PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CHUỐI VIỆT NAM

Nhắc đến nông thôn Việt Nam không thể không nhắc đến cây chuối. Trên khắp mọi miền quê, nơi đâu ta cũng thấy màu xanh những tàu lá chuối mong manh nhưng căng tràn sức sống. Cây chui là một loại cây ăn trái đã được thuần hóa từ bao đời nay, nó có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới. Cho đến nay đã có khoảng 300 giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới được trồng ít nhất trên 107 quốc gia. Bởi vì có quá nhiều loại như vậy nên chúng ta rất hay nhầm lẫn chúng với nhau. Hãy cùng tôi nhận biết những loại chuối cơ bản ở nước ta nhé!

1. Chuối cau

Chuối cau sở dĩ được gọi như vậy là do giống chuối này có quả nhỏ, hướng tròn, mập giống hình quả cau.

Một cây chuối cau có khả năng cho ra rất nhiều quả, năng suất cao nên bà con nông dân ở miền Trung và miền Nam hoặc khu vực có đồi núi ưa trồng.

Chuối cau khi chưa chín nhìn rất giống chuối ngự, nhiều người không có kinh nghiệm chọn mua thường lầm tưởng đây là chuối ngự.

Chuối cau mật độ quả san sát hơn, vỏ mịn hơn, quả tròn hơn và thường không còn râu ở đầu quả.

Khi ăn, chuối cau có vị thơm, ngọt dịu không quá gắt như chuối ngự, ngoài ra quả chuối cau cũng nhỏ nên ăn chuối cau cũng không ngán như các loại chuối khác.

 

Chuối cau tại Vinfruits

Chuối cau tại Vinfruits

2. Chuối ngự

Chuối ngự nhìn chung có hình dạng rất giống chuối cau nhưng đặc điểm để nhận dạng là chuối ngự khi chín vẫn còn râu, mật độ quả ít hơn chuối cau.

Khi thưởng thức, chuối ngự có mùi rất thơm, ngọt sắc cực kỳ ngon nên loại chuối này khi xưa còn được dùng để dâng cho vua thưởng thức nên mới được gọi là chuối ngự.

Chuối ngự

 

Chuối ngự

3. Chuối tiêu

Chuối tiêu rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.

Chuối tiêu thường có hai loại là chuối tiêu lùn và chuối tiêu cao.

Nải chuối tiêu thường có khoảng 12 trái, Quả chuối tiêu có hình dáng cong như lưỡi liềm, chưa chín có màu xanh đậm, chín thì chuyển sang màu vàng, phần thịt vàng nõn, rất thơm và ngọt.

Chuối tiêu khi xanh hay chín đều ăn được. Với chuối tiêu xanh, bạn có thể cắt lát ăn kèm với các loại rau sống; nấu các món giấm chuối, cá kho chuối, lươn om chuối,(ự..ực nhắc tới đã phải nuốt nước mếng vài ba cái rồi)… hay đơn giản là cho vào nồi luộc để có món ăn vặt hấp dẫn.

Với chuối tiêu chín, bạn có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố chuối, kem chuối, bánh chuối, sữa chua dầm chuối…và rất nhiều món tráng miệng khác.

Chuối tiêu

 

Bạn có thể xem qua 1 số bài viết liên quan đến Chuối như:

CÔNG DỤNG MÀ CHUỐI CAU MANG LẠI

CHUỐI SỨ VÀ LỢI ÍCH MÀ BẠN CẦN BIẾT

4. Chuối sứ (Chuối hương)

Chuối sứ hay được gọi là chuối xiêm, chuối hương.

Chuối sứ có 2 loại chuối sứ trắng và chuối sứ xanh.

Quả chuối sứ to, không dài thường được ăn chín và ăn sống lúc trái còn xanh.

Khi ăn chuối sứ có mùi thơm và độ ngọt nhẹ, vừa phải, vị hơi chát một chút.

Chuối sứ

Chuối sứ

5. Chuối hột

Chuối hột còn được gọi là chuối chát và là loại chuối rất được ưa chuộng tại nước ta nổi danh với món rượu chuối hột.

Đúng với tên của nó, chuối hột có ruột trắng, nhiều hột, có vị chát nhiều hơn ngọt nên loại chuối này thường được làm rau ăn kèm với nhiều loại rau khác hay ngâm rượu.

Hiện tại chuối hột còn được dùng để hỗ trợ điều trị: sỏi thận, đau nhức xương khớp, tiểu đường,…

 

Chuối hột

Hồi nhỏ tôi và lũ bạn trong xóm vì gia đình không cho ăn chuối hột vì nó chát và sợ hóc nữa nên toàn chặt bỏ cho bò và heo ăn. Thế rồi chúng tôi lập kế: Quanh nhà tôi lúc đó trồng chuối, cứ trưa là cả lũ đi tăm xem có buồng chuối hột nào không. Rồi chờ nó già. Cả đám khệ lệ khuân vào căn cứ (cái nhà bằng cành cây mà chúng tôi tự dựng lên), sau đó bao quanh buồng chuối bằng lá xoan, lá chuối khô. Mấy ngày sau thì chuối chín. Ôi chao cái thời khắc đấy, cả đám mừng như mở cờ, chia cho nhau từng trái. Chuối hột khi chín ăn rất ngọt. tôi chỉ nhớ khi ấy chúng tôi khen lấy khen để rằng rất ngon và ngọt ^-^. Tiếp đó do nhiều hạt quá lừa ra mỏi miệng nên nghĩ ra trò mới sẽ chơi bắn tỉa hạt chuối là “đạn”, miệng là nòng súng. Cười đùa ầm ĩ thì bị mẹ bắt về đánh cho một trận vì tội chơi dơ người. Giờ nghĩ lại… chuối là thứ gắn bó với những đứa trẻ nông thôn chúng tôi rất nhiều. Thầm cảm ơn rằng: Thật tốt khi được sinh ra ở làng quê.

Tác giả: Vinfruits

Rate this post

Viết một bình luận