Nước ép Cóc Có Tác Dụng Gì? Cách Làm Nước ép Cóc Giải Nhiệt, Giảm Cân Hiệu Quả

Rate this post

Cóc là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin C, hương vị chua ngọt có thể ăn trực tiếp hay ép nước uống. Dùng nước ép cóc mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Tiến Sĩ Nước sẽ tổng hợp những lợi ích và cách pha chế loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng từ cóc ngay tại nhà. 

Uống nước ép cóc có tốt cho sức khỏe không?

Nước ép cóc có tác dụng gì?

Nước ép từ cóc có hương vị chua ngọt, thanh mát thích hợp giải khát vào những ngày hè oi bức. Bên cạnh thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể thì bạn còn biết nước ép cóc có tác dụng gì? Hãy cùng khám phá về tác dụng của đồ uống này ngay bây giờ.

Tăng cường sức đề kháng

Hàm lượng chất xơ, vitamin C cao trong cóc giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, nguyên nhân chính dẫn đến ung thư. Nước ép cóc còn hỗ trợ tổng hợp collagen, protein giúp tái tạo mô liên kết làm tốc độ hồi phục vết thương nhanh hơn.

Tăng cường sức đề kháng với thành phần của trái cóc

Thanh nhiệt cho cơ thể

Nhiều nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ độc tố gây ra hiện tượng nóng trong. Biểu hiện khi cơ thể nhiễm độc là sự xuất hiện của mụn nhọt, tính tình thay đổi, da dẻ khô nhăn,… 

Lúc này tìm một giải pháp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể là điều rất quan trọng. Giải nhiệt cơ thể bằng nguyên liệu tự nhiên được nhiều người sử dụng vì sự tiện lợi và tính hiệu quả mà nó mang lại. 

Các thực phẩm tự nhiên rất thân thiện với cơ thể và hệ tiêu hóa của con người. Chúng hỗ trợ cơ thể làm sạch và thanh nhiệt rất tốt mà không để lại các tác dụng phụ như việc sử dụng thuốc tây. 

Nước ép cóc là loại đồ uống thanh nhiệt được yêu thích trong mùa hè. Một ly nước cóc ép chua ngọt thanh mát giúp giải khát, thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt. Thưởng thức nó còn giúp bổ sung thêm năng lượng cho một ngày mới đầy hiệu quả.

Trị cảm cúm, giảm triệu chứng ho

Thời tiết giao mùa là lúc chúng ta dễ bị cảm cúm. Trong cóc chứa thành phần axit ascorbic, mangan có khả năng kháng viêm. Điều này giúp nước ép cóc có khả năng trị cảm cúm, viêm họng hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp

Cóc được biết đến là loại trái cây giàu chất xơ, nhưng nó lại chứa rất ít calo. Điều này làm cho bạn khi uống nước ép từ cóc sẽ có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. 

Ngoài ra, hàm lượng đường trong quả cóc rất thấp, không chứa chất béo. Uống nước cóc ép giúp đốt cháy calo, mỡ thừa giúp hỗ trợ giảm cân một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

Công thức giảm cân, đẹp da hiệu quả, an toàn với nước ép cóc

Trái cóc hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, trong cóc còn chứa nhiều vitamin A, C, K giúp làn da của bạn khỏe mạnh từ bên trong. Làn da của bạn sẽ trở nên mịn màng, trắng hồng, căng tràn sức sống khi sử dụng nước ép cóc mỗi ngày. 

Ngăn ngừa thiếu máu

Nước ép có tác dụng rất tốt đối với bà bầu, phụ nữ sau sinh, đặc biệt là các trường hợp thiếu máu khi mang thai. Vitamin B1 trong trái cóc hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng nồng độ oxy có trong máu. 

Bên cạnh đó, uống nước ép cóc còn bổ sung canxi, chất sắt, kẽm, magie cho cơ thể, phòng ngừa tình trạng thiếu máu.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Với bảng thành phần cực “quyến rũ” chứa hàm lượng cao vitamin C và Sắt. Nước ép cóc sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, chống nhiễm trùng và nấm khuẩn hiệu quả. 

