Ở đâu đi đâu ăn gì tại Phố Cổ Hà Nội

Ở đâu tại phố cổ Hà Nội 2021 

Bạn dự định hoặc đang có nhu cầu tìm kiếm một chỗ lưu chú tại các khách sạn phố cổ Hà Nội để công tác hoặc đi du lịch thăm quan nghỉ dưỡng vậy hãy cùng Tour Rẻ khám phá các khách sạn phù hợp với nhu cầu của bạn nhé.

Khách sạn phố cổ Hà Nội

Tham khảo >> Tour Hạ Long 1 ngày chỉ 649k

Tham khảo >> Du lịch hè 2021

Danh sách khách sạn uy tín ở phố cổ Hà Nội

Khách sạn Hanoi Aria Central Hotel

Địa chỉ: 45 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đặt phòng: 0979889940 Phạm Đức

Khách sạn Royal Palace Hotel

Địa chỉ: 95 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Golden Moon Suite Hotel

Địa chỉ: 65 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Nostalgal Hotel 

Địa chỉ: 35 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Diamond King Hotel

Địa chỉ: 86 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Horse Hotel 

Địa chỉ: 9 Hàng Muối, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Hanoi Glance Hotel

Địa chỉ: 48 Bát Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Chic Boutique Hotel

Địa chỉ: 53 Bát Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Holiday Emerald Hotel

Địa chỉ: 24 Hàng Mành. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Golden Moon Suite Hotel

Địa chỉ: 35 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Lasiesta Hotel 

Địa chỉ: 94 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Hanoian Lakeside Hotel

Địa chỉ: 60 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Imperial Hotel

Địa chỉ: 44 Hàng Hành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách sạn Hà Nội Heart Hotel

Địa chỉ: 11B Hàng Hành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chơi gì ở khu phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội nhỏ nhưng luôn tấp nập và có nhiều điểm vui chơi hơn bất kỳ một nơi nào khác ở Việt Nam.

Phố Ẩm Thực Tạ Hiện tại Phố Cổ Hà Nội

Xóm đường tàu điểm hấp dẫn mới nổi ở Phố Cổ Hà Nội

Đường ray tàu hỏa có tuổi đời hơn một trăm năm chạy xuyên qua rìa khu phố cổ Hà Nội song song với đường Phùng Hưng. Thời gian gần đây “xóm đường tàu” trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách, nhất là người nước ngoài.

Việc ngồi hàng quán sát đường tàu hàng trăm năm tuổi, ngắm nhìn tàu chạy và cuộc sống người dân địa phương, dù tiềm ẩn nguy hiểm nhưng vẫn khiến nhiều du khách tò mò muốn trải nghiệm thời gian gần đây có nhiều hàng quán được trang trí đẹp mọc lên để đáp ứng phong trào tham quan.

Xóm đường tàu thuộc phố cổ Hà NộiXóm đường tàu ở phố cổ Hà Nội

Phố Cổ Hà Nội vào thu

Hà Nội vào thu đẹp ngỡ ngàng qua từng con đường góc phố, thời tiết rộn ràng thật tuyệt, hình ảnh minh họa qua mỗi bức hình

Một góc Hồ Hoàn Kiếm tại phố cổ Hà Nội vào mùa ThuPhố cổ Hà Nội vào mùa Thu

Điểm danh các phố đi bộ ở Phố Cổ Hà Nội

Phố đi bộ đầu tiên gồm Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường lên đến chợ Đồng Xuân vào năm 2004, rồi 6 tuyến phố đi bộ gồm Hàng Buồm – Mã Mây – Hàng Giầy – Lương Ngọc Quyến – Tạ Hiện – Đào Duy Từ vào năm 2014

Kể từ ngày 1/9/2016 Hà Nội đã có thêm không gian đi bộ khu vực hồ Gươm và phụ cận.

Theo đó, không gian đi bộ mới sẽ bao gồm các tuyến phố: Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ (một nửa đường), Lò Sũ, Hàng Dầu, khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trần Nguyên Hãn (từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Gai đến Lê Thái Tổ), một phần Bảo Khánh, Tràng Thi, Hàng Trống, Hồ Hoàn Kiếm.

