Phân biệt các chất CLEANER (làm sạch), SANITIZER (diệt khuẩn) VÀ DISINFECTANT (khử trùng)

Trong đợt dịch Covid 19 vừa rồi, lần đầu tiên người tiêu dùng được nghe rất nhiều thuật ngữ về diệt khuẩn, vệ sinh, khử trùng, làm sạch, sát trùng, tiêu độc…. 

Hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều có sẵn nhãn tiếng anh và nhãn song ngữ. Hôm nay
 
Trên nhãn chai bao giờ nhà sản xuất cũng sẽ luôn ghi rõ đó là chất làm sạch (cleaner), vệ sinh(sanitizer) hoặc diệt trùng/khử trùng (Disinfectant). Một số sản phẩm sẽ vừa là Sanitizer vừa là disinfectant, hoặc vừa là chất cleaner vừa là chất Sanitizer hoặc Disinfectant. Chúng tôi sẽ giải thích rõ tại sao lại ghi cùng 2 tác dụng ở cuối bài viết.
 
Nếu bạn không có thời gian để đọc bài viết, chúng tôi sẽ tóm gọn lại trước như sau:  Chất làm sạch cleaner chỉ đơn giản loại bỏ vết bẩn, tạp chấp trên bề mặt. Chất vệ sinh sanitiser làm giảm vi khuẩn trên bề mặt xuống một ngưỡng an toàn được chấp nhận. Chất diệt trùng/ khử trùng- disinfectant tiêu diệt nhiều hơn chất sanitiser , không chỉ vi khuẩn mà còn virus, nấm mốc. Bạn đã nắm bắt được vấn đề?
 
Xin được làm rõ thêm như sau:
 
Chất làm sạch (cleaner) :  Có tác dụng loại bỏ vết bẩn, phần lớn là các vết bẩn có thể quan sát được như bụi bẩn, dầu mỡ, chất béo, vết ố,… Có thể nói đây là quá trình làm sạch loại bỏ vết bẩn, nhưng đồng thời cũng làm giảm vi khuẩn, nấm, mốc dù thực tế nó không tiêu diệt gì cả. Vì vi khuẩn, nấm mốc, mầm bệnh tồn tại và sống bám vào các vết bẩn đã nói ở trên. Tuỳ vào vết bẩn mà ta chọn loại chất làm sạch cần dùng. Vì dù lau kiếng thì chọn sản phẩm chuyên lau kiếng, lau bếp thì chọn chất tẩy dầu mỡ…  Công đoạn làm sạch với các chất cleaner là bước ban đầu và bắt buộc trước khi nói đến các bước sau. Có thể nói nếu không làm sạch thì các bước vệ sinh và diệt khuẩn tiếp theo sẽ không đạt được hiệu quả. Tóm gọn lại bản chất của chất này là chất tẩy rửa. 
 
Chất vệ sinh, diệt khuẩn ( sanitizer/sanitiser) : Từ vệ sinh khi đọc qua, chúng ta dễ liên tưởng đến các công việc vệ sinh đa phần là trong nhà vệ sinh. Từ này là do ngôn ngữ hay dùng của chúng ta. Sanitizer là công đoạn loại bỏ vi khuẩn xuống đến một ngưỡng an toàn đối với con người ( ít nhất là tiêu diệt vi khuẩn đến 99,9%) trong một thời gian cụ thể.  Nghĩa là vi khuẩn vẫn còn nhưng nó không đủ để gây hại đối với con người. Thường phải đạt một ngưỡng nào đó – gọi là liều phơi nhiễm thì con người mới mắc bệnh.  Bản chất của chất này là diệt vi khuẩn, làm cho nó hợp vệ sinh trong ngưỡng an toàn. 
 
Chất vệ sinh- sanitiser đôi khi thường được nhắc đến khi sử dụng trong khu vực xử lí thực phẩm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu một sản phẩm được dán nhãn là chất sanitiser tiếp xúc được thực phẩm, thì sản phẩm đó có thể được sử dụng một cách an toàn để làm sạch các bề mặt ( như bếp, dao, thớt..) mà sau đó sẽ tiếp xúc vào thực phẩm. Chất sanitiser tiếp xúc thực phẩm nên được sử dụng theo hướng dẫn và được để khô hoàn toàn trước khi thực phẩm tiếp xúc với chúng.

Sau khi dùng chất cleaner, người ta phải rửa sau đó mới dùng chất sanitizer.