Theo các chuyên gia, vitamin C sẽ kích thích cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn để phục vụ cho việc nuôi dưỡng các tế bào. Thông thường, sắt được hấp thụ qua thực phẩm tự nhiên tốt hơn viên uống, nhưng nếu bạn kết hợp thêm vitamin C thì hàm lượng sắt sẽ được hấp thụ hoàn toàn dù bằng hình thức nào. 

Bên cạnh hàm lượng chất xơ tốt cho quá trình giảm cân và làm đẹp của chị em. Nước ép cóc chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên, hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do bị giải phóng bởi quá trình oxy hóa. Từ đó, hệ miễn dịch được năng cao, cơ thể sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh.  

Hỗ trợ tim mạch

Glycoside là một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thành phần của quả cóc. Các hợp chất này được chứng minh là có khả năng ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tăng giảm huyết áp đột ngột dễ gây nên các tình trạng nguy hiểm cho người bệnh. 

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa còn hỗ trợ làm sạch mạch máu. Điều này giúp cho các chất dinh dưỡng lưu thông đến các tế bào dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu do cholesterol LDL gây ra. Từ đó, các vấn đề về tim mạch sẽ được hạn chế. 

Hỗ trợ tiêu hóa

Các chất chống oxy hóa như flavonoid, terpenoid, tanin thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Sử dụng nước ép từ cóc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Nên uống nước cóc trước bữa ăn để kích hoạt dịch vị dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

Cải thiện thị lực

Retinol (Hợp chất vitamin A) sẽ hỗ trợ chức năng phân phối hình ảnh võng mạc nhận được. Nếu thiếu đi các hợp chất từ vitamin A, thị lực sẽ tương đối kém trong điều kiện ánh sáng yếu.

Vì vậy, nếu muốn sở hữu một đôi mắt khỏe, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A. Nước ép cóc cũng là một nguồn bổ sung vitamin A, giúp cải thiện thị lực của bạn.

Cải thiện thị lực với nước ép từ cóc

Chống nhiễm trùng da

Thành phần trái cóc chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn cao. Sử dụng các thực phẩm từ cóc sẽ giải quyết các bệnh về da như vẩy nến, da khô, phồng rộp và phục hồi các vết thương nhanh hơn.

Trong cóc còn giàu các chất chống oxy hóa, giúp tăng hiệu quả của quá trình sản xuất collagen. Uống nước ép cóc thường xuyên làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn, vết chân chim.

Nguyên liệu làm nước ép cóc nguyên chất

Bạn đã biết được nước cóc ép có tác dụng gì, tại sao bạn không tự tay làm cho mình một ly nước ép cóc nhỉ. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách làm thức uống này nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Trái cóc: 3 quả

  • Đường cát: ½ muỗng cà phê

  • Muối: ¼ muỗng cà phê

  • Đá viên

Cách lựa chọn trái cóc để làm nước ép

Lưu ý cách chọn cóc: Chọn quả có màu xanh tươi, không trầy xước, chai sần. Tránh chọn trái đã ngả vàng vì có thể là cóc đã để lâu, khi xay không còn đảm bảo độ tươi ngon. Chọn những trái nặng, chắc tay, cuống còn nguyên. Nếu thấy có nhựa quanh cuống thì đó là cóc mới hái.

Cách làm nước ép cóc nguyên chất

Cách làm nước ép cóc nguyên chất khá đơn giản, bạn có thể tự làm tại nhà với 3 bước đơn giản.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gọt vỏ trái cóc, rửa sạch đến khi hết mủ

  • Cắt phần thịt cóc thành những miếng nhỏ

  • Loại bỏ phần gân của cóc

Bước 2: Xay cóc

  • Cho phần thịt cóc đã sơ chế vào máy ép

  • Ép nhuyễn, sau đó lọc lấy phần nước và bỏ phần bã đi

Bước 3: Pha chế nước ép cóc

  • Nước đã ép cho thêm đường cát, muối đã chuẩn bị vào

  • Cho thêm 1 ít đá đã chuẩn bị là có thể thưởng thức

Hướng dẫn làm nước ép cóc mix

Nếu cảm thấy nước ép chỉ có mỗi cóc đơn điệu, bạn có thể mix thêm 1 số trái cây khác để thêm phần đa dạng cho thực đơn.

