Gia vị là một trong những thứ rất quan trọng để giúp cho những món ăn, bữa cơm thêm ngon và hấp dẫn. Hiện nay có rất nhiều loại gia vị khác nhau và cách sử dụng chúng thế nào đôi khi cũng gây nên nhiều sự hoang mang cho người đầu bếp.
Chính vì thế để hiểu rõ hơn về các loại gia vị, cách phân loại chúng cũng như sử dụng chúng ra sao thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Gairs.vn nhé.
Sản phẩm liên quan
1. Gia vị
là gì?
Các nhà khoa học đã định nghĩa thì gia vị là những loại rau thơm thực phẩm (thường có tinh dầu) hoặc là các hợp chất được hóa học sản xuất để cho vào món ăn để tạo ra sự kích thích tích cực cho cơ quan khứu giác cũng như thị giác.
Gia vị giúp cho thức ăn trở nên ngon miệng hơn từ đó kích thích cho hệ thống tiêu hóa người ăn dễ tiêu hóa thực phẩm hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gia vị khác nhau như gia vị thực vật, gia vị động vật, gia vị khô, gia vị ướt, gia vị âu…Và để phân biệt chúng thì các bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới nhé.
2. Phân loại gia vị
Thông thường chúng ta có 3 cách để phân loại gia vị như sau:
2.1 Phân loại theo nguồn gốc
Đối với việc phân loại gia vị theo nguồn gốc thì người sử dụng sẽ phân thành gia vị có nguồn gốc từ thực vật và gia vị có nguồn gốc từ động vật. Cụ thể là:
2.1.1 Gia vị có nguồn gốc thực vật
-
Gia vị là các loại lá: hành hoa, hẹ, rau răm, húng chó, mùi tàu, ngò, thì là, tía tô, kinh giới, rau mùi, lá đinh lăng, lá chanh, cần tây, tỏi tây, lá quế, lá lốt, là mơ, lá mắc mật, …
-
Gia vị là các loại hại: chanh, ớt, quất, dứa xanh…
-
Gia vị là các loại quả: hạt ngò, hạt tiêu, hạt dổi…
-
Gia vị là các loại củ: gừng, tỏi, riềng, sả, hành tây, hành củ, nghệ, niễng, bí đao…
-
Gia vị là các loại khác: đại hồi, quế chi, sa nhân, dương tiểu hồi, đinh hương, nấm hương, bột dành dành, nước gỗ vang, nấm đông cô, nước cốt dừa, nước dừa, táo tàu, sa nhân, sâm,
kỳ
tử, cam thảo, rau sắng…
2.1.2 Gia vị có nguồn gốc động vật
-
Gia vị làm từ thịt hải sản: mắm tôm, mắm cáy, mắm tép, mắm ba khía…và nước mắm được làm từ các loại cá (cá thu, cá cơm, cá đối…).
-
Gia vị làm từ động vật như tôm nõn, sá sùng.
-
Gia vị làm từ tinh dầu như long diên hương, cà cuống, túi mật, phèo của một số loại động vật, bơ động vật, sữa, dầu hào…
-
Gia vị khác như mật ong.
-
Gia vị lên men như dấm, mẻ,…
2.2 Phân loại theo tính chất
Về cách phân loại này chúng ta thường chia gia vị thành 7 nhóm như sau:
-
Gia vị ngọt: đường, mạch nha, mật ong….
-
Gia vị mặn: muối, mắm tôm, xì dầu, nước mắm, nước tương…
-
Gia vị chua: me, sấu, dấm, chanh, khế…
-
Gia vị đắng: vỏ quýt, vỏ chanh, nước hàng….
-
Gia vị cay: gừng, ớt, tiêu…
-
Gia vị thơm: rau mùi, rau thơm, hành, tỏi, nghệ, thì là,…
-
Gia vị hỗn hợp: bột cà ri, ngũ vị hương,
gia vị tom yum
, dầu hào, sa tế, tương cà, tương ớt…
2.3 Phân loại theo cấu tạo
Các loại gia vị sẽ được cấu tạo ở 7 thể:
-
Dạng tinh thể: đường, muối, mì chính…Người ta còn gọi đây là
các loại gia vị khô
.
-
Dạng lỏng: nước tương, xì dầu, nước mắm…Người ta còn gọi đây là
các loại gia vị ướt
.
-
Dạng bột: bột húng lìu, bột cà ri…
-
Dạng quả tươi: sấu, khế, hạt tiêu, ớt…
-
Dạng lá, vỏ: rau mùi, thì là, rau thơm, vỏ chanh, vỏ cam, vỏ quế chi…
-
Dạng củ: nghệ, gừng, riềng, hành…
-
Dạng hỗn hợp: mẻ, dầu hào, sa tế, tương ớt, tương cà, dầu ăn, dấm bỗng….
Cách sử dụng gia vị hợp lý nhất
Để việc phân loại gia vị trở nên đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng kệ đựng gia vị dành cho tủ bếp giúp tiết kiệm không gian bếp
Việc bạn sử dụng các loại gia vị đúng cách và hợp lý sẽ khiến cho những món ăn mà bạn nấu đạt được sự hoàn hảo trong chế biến, từ đó kích thích vị giác của người thưởng thức. Tuy nhiên thực tế là chúng ta sẽ không có một chuẩn mực hay một công thức cụ thể nào cho sự kết hợp các gia vị ẩm thực. Mỗi đầu bếp sẽ có cách chế biến và nêm nếm riêng của mình. Tuy nhiên hãy ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản sau:
-
Khi nấu ăn bạn cần nắm được liều lượng cụ thể của mỗi loại gia vị trong mỗi món ăn khác nhau, khi nêm nếm không được cho quá nhiều cũng không nên cho quá ít. Một lượng
gia vị nấu ăn
vừa phải sẽ giúp cho món ăn được định vị hiệu quả hơn, hệ tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn và màu sắc món ăn cũng trở nên đẹp, bắt mắt hơn.
-
Ngoài ra bạn cũng nên mỗi gia vị cũng được sản xuất theo nguyên lý tương sinh hoặc tương khắc để giảm bớt hoặc tăng thêm đặc tính của món ăn. Chẳng hạn với các món ăn có tính hàn thì khi nấu người đầu bếp thường bổ sung thêm các gia vị cay nóng để giúp người thưởng thức không chỉ ngon miệng mà còn tránh bị đau bụng.
Qua bài viết này Garis Việt Nam hy vọng rằng các bạn sẽ được bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về các loại gia vị đồng thời có sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến và nấu những món ngon, mới lạ, hấp dẫn cho gia đình mình nhé!
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi và ủng hộ Garis Việt Nam của các bạn trong suốt thời gian qua!