Thấy được những giá trị mà phố đi bộ mang lại, lãnh đạo Thành phố Hà Nội tiếp tục khai trương phố đi bộ Trịnh Công Sơn vào ngày 11/5/2018. Như vậy, cộng lại Hà Nội có cả thảy 27 phố đi bộ.

Gần đây UBND quận Hoàn Kiếm cho biết ngày 25/12 không gian phố đi bộ của Hà Nội sẽ được mở rộng trên 8 phố: Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Bạc, Đinh Liệt, Gia Ngư, Đào Duy Từ (đoạn từ Chợ Gạo đến Ô Quan Chưởng), Ô Quan Chưởng (gồm phố Ô Quan Chưởng và khu vực ngã tư Hàng Chiếu – Thanh Hà) và 3 ngõ: Cầu Gỗ, Trung Yên, Phất Lộc.

Tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội sẽ được mở vào 3 tối cuối tuần (thứ Sáu, thứ Bẩy, chủ Nhật) với khung giờ mùa hè là từ 19h – 24h; Mùa đông từ 18h – 24h.

Lễ hội diễn ra tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Lễ hội diễn ra tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Phố đi bộ Hà Nội có gì hấp dẫn

  • Có các trò chơi dân gian
  • Có các hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố đặc sắc
  • Vẽ chân dung tại phố đi bộ Hà nội
  • Mua sắm tại phố đi bộ Hà Nội
  • Ăn quà vặt tại phố đi bộ Hà Nội
  • Sử dụng wifi miễn phí ở phố đi bộ Hà Nội

Ăn quà vặt ở phố đi bộ Hà NộiMua sắm ở phố đi bộ Hà Nội

Các điểm thăm quan ở Phố Cổ Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm – Hồ có ý nghĩa lịch sử và được nhiều người biết đến ở Phố Cổ Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm còn có cái tên gọi khác là Hồ Gươm, gắn liền với truyền thuyết về rùa thần. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước.

Bên cạnh hồ có rất nhiều điểm du lịch khác : Đền Ngọc sơn, Tháp Bút, Cầu Thê Húc… Đến đây bạn có thể thưởng thức được món kem Tràng Tiền nổi tiếng. Hồ Hoàn Kiếm chính là địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch phố cổ Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, là nơi thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần. Để vào được trong đền bạn phải đi qua cầu Thê Húc. Bạn phải mùa vé vào đền Ngọc sơn, vé đền Ngọc Sơn là 30.000 vnđ/ người

Quần thể công trình Đền Ngọc Sơn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam. Tới đây bạn sẽ được tìm hiểu về sự tích của Hồ Gươm hay là lịch sử của Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm

Chợ Đồng Xuân – khu chợ bán buôn lớn nhất Phố Cổ Hà Nội

Chợ Đồng Xuân là một trong những trung tâm buôn bán buôn và là chợ lớn nhất ở Hà Nội,cũng là chợ lớn nhất nằm trong khu phố cổ Hà Nội.

Tới đây bạn sẽ chứng kiến được cảnh mua bán tấp nập, sầm uất, buôn bán nhiều các mặt hàng. Bạn có thể tới chợ Đồng Xuân lựa chọn mua những món quà để đem về làm quà tặng với mức giá rất hợp lý.

Chợ Đồng Xuân Hà Nội

Phố Hàng Mã – Con phố đặc biệt nhất phố cổ Hà Nội mỗi dịp đặc biệt

Nằm trong khu phố cổ, phố Hàng Mã là được xem là một trong những con phố đông đúc và rực rỡ sắc màu nhất ở Hà Nội.

Đặc biệt vào những dịp rằm trung thu, Noel, lễ, tết, con phố được trang hoàng bằng những đèn lồng, đồ chơi phát sáng, bóng bay khiến nơi đây không chỉ tràn ngập trong âm thanh, màu sắc, ánh sáng mà còn mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông.

