O/B trong xuất nhập khẩu là gì? Giải nghĩa O/B trên giấy chứng nhận xuất xứ và vận đơn

Trong các bộ chứng từ xuất nhập khẩu, có rất nhiều thuật ngữ gây rắc rối cho người học và làm, bởi không biết ý nghĩa là gì, được áp dụng trong trường hợp nào và mang những chức năng gì. O/B cũng là một trong những thuật ngữ khó hiểu đó. Cụ thể, O/B trong xuất nhập khẩu là gì? Cùng Golden Careers tìm hiểu trong bài viết sau!

1. O/B trong xuất nhập khẩu là gì?

O/B trong xuất nhập khẩu là gì

O/B trong xuất nhập khẩu là từ viết tắt của On Behalf Of

O/B trong xuất nhập khẩu là từ viết tắt của ON BEHALF OF, có nghĩa là “thay mặt cho ‘ai đó'”. Ở trong ngành xuất nhập khẩu, on behalf of thường gắn liền với tên của một đại lý chuyên chở, ví dụ như “On behalf of ABC shipping company”, mang ý nghĩa “Với tư cách là đại lý chuyên chở hàng hóa ABC”. Trong đó, đại lý là bên trung gian đứng ra giúp các cá nhân hoặc doanh nghiệp chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu.

>> Xem thêm: Đại lý xuất nhập khẩu là gì? Đem lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp?

2. O/B xuất hiện ở đâu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu?

O/B xuất hiện ở trong vận đơn đường biển (Bill of Lading). Khi bạn đọc các vận đơn, dễ thấy nhiều trường hợp được ghi cụm từ “Sign on behalf of…”, mang ý nghĩa “Ký phát thay cho ‘ai đó’”. Vậy thì, về cơ bản, O/B là dấu hiệu cho thấy sự thay mặt hoặc ủy thác của một chủ thể nào đó trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Về bản chất, vận đơn là loại chứng từ vận tải do người chuyên chở hàng hóa phát hành, cung cấp những thông tin và chỉ dẫn việc vận chuyển một lô hàng. Vậy, ý nghĩa đầy đủ của O/B trong xuất nhập khẩu là gì? Tại sao lại có sự thay mặt khi ký phát vận đơn ở đây?

>> Xem thêm: Bill of Lading trong xuất nhập khẩu là gì? Các loại BL

3. Ý nghĩa của O/B trong vận đơn

O/B trong xuất nhập khẩu là gì

Một mẫu vận đơn có ký phát O/B

Trước tiên, bạn cần phải nắm rõ những nội dung có trong một vận đơn. Một vận đơn sẽ bao gồm các thông tin là:

  • Tính chất và tình trạng chung của hàng hóa

  • Tên và địa điểm kinh doanh của người chuyên chở hàng hóa

  • Tên của người gửi hàng

  • Tên và địa chỉ của người nhận hàng

  • Cảng xếp hàng

  • Cảng dỡ hàng

  • Số lượng bản gốc của vận đơn

  • Nơi phát hành vận đơn

  • Chữ ký của người chuyên chở hoặc người thay mặt họ

  • Cước vận chuyển

  • Thời hạn giao hàng tại cảng dỡ

Trong đó, có thể thấy chủ thể có khả năng được ủy thác công việc vận chuyển ở đây là Người chuyên chở. Đây là một người bất kỳ, trực tiếp vận chuyển hàng (thuyền trưởng), gọi là người vận chuyển thực tế, hoặc chỉ là người nhân danh ký kết hợp đồng vận chuyển (đại lý) với người gửi hàng mà thôi.

Người chuyên chở này cũng chính là người ký phát vận đơn, là người được ký tên lên trên vận đơn ở cụm “Sign on behalf of…”. 

Thông thường, trên vận đơn, các chữ ký của đại lý sẽ được ghi rõ là “Ký bởi đại lý nào, thay cho người chuyên chở nào”. Ví dụ: “Sign for the Carrier ABC as ”

Còn các chữ ký của người vận chuyển là thuyền trưởng thì được ghi rõ là “Ký thay cho ai”, được coi là đã ký thay cho người chuyên chở. Ví dụ: “Sign on behalf of ABC Agent”.

>>> Xem thêm Tuyển dụng việc làm xuất nhập khẩu lương cao

4. Lưu ý khi ký phát vận đơn

O/B trong xuất nhập khẩu là gì

Ai là người chịu trách nhiệm cho lô hàng vận chuyển?

Tất cả những người tham gia nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa đều phải chịu trách nhiệm cho tình trạng lô hàng. 

  • Đối với người ký hợp đồng chuyên chở:

    Dù đã giao phó công việc cho người chuyên chở thực sự thì vẫn phải chịu trách nhiệm với mọi tổn thất hàng hóa, kể cả khi hàng bị giao chậm, không đúng với thỏa thuận. Nếu người chuyên chở thực sự hay đại lý chuyên chở có hành vi thiếu sót, không làm tròn trách nhiệm khi vận chuyển hàng hóa thì người ký hợp đồng chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm.

  • Đối với người chuyên chở thực sự:

    Tuy không phải chịu trách nhiệm theo các quy định trong hợp đồng chuyên chở, nhưng người chuyên chở thực sự có trách nhiệm với các quyền lợi hàng hóa, và chịu trách nhiệm về tình trạng hàng hóa đối với những đoạn vận chuyển được giao phó.

Như vậy, dù là ai ký phát vận đơn, có O/B hay không thì mọi người chuyên chở đều cần chịu trách nhiệm cho lô hàng mà mình đảm nhiệm.

Chắc rằng những kiến thức trên đây đã giúp bạn hiểu được O/B trong xuất nhập khẩu là gì, được sử dụng trong trường hợp nào và thuộc về loại chứng từ nào. Hy vọng rằng những kiến thức này hữu ích cho việc học và làm của bạn trong ngành xuất nhập khẩu.

>> Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì? Các văn bản cần có trong chứng từ XNK

Rate this post

Viết một bình luận