Chất diệt trùng, khử trùng ( Disinfectant):  Chất này tiêu diệt gần hết vi khuẩn, virus, nấm, mốc và các vi sinh vật gây bệnh khác. Chất disinfectant có thể tiêu diệt đến 99,9999% ( 6 số 9)   mầm bệnh nó được liệt kê. Do đó chất disinfectant là chất tiêu diệt mầm bệnh rộng hơn chất vệ sinh sanitiser ở trên. Chất disinfectant thường được nghe nhiều nhất trong bệnh viện.
 
Cả chất sanitiser và chất disinfectant phải được kiểm tra chống lại các loại vi trùng (germs) cụ thể. Nhãn hóa chất phải liệt kê ra từng loại vi trùng này. Một chất diệt khuẩn hãng A có thể tiêu diệt vi trùng X và Y trong khi một chất diệt khuẩn hãng khác có thể tiêu diệt vi trùng Y và Z. Điều quan trọng là phải hiểu rằng một chất vệ sinh hoặc chất khử trùng sẽ không giết chết tất cả các vi sinh vật và cần biết vi trùng nào sản phẩm của bạn có khả năng chống lại. Chất vệ sinh chỉ được chứng nhận cho vi khuẩn, trong khi chất khử trùng cũng có thể được chứng nhận để diệt cả vi khuẩn, vi rút, nấm, mốc.
 
Thường các chất vệ sinh và diệt khuẩn phải theo quy định khắt khe của luật ( như chứng nhận EPA) , còn các chất làm sạch thì không.
 
Thời gian tiêu diệt mầm bệnh:  
 
Thời gian tiêu diệt vi trùng là một yếu tố quan trọng nữa khi đánh giá cả chất sanitiser và chất disinfectant, và điều này cũng phải được liệt kê trên nhãn sản phẩm. Một số công thức hóa học tiêu diệt vi trùng tương ứng trong 10 phút, 5 phút và một số khác chỉ trong một phút hoặc ít hơn. Điều này được gọi là “Dwel time”  và nên được tính đến khi lựa chọn và sử dụng chất sanitiser và chất khử trùng cho các ứng dụng khác nhau. Cần tuân theo thời gian tiếp xúc trên nhãn mác.
 
Làm sạch 2 bước:
 
Như đã nói ở trên, bạn chỉ có thể sanitiser hoặc disinfectant sau khi đã cleaner để loại bỏ vết bẩn sơ bộ trước đó. Vì vi khuẩn, virus có thể sống trước đó bên dưới vết bẩn. Khi bạn xịt chất diệt khuẩn thì nó bị bám vào vết bẩn, không thể đủ tiêu diệt mầm bệnh hay virus, thậm chí vết bẩn làm biến tính chất diệt khuẩn. Ví dụ tay bạn đang bám vết bẩn, thì bạn phải dùng xà bông rửa tay, sau đó mới xịt chất diệt khuẩn tay. Gọi là làm sạch 2 bước. Một số chất trên thị trường vừa có chất cleaner vừa có sanitiser hoặc disinfectant nên bạn chỉ cần làm 1 bước thay vì xà bông + chất diệt khuẩn.
 
Trong đợt dịch này người ta hay yêu cầu bạn xịt chất diệt khuẩn tại siêu thị, dù họ chỉ dùng chất diệt khuẩn, về kỹ thuật là không đúng hoàn toàn nhưng vẫn hợp lí và cần làm vì những lí do sau:

1.     Không thể trang bị sẵn xà bông, lavabo và vòi nước mọi nơi cho bạn xài được, nó khá tốn kém và bất tiện.
2.     Dù sao thì xịt vẫn còn hơn không làm gì cả.
3.     Họ lưu ý bạn nên vệ sinh tay bằng xà bông kỹ khi về nhà.
4.     Việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng cũng đã góp phần hạn chế bạn cho tay lên mặt, miệng.

Tuy nhiên khi ở nhà xà phòng và nước vẫn là giải pháp tốt nhất, có sẵn trong nhà, rẻ tiền, loại được vết bẩn, và có thể giết chết một phần SARS-CoV-2 bằng cách hòa tan màng ngoài bảo vệ của virus.