Phố Hàng Mã Hoàn Kiếm Hà Nội

Nhà cổ Mã Mây ngôi nhà đặc biệt ở Phố Cổ Hà Nội

Là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn ở phố cổ Hà Nội, nhà cổ ở 87 Mã Mây là loại nhà ở truyền thống tái hiện được không gian sinh sống, nét đặc trưng của con người Hà Nội xưa.

Ngôi nhà được mở cửa thường xuyên để cho khách du lịch đến thăm quan, giá vé vào cửa là 10.000đ/ người

Nhà Cổ Mã Mây

Đền Bạch Mã ở Phố cổ Hà Nội

Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, nằm ở giữa phố Hàng Buồm, tại số nhà 76-78. Trong đền thờ thần Long Đỗ và ngựa trắng, từng được sử sách ghi lại nhiều sự tích.

Đền Bạch Mã là di tích lịch sử văn hóa có nghìn năm tuổi, cổ kính, lâu đời nhất trong số các ngôi đền xưa của kinh thành Thăng Long còn sót lại cho tới nay.

Đền Bạch Mã Hàng Buồm

Phố Tạ Hiện – con phố nổi tiếng ăn uống ở Phố cổ Hà Nội

Đây là con phố bé nhỏ nằm ở giữa lòng Hà Nội lúc nào cũng đông nghịt người, đây là địa điểm uống bia nổi tiếng ở Hà Thành được các bạn trẻ rất yêu thích.

Nơi đây còn được biết đến với cái tên gọi “ngã tư quốc tế” đã được đưa vào danh sách “những nơi phải đến” khi đi du lịch Hà Nội của các du khách nước ngoài. Ở đây tập trung rất nhiều hàng quán ăn ngon với giá cũng rất rẻ.

Uống bia hơi tấp lập tại phố ẩm thực Tạ Hiện

Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng là 1 trong 5 cửa ô còn sót lại của kinh thành Thăng Long xưa, được thiết kế theo kiểu vọng lâu một kiến trúc đặc trưng của thời nhà Nguyễn.

Tên của cửa ô là do người dân đặt để ghi nhớ công lao và sự hi sinh anh dũng của viên quan Chưởng Cơ trong thời kì chống Pháp.

Gợi ý lịch trình thăm quan phố cổ Hà Nội

Sáng các bạn ghé thăm chợ Đồng Xuân để thưởng thức những món ăn ở đây như bún ốc, bún riêu… Ăn sáng xong bạn có thể vào trong chợ để tham quan các gian hàng. Sau đó bạn có thể tiếp tục hành trình tới các địa điểm như Ô Quan Chưởng, nhà cổ Mã Mây, đền Bạch Mã

Buổi trưa bạn có thể lựa chọn ăn bún chả Hàng Mành, bún đậu ngõ Phất Lộc hay cơm đảo gà rang trên phố Mã Mây. Đến chiều bạn tiếp tục tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Buổi tối nếu vào cuối tuần thì bạn có thể đi dạo ở phố đi bộ, khám phá chợ đêm. Hoặc không bạn có thể tới phố Tây Tạ Hiện ăn uống và ngắm nhìn sự nhộn nhịp của thành phố.

Bí ẩn Hà Nội 36 phố phường có chữ HÀNG

Nếu bạn đi du lịch mà có dịp thăm thủ đô Hà nội ít có ai lại không ghé thăm Hà Nội 36 phố phường của đất kinh kì. Nó vẫn nhộn nhịp vốn là phường buôn bán của Hà Nội như ý nghĩa tên của chúng từ ngày xưa.

Phố cổ Hà Nội xưa

Hà Nội 36 phố phường gắn với lịch sử phát triển hàng ngàn năm của mảnh đất kinh kì nghìn năm văn hiến. Trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử nhưng những tên gọi của các con phố Hà Nội xưa này vẫn không có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên về ý nghĩa tên gọi cũng như nguồn gốc của những khu phố ngày xưa này không phải ai cũng biết rõ, hỏi có mấy ai

Theo PGS. Nguyễn Bích Hà, giảng viên văn học dân gian và văn hóa, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội thì đặc điểm chung của các “khu phố ngày xưa” ở phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ “Hàng”. Tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Than…

Mà muốn biết được nguồn gốc ý nghĩa của tên gọi “Hà Nội 36 phố phường”, trước hết phải nói về sự hình thành của phố.