Nước ép cóc ổi

Nguyên liệu:

  • 2 quả cóc

  • 1 quả ổi xanh

  • 20ml nước

  • Đường cát

  • 1 quả chanh

Cách làm Nước ép cóc ổi

Bước 1: Rửa sạch cóc, ổi, ngâm với nước muối loãng từ 30-40p, gọt bỏ phần vỏ và cắt nhỏ thành hình múi cau.

Bước 2: Cho phần cóc, ổi đã sơ chế vào máy ép, ép lấy nước và bỏ phần bã.

Bước 3: Cho thêm lượng đường, đá tùy khẩu vị và 1-2 lát chanh để thêm thơm ngon hơn.

Hướng dẫn cách làm nước ép cóc ổi thanh mát, giải độc 

Nước ép mix từ cóc và thơm (dứa) 

Nguyên liệu:

  • 200g trái cóc

  • ¼ trái thơm

  • 30ml nước đường

  • Muối

Cách làm Nước ép mix từ cóc và thơm (dứa)

Bước 1: Cóc ngâm muối, rửa sạch, bỏ vỏ và gân sau đó cắt miếng nhỏ. Thơm loại bỏ phần vỏ, mắt, chỉ lấy ¼ quả.

Bước 2: Cho vào máy ép, ép lấy nước cốt.

Bước 3: Cho nước đường đã chuẩn bị vào. Muối, một vài lát chanh, đá thêm vào tùy sở thích.

Nước ép cóc mật ong

Nguyên liệu

  • 3 trái cóc

  • 2 thìa cà phê mật ong

  • ¼ nước cốt 1 quả chanh

Cách làm Nước ép cóc mật ong

Bước 1: Rửa sạch cóc ngâm với nước muối loãng từ 30-40p, gọt bỏ phần vỏ và cắt nhỏ.

Bước 2: Cho phần cóc sơ chế vào máy xay hoặc máy ép, ép nhuyễn loại bỏ phần bã.

Bước 3: Cho nước cốt chanh, mật ong đã chuẩn bị vào khuấy đều.

Nước ép cóc táo

Nguyên liệu

  • 2 quả cóc

  • 1 quả táo

  • 30ml nước đường

  • 1-2 lát chanh

  • 1 quả tắc

Cách làm Nước ép cóc táo

Bước 1: Rửa sạch cóc, táo bằng nước muối, cắt thành miếng nhỏ

Bước 2: Cho cóc, táo vào máy ép thành nước

Bước 3: Dùng phần nước đã loại bỏ phần bã, cho nước đường vào. Tắc cắt đôi vắt nước (cho cả vỏ vào), để 1-2 lát chanh lên trang trí và giúp nước ép cóc táo ngon hơn.

Nước ép cóc cà rốt

Nguyên liệu 

  • 2 quả cóc

  • 1 củ cà rốt

  • 2-3 lát chanh

Cách làm Nước ép cóc cà rốt

Bước 1: Cà rốt, cóc rửa sạch, bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ.

Bước 2: Cho cà rốt, cóc đã chuẩn bị vào máy ép, ép nhuyễn lấy nước, lọc bã.

Bước 3: Cho thêm đường, 2-3 lát chanh. 

Nước ép cóc cà rốt thơm ngon, bổ dưỡng

Câu hỏi thường gặp khi uống nước ép cóc

Một số bạn còn e ngại khi sử dụng nước cóc ép. Đừng lo, dưới đây sẽ là tổng hợp 1 số câu hỏi giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc của mình.

