năng tổ chức và quản lý hệ thống nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Ngành Nông học trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn và kỹ năng chung của quá trình sản xuất và chọn giống cây trồng; các nguyên lý về kỹ thuật chăn nuôi thú y và nuôi trồng thủy sản; biện pháp quản lý dịch hại cây trồng, bệnh trên vật nuôi và thủy sản; các kiến thức về hệ thống sản xuất và phát triển nông thôn, quản lý nông trại tổng hợp; các kỹ năng áp dụng công nghệ mới trong canh tác cây trồng, sản xuất vật nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Vị trí việc làm

– Kỹ sư Nông học, Kỹ sư phụ trách/chỉ đạo sản xuất

– Kỹ thuật viên, Cán bộ kỹ thuật, Cán bộ quản lý

– Nhân viên kinh doanh/marketing/quảng bá ngành hàng

– Nghiên cứu viên, chuyên viên

– Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

Nơi làm việc

– Cơ quan nhà nước có liên quan đến Nông nghiệp như Sở (Phòng, Ban) Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, Trung tâm (Trạm) Khuyến nông, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHHT.

– Cơ quan nhà nước ở các lĩnh vực chuyên môn riêng như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản.

– Các Công ty sản xuất kinh doanh dịch vụ sản phẩm phân bón và thuốc trừ dịch hại cây trồng, thức ăn vật nuôi và thủy sản, thuốc thú y, thuốc trừ bệnh thủy sản…

– Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các trung tâm đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp (có đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm).

– Các Tổ chức/dự án hoạt động liên quan đến nông nghiệp.

→ Chuẩn đầu ra

Rate this post

Viết một bình luận