“Hà Nội Xưa” – chỉ là các ngôi làng như hàng ngàn vạn ngôi làng khách ở khắp việt Nam

Khi nhà Lý rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long thì Hà Nội chưa có phố nó mới chỉ là các làng mà từ làng lên phố là sự biến đổi diễn ra rất nhanh, trong lần đô thị hóa thứ nhất.

Đến lúc Hà Nội trở thành kinh đô thì nơi đây tập trung rất nhiều trí thức quan lại. Đây là những tầng lớp biết hưởng thụ, rất thích hưởng thụ, vì họ là tầng lớp trên và có tiền. Giờ nó đã thay da đổi thịt nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống

Sự biến đổi từ làng lên đô thị nhanh như vậy nên sự phát triển của nơi đây thu hút rất nhiều hàng quán, các dịch vụ từ khắp các địa phương lân cận khác nhằm cung ứng cho mọi nhu cầu của kinh đô.

Vì vậy một vòng xung quanh Thăng Long có rất nhiều các làng nghề xuất hiện như ở Sơn Tây, Thường Tín, Hưng Yên, Hải Dương.

Lúc đầu người dân từ khắp nơi mang hàng đến Thăng Long để bán và cuối ngày họ sẽ trở về.

Thế nhưng còn có những người mang hàng đến Thăng Long bán nhưng nếu chưa bán xong. Họ sẽ dựng các lều quán để hôm sau bán tiếp, bán hết hàng mới trở về. Và cũng có những người họ trụ lại ở Thăng Long để bán.

Như vậy, dần dần những người đến nơi đây buôn bán họ tụ tập lại với nhau gồm những người cùng làng, cùng họ, cùng buôn bán mặt hàng. Dù cho phố cổ Hà Nội ngày nay đã không còn giữ được đúng những mặt hàng mang tên chúng.

Việc họ tụ tập lại với nhau thứ nhất là để tránh những nạn trộm cắp cướp giật ở nơi mà họ khá là xa lạ. Dần dần những nơi như vậy trở thành một điểm mà rất nhiều người cùng bán một loại hàng và trở thành phố.

Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về Hà Nội thì những phố khá cổ của Thủ đô xưa cũ thường bắt đầu bằng tên “Hàng” như Hàng Cót, Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng Quạt, Hàng Gà …

Hiện nay vẫn còn những phố tập trung những người cùng làng trước đây, cho đến hiện tại đã trải qua mấy đời sinh sống trên mảnh đất này. Như phố Hàng Gà, Hàng Khay, Hàng Than, Hàng Bồ,…

Tên gọi của các phố này bắt nguồn từ việc trước đây họ bán gì thì họ lấy luôn tên gọi để đặt cho nơi đó. Từ đó xuất hiên hàng loạt các tên phố bắt đầu bằng tên “Hàng”.

Để thành phố thì phải trải qua thời gian khá lâu dài. Từ thời nhà Lý đã có một số tên phố gắn với chữ hàng và đặc biệt là ở thời Trần, thời Lê rất phát triển.

Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cũng đã nói về Hà Nội 36 phố phường là có 2 phường mỗi phường có 18 phố.

Nhưng thực ra số khu phố ngày xưa có tên “Hàng” là nhiều hơn con số 36, Hà Nội ngày càng phát triển, các mặt hàng ngày càng phong phú hơn nên các phố có tên gọi là hàng cũng ngày càng nhiều. Nhưng vẫn có những phố vẫn còn truyền thống như Hàng Thiếc, Hàng Mã,…

Các phố bắt đầu từ tên là “Hàng” không chỉ Hà Nội mới có mà Hải Dương, Hải Phòng cũng có.

Bởi thực ra tên gọi đó nó dùng để chỉ địa điểm bán những mặt hàng đó. Nhưng Hà Nội khác biệt ở chỗ có những phố bán những mặt hàng đặc trưng của kinh đô như phố Hàng Lọng, Hàng Kiệu chỉ bán cho quan lại mà quan lại thường ở kinh đô.

