PIN LIFEPO4(LITHIUM SẮT PHOTPHAT) LÀ GÌ, CÓ BỀN HAY KHÔNG

PIN LIFEPO4(LITHIUM SẮT PHOTPHAT) LÀ GÌ, CÓ BỀN HAY KHÔNG

Pin Lithium sắt phốt phát (tên hóa học Lithium iron phosphate – LiFePO4), còn gọi là pin LFP, đây là loại pin có thể sạc lại thuộc dòng pin Lithium, trong đó lõi pin sử dụng vật liệu LiFePO4. Pin Lithium sắt phốt phát có mật độ năng lượng rất cao

1. Pin Lithium sắt photphat là gì?

Pin Lithium sắt phốt phát (tên hóa học Lithium iron phosphate – LiFePO4), còn gọi là pin LFP, đây là loại pin có thể sạc lại thuộc dòng pin Lithium, trong đó lõi pin sử dụng vật liệu LiFePO4. Pin Lithium sắt phốt phát có mật độ năng lượng rất cao, thời gian hoạt động lâu, tuổi thọ rất dài và an toàn.

2. Cách hoạt động của pin LiFePO4

Pin Lithium sắt phốt phát sử dụng Lithium sắt phốt phát làm vật liệu catot. Các vật liệu cực âm của pin Lithium ion bao gồm cobalt (Co), niken (Ni), mangan (Mn) và sắt (Fe). Lithium cobalt là vật liệu catot được sử dụng trong hầu hết các pin Lithium ion hiện nay. Khi pin Lithium sắt phốt phát được sạc, ion Li + Li trong điện cực dương thông qua bộ tách polymer sẽ dịch chuyển về phía điện cực âm; trong quá trình xả pin, ion Li + Li trong điện cực âm qua bộ phận tách sẽ di chuyển về phía điện cực dương. Các ion Lithium sẽ di chuyển qua lại trong quá trình sạc và xả pin Lithium sắt phốt phát.

3. Ưu nhược điểm của pin Lithium sắt photphat

Pin LiFePO4 sử dụng nguyên liệu nguồn gốc Lithium-ion nên có nhiều điểm khá giống với pin Lithium-ion. Mặc dù pin LiFePO4 được đánh giá rất cao nhưng không hoàn toàn tốt, bên cạnh những ưu điểm thì loại pin này vẫn tồn tại một số hạn chế nhỏ.

  • 3.1 Ưu điểm

So với các loại pin thuộc pin Lithium-ion thì pin LiFePO4 có tuổi thọ và chu kỳ sống dài hơn rất nhiều. Pin LiFePO4 có nguyên tắc hoạt động khá giống pin nickel, điện áp phóng ra không đổi. Pin có khả năng hoạt động rất ổn định cho đến khi cần phải sạc.

Pin LiFePO4 có dòng và công suất cao hơn các pin Lithium-ion khác. Hiện nay pin LiFePO4 được ứng dụng rất rộng rãi, thay thế cho ắc quy axit chì nhờ hệ thống nạp không bị ảnh hưởng khi điện áp nạp quá mức, không bù áp khi nhiệt độ thay đổi. Loại pin này rất thân thiện với môi trường, độ an toàn cao, pin rất khó bị đốt cháy nên khó bị hỏng.

  • 3.2 Nhược điểm

Mặc dù hội tụ khá nhiều ưu điểm và tính năng hiện đại nhưng pin LiFePO4 vẫn không tánh phải mắc một số hạn chế nhỏ. Pin có thể bị suy giảm chất lượng và tuổi thọ cho dù bạn có sử dụng hay không. Cấu tạo pin LiFePO4 luôn có hình khối nhất định nên rất hạn chế trong việc tạo hình các sản phẩm. Bên cạnh đó, pin LiFePO4 rất dễ bị hỏng nếu điện áp quá thấp trong thời gian dài hoặc phù pin nếu điện áp vượt quá mức cho phép.

4. Tuổi thọ pin Lithium sắt photphat 3.2 v

Pin LiFePO4 được xem là một trong những loại pin ion Lithium có độ bền và tuổi thọ lâu nhất hiện nay. Tuổi thọ pin LiFePO4 3.2 v có chu kỳ 2000 lần sạc xả. Tuy nhiên trải qua khoảng ⅓ lần sạc và xả pin thì tuổi thọ sẽ giảm xuống chỉ còn 80%. Song nhìn chung tuổi thọ của pin phần nhiều vẫn phụ thuộc vào cách sử dụng và bảo quản. Sử dụng pin LiFePO4 và bảo quản đúng cách chỉ định thì tuổi thọ của pin sẽ dài hơn.

5. Ứng dụng pin Lithium sắt photphat

Hiện nay, pin LiFePO4 được ứng dụng rất phổ biến vào nhiều công trình. Sở hữu nhiều ưu điểm về độ bền, khả năng hoạt động và độ an toàn, pin LiFePO4 là lựa chọn hợp lý nhất cho mọi công trình điện.

  • 5.1 Pin sạc cho xe đạp điện, xe máy điện

Hiện nay pin LiFePO4 được ứng dụng rất nhiều vào các phương tiện giao thông. Pin LiFePO4 có khả năng xả nhanh, nhẹ và tuổi thọ cao nên rất phù hợp để ứng dụng vào các loại xe, rất có ích cho việc tăng tốc.

  • 5.2 Pin năng lượng mặt trời

Thay vì dùng pin 1,2 V NiCd / NiMH thì hiện nay pin LiFePO4 được ứng dụng cho đèn đường năng lượng mặt trời. Loại pin này có khả năng chịu nạp quá áp tốt, kết nối trực tiếp với pin năng lượng mặt trời mà không cần bo mạch phức tạp. Bên cạnh đó, sử dụng pin LiFePO4 sẽ hạn chế bào mòn, bụi bẩn và ngưng tụ.

  • 5.3 Hệ thống đèn đường

Hiện nay, hệ thống đèn đường cũng được trang bị pin LiFePO4 nhờ khả năng hoạt động tốt, chỉ cần dùng một tế bào là có thể cấp điện cho đèn LED mà không cần phải sử dụng mạch tăng áp.

5.4 Pin cho các thiết bị điện tử

Hiện nay có rất nhiều thiết bị điện tử chọn sử dụng pin LiFePO4 như máy tính, điện thoại,…

Các tin khác

Rate this post

Viết một bình luận