THẬN TRỌNG VÀ CẢNH BÁO KHI DÙNG THUỐC
Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Chứa paracetamol. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
Sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Dùng quá liều paracetamol có thể gây ra suy gan, điều này có thể cần đến việc ghép gan hoặc dẫn đến tử vong.
Trên các bệnh nhân đang bị các bệnh về gan, có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận.
Đã có báo cáo trường hợp rối loạn/suy giảm chức năng gan ở những bệnh nhân bị thiếu hụt glutathione như suy dinh dưỡng, biếng ăn trầm trọng, có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc người nghiện rượu mạn tính hoặc nhiễm trùng máu. Những bệnh nhân ở trạng thái thiếu hụt glutathione, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.
Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sỹ.
Tránh dùng quá nhiều caffeine (ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này.
Để xa tầm tay trẻ em.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Phụ nữ mang thai
Không khuyến cáo dùng thuốc trong suốt thai kỳ.
Paracetamol
Như việc sử dụng bất kỳ thuốc nào trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tìm tư vấn về y khoa trước khi dùng paracetamol. Nên cân nhắc liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian điều trị ngắn nhất.
Caffeine
Không khuyến nghị dùng caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.
Phụ nữ cho con bú
Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
Paracetamol
Paracetamol được bài tiết trong sữa mẹ nhưng không có dấu hiệu lâm sàng tại liều khuyến cáo.
Caffeine
Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC
Dữ liệu thu được từ quá trình lưu hành sản phẩm
Các tác dụng bất lợi dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng là khả năng hiếm khi xảy ra và số ít bệnh nhân. Các tác dụng bất lợi thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị/ghi nhãn và được đưa ra trong bảng dưới đây theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể MedDRA. Các phản ứng bất lợi được xác định trong quá trình lưu hành sản phẩm được báo cáo tự nguyện từ một quần thể với kích cỡ không xác định, tần suất các phản ứng này không rõ nhưng có thể rất hiếm (<1/10 000).
Cơ quan
Tác dụng không mong muốn
Tần suất
Paracetamol
Rối loạn máu và hệ bạch
huyết
Giảm tiểu cầu
Rất hiếm
Rối loạn hệ miễn dịch
Phản ứng quá mẫn
Phản ứng mẫn cảm trên da bao gồm: ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng hoại tử da nhiễm độc
Rất hiếm
Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất
Co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác
Rất hiếm
Rối loạn gan mật
Bất thường gan
Rất hiếm
Caffeine
Hệ thần kinh trung ương
Chóng mặt, đau đầu
Rối loạn tim
Táo bón
Rối loạn tâm thần
Mất ngủ, bồn chồn, lo lắngvà khó chịu, kích động
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa
Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine, sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.
Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
SẢN XUẤT TẠI:
Công ty Cổ Phần SANOFI VIỆT NAM
Lô I-8-2, Đường D8, Khu Công nghệ cao, Quận 9, TP Hồ Chí Minh
Theo hợp đồng gia công sản xuất với GlaxoSmithKline Pte Ltd.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: 67/2021/XNQC/QLD, ngày 01 tháng 02 năm 2021
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nhãn hiệu sở hữu bởi hoặc cấp phép cho Tập đoàn GSK.
PM-VN-PAN-20-00025
SĐK: GC-307-18