Có những phố của Hà Nội chuyên sản xuất và bán những thứ đó. Và cũng chỉ có Thăng Long kinh kì mới bán những đặc trưng như vậy.

Bây giờ hầu hết các phố Hà Nội mang tên hàng như Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Lược … vẫn còn nhưng không sản xuất những mặt hàng như tên gọi của nó nữa.

Như phố Hàng Hòm không sản xuất Hòm nữa. Phố hàng Khoai không bán khoai nữa, thay vào đó phố Hàng Khoai lại bán bát đĩa, phố Hàng Đường nổi danh với Ô mai, phố Hàng Gà thì in thiệp cưới,…Nó vẫn tồn tại song hành cùng lịch sử Hà Nội.

Bên cạnh đó, vẫn còn những phố bán những mặt hàng như tên gọi của nó như thời xa xưa, phố thuốc Bắc, hàng Thiếc vẫn bán thiếc, hàng chiếu hiện nay vẫn nổi tiếng về bán chiếu… nhưng số tên phố mà vẫn bán mặt hàng như xưa còn rất ít.

Hiện nay, những khu phố trên không chỉ vẫn lưu giữ những dấu tích xa xưa, mang đậm dấu ấn văn hóa xưa cũ của mảnh đất kinh kì mà còn trở thành địa điểm ưa thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

Những nét đặc trưng thu hút của Hà Nội không chỉ đối với những du khách lần đầu đến Hà Nội mà còn trở thành niềm tự hào của những người dân nơi đây.

Hà Nội xưa vẫn còn hiện diện qua những căn nhà cổ của Hà Nội, nhắc đến phố cổ Hà Nội là không thể không nhắc tới những con phố nhỏ, ngõ nhỏ với những căn nhà mái ngói hình ống, rêu phong bao phủ. Cho dù, sự hiện đại đang giết dần, giết mòn những di tích đã cấu thành nên Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội cách đây hơn 30 năm

Dù vậy, mấy ai đến Thủ đô lại không ghé thăm Hà Nội 36 phố phường của đất kinh kì. Nó vẫn nhộn nhịp vốn là phường buôn bán của Hà Nội như ý nghĩa tên của chúng từ Hà Nội xưa, kể cả qua ngàn năm tuổi hay cả ngàn năm nữa.

Ăn gì khi đi chơi ở Phố Cổ Hà Nội?

  • Cơm gà nướng – Cơm Sườn Đào Duy Từ – Số 47 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm (65.000 vnđ)
  • Miến trộn, chân gà rút xương – Miến Trộn Bà Minh – Số 65B Lãn Ông, Hoàn Kiếm
  • Lòng trần cháo – Cháo Lòng Huyền Béo – Số 4 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm (60.000 vnđ)