Sử dụng nước cóc ép hàng ngày có tốt không?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, vị chua thanh mát thì đây là loại thức uống phù hợp giải khát mỗi khi hè đến. Nước ép cóc không chỉ giải khát mà còn mang đến những tác dụng tuyệt vời đến sức khỏe. 

Uống nước cóc mỗi ngày giúp bạn tăng cường sức khỏe, bổ sung cho cơ thể nguồn năng lượng, dinh dưỡng mỗi ngày.

Uống nước cóc ép mỗi ngày sẽ rất tốt, tuy vậy cũng cần chú ý liều lượng sử dụng. Trong thành phần của cóc cũng chứa một lượng tương đối các axit, sử dụng nhiều sẽ dẫn đến lượng axit bị tích tụ, gây ra rối loạn tiêu hóa.

Để hấp thụ các dưỡng chất từ cóc tốt hơn, việc lựa chọn thời điểm uống nước ép cóc cũng khá quan trọng. Bạn nên uống món nước này sau khi ăn bữa chính 30 phút, lúc này các hoạt chất trong nước ép sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thu dinh dưỡng của bữa ăn tốt hơn. Tránh uống nước ép cóc ngay trước bữa ăn chính.  

Uống nước ép cóc có giảm cân không?

Cơ thể con người bình thường trung bình sẽ cần 2000 calo để hoạt động. Mỗi ngày chúng ta có 3 bữa ăn chính, trung bình một bữa sẽ nạp vào khoảng 667 calo. Một ly nước ép cóc sẽ cung cấp cho bạn 290 calo.

Chất xơ có trong trái cóc sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Các chất như sắt, kẽm, cacbohidrat cũng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng tích tụ mỡ. Điều này góp phần giúp bạn giảm cân tự nhiên, an toàn.

Nước ép cóc giúp bạn“tạm biệt” mỡ thừa hiệu quả 

Ngoài ra, với thành phần ít đường và không chứa chất béo, món nước này sẽ giúp bạn “tạm biệt” mỡ thừa và kiểm soát cân nặng.  

Tóm lại, nước ép cóc là loại thức uống khá ngon miệng, giúp đánh thức vị giác vào những ngày “khó ở” và sẽ là người bạn đồng hành “uy tín” trong quá trình giảm cân của bạn đấy. 

Có bầu uống nước ép cóc được không?

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, các mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung 1 số thực phẩm dinh dưỡng để tốt cho sự phát triển thai nhi. Nước ép cóc được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong quá trình mang thai và sau sinh. 

Trong cóc chứa rất nhiều thành phần như vitamin A, C, các khoáng chất có lợi, nhất là sắt và acid ascorbic giúp tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch. Trong quá trình mang thai, sản phụ cũng phải hạn chế dùng các loại thuốc cảm cúm. 

Nước cóc sẽ giúp bạn hạn chế mắc các bệnh này, điều này rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.

Nước ép cóc không chỉ có hương vị chua ngọt thanh mát, thích hợp làm đồ giải khát cho mùa hè nóng bức. Uống nước cóc còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Có rất nhiều cách pha chế thú vị với trái cóc giúp list đồ uống của bạn thêm đa dạng hơn. Hy vọng qua bài viết này, Tiến Sĩ Nước đã giúp bạn hiểu thêm về  một loại thức uống bổ dưỡng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>> Tham khảo: Top 15 loại nước ép tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng

Linh Nguyễn Kiều

Tác giả: Nguyễn Kiều Linh

Nguyễn Kiều Linh hiện là SEO Expert, với hơn 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực Search Engine. Đã phân tích lập kế hoạch và triển khai hơn 100 chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Phụ Nữ Ngày Mới với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về thời trang, làm đẹp, sức khỏe, ẩm thực, du lịch và phong cách sống dành cho phái đẹp.

Theo dõi những bài viết của Nguyễn Kiều Linh qua các kênh:

Rate this post

Viết một bình luận