Rất nhiều người chưa hiểu rõ hai khái niệm này và thường dẫn đến việc nhầm lẫn, gây khó khăn hoặc phức tạp cho công tác triển khai nghiệp vụ, nhất là trong nghiệp vụ giao nhận hàng hoá (đặc biệt là hàng lẻ) có liên quan đến hai bên này. Phần phân tích dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn sự khác nhau này.
Sự khác nhau giữa NVOCC và Freight Forwarder
Rất nhiều người chưa hiểu rõ hai khái niệm này và thường dẫn đến việc nhầm lẫn, gây khó khăn hoặc phức tạp cho công tác triển khai nghiệp vụ, nhất là trong nghiệp vụ giao nhận hàng hoá (đặc biệt là hàng lẻ) có liên quan đến hai bên này. Phần phân tích dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn sự khác nhau này.
Bạn đang xem: Nvocc là gì
Trước hết, một Forwarder (FWD) hay còn gọi là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Nếu đúng tính chất của một công ty làm logistics thì FWD thường kinh doanh rất rộng: từ dịch vụ vận tải nội địa, vận tải quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, đến dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ làm chứng từ xuất nhập khẩu, thậm chí cung cấp dịch vụ thuê kho bãi, đóng gói… Nếu FWD đó chỉ kinh doanh dịch vụ mua bán cước vận tải (thường là vận tải quốc tế), ta gọi họ được gọi là freight forwarder.
Một NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier – Người vận tải không có tàu) thường họ chỉ tập trung kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển. Họ cũng được gọi là nhà vận tải (Carrier) đường biển nhưng họ khác với hãng tàu (Shipping Line) là họ không sở hữu một con tàu nào.
Đến đây, có thể thấy, xét về lĩnh vực kinh doanh, một FWD (công ty logistics) đúng nghĩa thường có lĩnh vực kinh doanh rộng hơn. Còn NVOCC chỉ kinh doanh cước vận tải biển. Hay nói cách khác, FWD kinh doanh nhiều mảng trong logistics, còn NVOCC thường chỉ chuyên kinh doanh vận tải biển.
Nếu chỉ xét riêng về mảng vận tải biển, một NVOCC chính là một Freight forwarder nhưng là một freight forwader ở mức chuyên nghiệp/chuyên sâu hơn. Sự chuyên nghiệp/chuyên sâu đó thể hiện ở chỗ (1) NVOCC thiết lập hệ thống đại lý ở nhiều nơi trên thế giới để làm hàng cho mình, nhất là trong việc gom/giao hàng lẻ, mà ở Việt Nam chúng ta hay gọi NVOCC là những người gom hàng – người Consol (Consolidator), (2) NVOCC có thể đôi khi sở hữu vàkhai thác vỏ containers của họ hoặc vỏ họ thuê, còn Freight Forwarder thì không sở hữu vỏ containers.
Nếu để nói lên một điểm khác nhau cơ bản nhất của một Freight FWD và một NVOCC theo tập quán/cách hiểu ở Việt Nam đó chính là các công ty Freight FWD chỉ là những công ty quy mô nhỏ, chuyên mua cước từ hãng tàu để bán lại cho chủ hàng, không có hệ thống đại lý khắp nơi trên thế giới; còn NVOCC là những công ty cũng mua cước từ hãng tàu để bán lại cho chủ hàng nhưng quy mô họ lớn hơn, hệ thống đại lý nhiều hơn, trải khắp nơi trên thế giới (có thể kể đến một vài công ty nổi tiếng như DB Schenker, CEVA, Kuehne+Nagel, DHL, Panalpina, Expeditors… có hệ thống đại lý và văn phòng khắp nơi trên thế giới).
Một Freight FWD nhỏ không thể kinh doanh dịch vụ gom hàng lẻ/bung hàng lẻ (vì không có hệ thống đại lý), khi đó bắt buộc Freight FWD này phải làm việc thông qua NVOCC.
Xem thêm:
Những người kinh doanh cước vận tải thì thường hiểu rõ vai trò và chức năng của mình là một freight FWD hay NVOCC, nhưng các chủ hàng lại hay nhầm lẫn giữa Freight FWD và NVOCC. Chủ hàng xuất nhập khẩu thường hay gọi chung hai bên này với cùng một cái tên Forwader. Dĩ nhiên, rủi ro càng cao, khi phải làm việc với nhiều FWD thứ cấp ở giữa.
Dù là một Freight FWD nho nhỏ hay Freight FWD chuyên nghiệp và trở thành một NVOCC thật sự thì cả hai loại công ty này đều có khả năng phát hành vận đơn thứ cấp (House B/L) cho khách hàng của mình, có khả năng công bố bảng giá cước (Tariff Rates) và có khả năng ký kết hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi hàng đi đến một số thị trường đặc thù, freight FWD phải mạnh như một NVOCC. Ví dụ, muốn cung cấp cước biển đi Bắc Mỹ (North America Trade), họ phải trở thành NVOCC như quy định của FMC.
Người thuê vận tải nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải là một NVOCC hơn là đơn thuần là một Freight Forwarder không chỉ về mặt giá cả mà còn là trách nhiệm cao hơn và các doanh nghiệp uy tín hơn.
Quý bạn đọc nên hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này để có thể nắm bắt sâu sắc các phần nghiệp vụ về sau có đề cập đếp hai chủ thể này.
Ảnh:Sự khác nhau giữa NVOCC và Freight Forwarder
Bài viết độc quyền của tác giả:Ths. Lê Sài Gòn- Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn – daichiensk.com
Xuất nhập khẩu Sài Gòn – daichiensk.comlà trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House… Bao gồm:
là trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House… Bao gồm:
Nghiệp vụ xuất nhập khẩu Tổng hợp
Chuyên sâu mua bán hàng hóa quốc tế
Chuyên sâu Merchandise – Triển khai đơn hàng quốc tế
Chuyên sâu Chứng từ Xuất nhập khẩu và Khai báo hải quan
Chuyên sâu Logistics và Cước vận tải
Chuyên sâu Tiếng Anh Thương Mại
Chuyên sâu Đào tạo In-house theo yêu cầu doanh nghiệp
Mọi chi tiết vềKhóa học,Giảng viênvàLịch khai giảng, vui lòng tham khảo tạiwww.daichiensk.comhoặcHotline 0327567988để được tư vấn Chuyên môn và tư vấnKhóa học xuất nhập khẩu miễn phí.