Lòng Trần Cháo ở Phố Cổ Hà Nội

  • Lòng rán, lòng xào, nộm lòng – Lòng Rán Nhất Quán – Số 23 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm (100.000vnđ/người)
  • Xôi thịt kho tàu – Xôi Yến – Số 35B Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm (45.000vnđ)
  • Sữa chua thạch lá nếp – Sinh Tố Huyền Vy – Số 5B Đinh Liệt, Hoàn Kiếm (20.000 vnđ)
  • Sushi – Fresh Sushi – Số 14A Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm
  • Bún riêu cua – Số 11 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm (35.000vnđ)
  • Phở bò tái gầu – Phở Sướng – Số 24 ngõ Trung Yên, Hoàn Kiếm (50.000vnđ)
  • Cơm Việt Nam tự chọn – New Day – Số 72 Mã Mây, Hoàn Kiếm (100.000vnđ/người)
  • Kem ốc quế hoa quả – Yeti Dessert – Số 18 Hàng Chĩnh, Hoàn Kiếm (18.000vnđ)
  • Sò lông nướng mỡ hành – Ngã ba Nguyễn Siêu, Hàng Giầy, Hoàn Kiếm
  • Thịt xiên nướng – Trà Sữa Mắt To – Số 23 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm (10.000vnđ)
  • Set nướng Hàn Quốc – Linh Kitchen – Số 22 Mã Mây, Hoàn Kiếm (210.000vnđ)
  • Phở xào bắp bò – Số 11 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm (60.000vnđ)
  • Bún cá – Số 15 Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm (40.000vnđ)
  • Bò nầm nướng – Bò Nướng Xuân Xuân – Số 47 Mã Mây, Hoàn Kiếm (150.000vnđ/người)
  • Bingsu hoa quả xô – Lều Coffee – Số 1A Tạ Hiện, Hoàn Kiếm (49.000vnđ)
  • Bánh rán mặn ngọt – Số 5 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm (mở từ 13h) (2.000vnđ)
  • Bánh mì hàu né phô mai – Dutox Store – Số 14 Chợ Gạo, Hoàn Kiếm (65.000vnđ)
  • Bánh cuốn chả quế – Bánh Cuốn Phủ Lý – Số 39 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm (35.000vnđ)
  • Bánh tráng cuộn, bánh tráng trộn – Số 3 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm (20k)
  • Bún riêu thập cẩm – Số 19 Lãn Ông, Hoàn Kiếm (40k)
  • Bánh bao cacao, sữa, lá dứa – Vua Bánh Bao – Số 83 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm (6.000vnđ)
  • Ốc luộc – Ốc Hà Trang – Số 1 Đinh Liệt, Hoàn Kiếm (80.000vnđ)
  • Cua rang me ớt – Ốc Vi Sài Gòn – Số 19 Gia Ngư, Hoàn Kiếm (225.000vnđ)
  • Mì khô xá xíu – Số 43 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm (45.000vnđ)
  • Cơm rang dưa bò – Dung Quán – Số 38 Mã Mây, Hoàn Kiếm (50.000vnđ)
  • Bún riêu thập cẩm – Số 21 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm (35.000vnđ)
  • Bánh đúc nộm, bánh đúc nóng thịt băm – Số 28 Hàng Bè, Hoàn Kiếm (20.000vnđ)
  • Bún đậu mắm tôm, bún giả cầy – Thanh Tâm – Số 4 Ngõ Gạch, Hoàn Kiếm
  • Bánh bạch tuộc, bánh rán Doraemon trà xanh – Dora Ninja – Số 45A Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm (58.000vnđ)
  • Kem cá Hàn Quốc – Holic Ice Cream – Số 10 Gia Ngư, Hoàn Kiếm (45.000vnđ)
  • Phở gà trộn – Phương Béo – Số 45 Mã Mây, Hoàn Kiếm (30.000vnđ)
  • Xôi thịt kho trứng ốp – Số 94 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm (30.000vnđ)

Món Ăn ngon mà bất kỳ ai đặt chân đến phố cổ Hà Nội cũng nên thử

Hà Nội có nhiều món ngon đã trở thành thương hiệu khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi. Đi tour phố cổ Hà Nội bạn đã biết ăn gì chưa nào? Tour rẻ sẽ giới thiệu thêm chi tiết những món ngon của phố cổ Hà Nội nhất định bạn phải thử nhé.

1. Bún thang Cầu Gỗ

Bún thang là món ăn cổ truyền của các gia đình Hà Nội, một trong những món ăn đầy tinh tế của ẩm thực Hà Thành. Quán bún thang ở Cầu Gỗ là một trong những hàng bún có thâm niên hàng chục năm trong nghề, đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân Hà Nội.

Bằng kinh nghiệm và sự khéo léo, các chủ quán nơi đây đã chế ra thứ nước dùng bún thang thơm ngon thanh khiết vô cùng. Nước dùng trong và ngọt thơm, đậm đà vị của tôm, chan đều lên bát bún nhỏ xinh vừa ăn.

Nổi tiếng nhất trong các quán bún thang ở Hà Nội phải kể đến quán bà Đức (48 Cầu Gỗ), 32 Cầu Gỗ, quán ở giữa phố Lương Văn Can, quán nhỏ trong ngõ Hạ Hồi, ngõ Hàng Chỉ, quán ở đầu nhà D2 Giảng Võ…Nhưng quán bún tháng ở 32 Cầu Gỗ vẫn giữ được vị trí số 1 trong lòng người dân.

2. Bún đậu Mẹt – Ngõ Hàng Khay

Quán bún đậu ngõ Hàng Khay, Hoàn Kiếm, Hà Nội không chỉ bán đơn thuần có mỗi bún nắm và đậu rán, mà còn bán kèm cả chả cốm, thịt lợn luộc, ngoài ra một suất bún đậu đầy đủ còn có thêm cả vài miếng giò tai rán giòn nữa.

Đậu, giò tai cũng như chả cốm tại quán luôn được chiên vừa phải, làm nổi bật lên màu vàng giòn, kết hợp cùng màu trăng trắng của bún và thịt luộc, trông rất ngon mắt.

3. Xôi chè Bà Thìn

Chè ở Việt Nam được coi là món ăn chơi đặc trưng, món chè vừa giản dị thanh đạm lại có những nét đặc trưng riêng. Quán xôi chè Bà Thìn xuất phát từ gánh hàng rong ở Hà Nội 30 năm về trước trở thành quán ăn quen thuộc của Hà Nội.

Chè có màu đen bóng của đỗ đen, màu vàng mát mắt của đỗ xanh căng hạt. Hạt đỗ bở đều, vị ngọt vừa đủ đậm.

Đây là hàng chè nổi tiếng với những món truyền thống, xôi được đồ rất dẻo, thơm, có màu vàng thật ngon mắt không nát, không dính bết cũng chẳng rời rạc, ăn miếng nào là thấy chất lượng miếng đó.

Xôi chè Bà Thìn món ngon Hà Nội

4. Nem chua rán ngõ Tạm Thương

Ai đã từng đến ngõ Tạm Thương ăn nem chua rán một lần chắc hẳn không thể quên được hương vị thơm ngon và những nét đặc trưng của nó. Một khay lá chuối có đủ các món nem, khoai, hoa quả các loại cùng nem rán thơm lừng khiến ai cũng thèm nhỏ dãi.

Đây là một trong những món quà ăn vặt yêu thích của người Hà Nội. Nem chua được làm từ thịt nạc, bì lợn, thính (gạo rang rồi nghiền), nhờ có sự lên men do được ủ kín từ hai đến ba ngày mà nem khi chín có vị chua, ngậy hấp dẫn

Khi đem rán dậy lên mùi thơm rất đặc trưng. Nem vừa thơm nức mũi, vừa béo, ăn nóng hổi thì mê ly luôn đó.

5. Phở gà trộn Khánh Béo

Phở trộn là món ăn không mới nhưng luôn có sức quyến rũ với các tín đồ ăn uống ở Hà Nội. Phở gà trộn ở Khánh Béo nổi tiếng nhất nhì khu Hàng Hòm, phở có nhiều gà, rau, nộm và đậu phộng. Giá lại rẻ chỉ 25K/bát trong khu phố cổ Hà Nội.

Những sợi phở trắng đầy hấp dẫn cùng với thịt gà xé nhỏ, rau sống, hành phi và lạc rang, chủ quán còn thêm chút mỡ gà và một số loại gia vị đặc biệt khác. Bạn vẫn cảm nhận được vị ngậy của thịt gà mà không hề ngấy.

6. Gà Tần Mai Hương – Hàng Cót

Món gà tần trên phố Hàng Cót  ở Phố cổ Hà nội nổi tiếng nhất nhì Hà thành. Gà non được lựa chọn cho vào từng lon nhôm ninh thật mềm. Ngải cứu được nhồi vào trong lòng của từng con gà nên mùi và vị đắng của nó không nhiều mà lại thơm.

Các nguyên liệu thuốc bắc như kỷ tử, ý nhĩ được cho vào vừa phải, hợp với những thực khách có khẩu vị nhẹ nhàng, tạo cảm giác thanh ngọt. Sau khi ninh đủ thời gian, gà được bỏ ra bát mang lên cho thực khách thưởng thức.

7. Nộm, bánh bột lọc – Đinh Tiên Hoàng

Đĩa nộm ở đây khá đầy đặn, ngoài đu đủ nạo sợi truyền thống và rau thơm còn có rất nhiều thịt bò: thịt bò khô cắt miếng, thịt bò luộc thái lát mỏng, gân bò, mề quay, gan sấy…phong phú.

Khi thưởng thức, tất cả được trộn đều cùng thứ nước trộn chua ngọt rất vừa miệng. Bánh bột lọc ở đây cũng khá mềm và thơm, nhân thịt đậm đà.

Nộm Bò Khô Đinh Tiên Hoàng

8. Xôi rán – Hàng Điếu

Đĩa xôi rán thơm trong mùi nếp, thêm giò, chả và ruốc. Đĩa xôi được chan thêm chút nước thịt nên nhìn mỡ màng và khá đầy đủ.

Khi ăn các bạn sẽ cảm thấy vị giòn của vỏ xôi chiên quyện cùng vị tròn chặn của hạt xôi trắng bên trong. Miếng thịt kho dầy mình và đẫm béo khiến ai nhìn cũng thích mê đó.

9. Bún chả Hương Liên – Lê Văn Hưu

Quán bún chả Hương Liên trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam và ghé qua quán ăn. Quán bún chả ở đây ngon và sạch sẽ, với suất bún chả hợp lý, 35K/bát.

Bún chả ngon, thịt cũng nhiều, nước dùng đậm đà vừa phải. Một suất khá là đầy đặn. Nem cua bể là một trong những món thu hút của khách. Rau sống cũng tươi và sạch sẽ.

10. Bánh tráng trộn – Hàng Trống

Cửa hàng bánh tráng trộn nổi tiếng khắp khu phố cổ Hà Nội ở ngay mặt đường Hàng Trống. Bánh tráng đầy đặn, cực nhiều nhân. Nhân có trứng cút, thịt bò khô, xoài đầy đặn. Quán có phục vụ 3 món là: bánh tráng trộn, bánh tráng cuộn và bánh tráng bơ.

Bánh tráng trộn cũng siêu nhiều bò khô. Bánh tráng hơi dai dai trộn với sợi xoài chua chua chua thanh thanh, hòa quyện với vị chua ngọt của nước sốt, vị giòn và thơm của lạc cùng hành phi, mùi thơm của rau dăm, vị cay ngọt của thịt bò khô.

Chợ đêm ở phố cổ Hà Nội

Chợ đêm phố cổ Hà Nội được hoạt động từ 18 đến 23h các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, là một trong những địa điểm buôn bán sầm uất với số lượng gian hàng tham gia lên tới gần 4000.

Các mặt hàng ở đây rất đa dạng và phong phú từ quần áo tới giầy dép, đồ dùng gia dụng, các đồ thủ công, quà lưu niệm… với giá cả bình dân hay giá rẻ

Vào các tối thứ 7 hàng tuần, 2 đầu tuyến phố có tổ chức các buổi biểu diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống như: chèo xẩm, quan họ, ca trù. Đây là độc đáo của chợ đêm phố cổ thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Chợ đêm phố cổ Hà Nội thường được bán tại khu vực đường Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường,…

Tham khảo  >> Tour Ninh Bình 1 ngày

Tham khảo >> Tour Hạ Long 1 ngày

Nếu bạn đã đến phố cổ Hà Nội cần tư vấn đi tour Hạ Long, ninh Bình vui lòng liên hệ

  • Địa Chỉ: Số 24 Nguyễn Siêu, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 0974 624 983
  • Email: bookingtourre@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/tourrevn

Bạn có thể tìm bài viết Ăn gì ở Phố cổ Hà Nội qua google 

  • Phố cổ Hà Nội
  • Ăn gì ở Phố cổ Hà Nội
  • Chơi gì ở Phố cổ Hà nội
  • Mua gì ở phố cổ Hà Nội
  • Phố cổ Hà Nội ở đâu
  • Uống cả phế ở Phố cổ Hà Nội

Rate this post

Viết một bình luận