Bảng phân biệt rõ hơn chất diệt khuẩn và chất khử trùng theo bảng sau: 
 

 
Sanitizer ( vệ sinh/ diệt khuẩn)
Disinfectant ( khử trùng)

Khả năng làm giảm/ diệt vi trùng cho :
các bề mặt không tiếp xúc thực phẩm
3 log
99.9% (5 phút)
6 log
99.9999% (10 phút)

Khả năng làm giảm/ diệt vi trùng cho :

các bề mặt tiếp xúc thực phẩm
5 log
99.999% (30 giây)
6 log
99.9999% (10 phút)

Kiểm soát nấm và vi rút
KHÔNG

Chú thích:

  1. Bài viết nói về các hoá chất tiêu diệt mầm bệnh, do đó khi nói tiêu diệt vi khuẩn , tức là nói vi khuẩn có hại, gây bệnh. Thực tế có vi khuẩn có lợi và có hại. Chất sanitiser và disinfectant sinh ra để tiêu diệt vi khuẩn có hại là chính.
  2. Cleaner ý nói là hoá chất làm sạch, dùng hoá chất để làm sạch. Thực tế việc làm sạch có thể phân ra là không dùng hoá chất như lấy chổi quét sàn, lấy máy hút bụi, lấy bàn chải cọ vết bẩn cứng đầu…Đây là làm sạch vật lý. Khi đã làm các bước trên thì mới dùng chất cleaner. Ví dụ như sàn nhà đầy đất và cát thì phải quét, hút bụi rồi mới dùng hoá chất lau sàn.
  3. Vi trùng gây bệnh, nói tắt là vi trùng, tiếng anh gọi là germs – bao gồm tất cả bacteria hay vi khuẩn ( có hại, gây bệnh) và virus, nấm, mốc… Toàn bộ bài viết đều nhằm vào germs. Vi khuẩn có hại là germ, virus là germ và nấm mốc cũng là germ. Khi nói đến vi khuẩn bạn chỉ đang nói đến vi khuẩn, nhưng khi bạn nói vi trùng thì nó rộng hơn nó bao hàm cả vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây bệnh…Cho nên nói vi khuẩn là vi trùng là đúng nhưng nói vi trùng là vi khuẩn là chưa chính xác, vi trùng có thể là vi rút.
  4. Đa phần chất rửa tay khử trùng trên thị trường thì họ dán nhãn là Hand sanitiser – tức là chất vệ sinh, diệt khuẩn tay, nhưng đây là một thuật ngữ sai, vì các chất này đa phần dùng cồn – một chất disinfectant. Nói chúng là nó sai về gọi tên trong phân loại kỹ thuật.
  5. Sterilizer : Từ này là chỉ báo chất Tiệt trùng, thường dùng trong y tế nhiều hơn đời sống hàng ngày, cho nên chúng tôi không đề cập chuyên sâu trong bài viết này. Chất này tiêu diệt cao hơn tất cả các chất trên, dùng trong tiệt trùng các dụng cụ y tế để phẩu thuật, các vật dụng yêu cầu cao khác. Chất này có thể là hoá chất, có thể dùng nhiệt hoặc áp suất để tiêu diệt mầm bệnh. Chất tiệt trùng tiêu diệt được cả bào tử, còn chất khử trùng thì không bắt buộc. 
  6. Cực kỳ nguy hiểm nếu pha trộn các loại hoá chất trên lại với nhau, điều này có thể sinh ra khí độc hoặc các phản ứng không mong muốn.
  7. Chất Sanitizer không được phép tuyên bố về diệt vi rút, để được ra tuyên bố đó thì nó phải đăng ký thêm là chất disinfectant với EPA. Và EPA chỉ có trách nhiệm xác nhận Disinfectant, sanitizer cho chất khử trùng, diệt khuẩn trên bề mặt ( surface) chứ không phê chuẩn chất Disinfectant, sanitizer cho tay. Ngoài ra EPA chỉ phê chuẩn chất disinfectant bề mặt, chứ không phê chuẩn bất kì chất sanitizer bề mặt nào thuộc List N của EPA.
  8. Chỉ có Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) quy định các loại nước rửa tay, nước rửa sát trùng và xà phòng diệt khuẩn để sử dụng cho người.
  9. Các sản phẩm làm sạch (Cleaner) cũng phải được đăng ký EPA nếu họ đưa ra tuyên bố thêm về là chất diệt loại gây bệnh hoặc tuyên bố khử trùng trên nhãn của họ, chẳng hạn như kiểm soát dịch hại, vi khuẩn hoặc vi rút.
  10. Antiseptic là thuốc sát trùng, chất sát trùng – chỉ dành để sát trùng, diệt khuẩn cho cơ thể. Loại này chỉ hay nhắc đến trong y tế, phòng khám, phẩu thuật. Ví dụ như oxy già là chất Antiseptic. 

Bài viết được dịch, viết và tổng hợp bởi cuocsongxanh.com. Vui lòng ghi rõ khi trích dẫn. 

Hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều có sẵn nhãn tiếng anh và nhãn song ngữ. Hôm nay Cuocsongxanh.com sẽ diễn giải vào các cụm từ thường được hay nhắc đến về các chất này.Trên nhãn chai bao giờ nhà sản xuất cũng sẽ luôn ghi rõ đó là chất làm sạch (cleaner), vệ sinh(sanitizer) hoặc diệt trùng/khử trùng (Disinfectant). Một số sản phẩm sẽ vừa là Sanitizer vừa là disinfectant, hoặc vừa là chất cleaner vừa là chất Sanitizer hoặc Disinfectant. Chúng tôi sẽ giải thích rõ tại sao lại ghi cùng 2 tác dụng ở cuối bài viết.Nếu bạn không có thời gian để đọc bài viết, chúng tôi sẽ tóm gọn lại trước như sau: Chất làm sạch cleaner chỉ đơn giản loại bỏ vết bẩn, tạp chấp trên bề mặt. Chất vệ sinh sanitiser làm giảm vi khuẩn trên bề mặt xuống một ngưỡng an toàn được chấp nhận. Chất diệt trùng/ khử trùng- disinfectant tiêu diệt nhiều hơn chất sanitiser , không chỉ vi khuẩn mà còn virus, nấm mốc. Bạn đã nắm bắt được vấn đề?Xin được làm rõ thêm như sau:: Có tác dụng loại bỏ vết bẩn, phần lớn là các vết bẩn có thể quan sát được như bụi bẩn, dầu mỡ, chất béo, vết ố,… Có thể nói đây là quá trình làm sạch loại bỏ vết bẩn, nhưng đồng thời cũng làm giảm vi khuẩn, nấm, mốc dù thực tế nó không tiêu diệt gì cả. Vì vi khuẩn, nấm mốc, mầm bệnh tồn tại và sống bám vào các vết bẩn đã nói ở trên. Tuỳ vào vết bẩn mà ta chọn loại chất làm sạch cần dùng. Vì dù lau kiếng thì chọn sản phẩm chuyên lau kiếng, lau bếp thì chọn chất tẩy dầu mỡ… Công đoạn làm sạch với các chất cleaner là bước ban đầu và bắt buộc trước khi nói đến các bước sau. Có thể nói nếu không làm sạch thì các bước vệ sinh và diệt khuẩn tiếp theo sẽ không đạt được hiệu quả. Tóm gọn lại bản chất của chất này là chất tẩy rửa.Từ vệ sinh khi đọc qua, chúng ta dễ liên tưởng đến các công việc vệ sinh đa phần là trong nhà vệ sinh. Từ này là do ngôn ngữ hay dùng của chúng ta. Sanitizer là công đoạn loại bỏ vi khuẩn xuống đến một ngưỡng an toàn đối với con người ( ít nhất là tiêu diệt vi khuẩn đến 99,9%) trong một thời gian cụ thể. Nghĩa là vi khuẩn vẫn còn nhưng nó không đủ để gây hại đối với con người. Thường phải đạt một ngưỡng nào đó – gọi là liều phơi nhiễm thì con người mới mắc bệnh. Bản chất của chất này là diệt vi khuẩn, làm cho nó hợp vệ sinh trong ngưỡng an toàn.Chất vệ sinh- sanitiser đôi khi thường được nhắc đến khi sử dụng trong khu vực xử lí thực phẩm, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu một sản phẩm được dán nhãn là chất sanitiser tiếp xúc được thực phẩm, thì sản phẩm đó có thể được sử dụng một cách an toàn để làm sạch các bề mặt ( như bếp, dao, thớt..) mà sau đó sẽ tiếp xúc vào thực phẩm. Chất sanitiser tiếp xúc thực phẩm nên được sử dụng theo hướng dẫn và được để khô hoàn toàn trước khi thực phẩm tiếp xúc với chúng.Sau khi dùng chất cleaner, người ta phải rửa sau đó mới dùng chất sanitizer.Chất này tiêu diệt gần hết vi khuẩn, virus, nấm, mốc và các vi sinh vật gây bệnh khác. Chất disinfectant có thể tiêu diệt đến 99,9999% ( 6 số 9) mầm bệnh nó được liệt kê. Do đó chất disinfectant là chất tiêu diệt mầm bệnh rộng hơn chất vệ sinh sanitiser ở trên. Chất disinfectant thường được nghe nhiều nhất trong bệnh viện.Cả chất sanitiser và chất disinfectant phải được kiểm tra chống lại các loại vi trùng (cụ thể. Nhãn hóa chất phải liệt kê ra từng loại vi trùng này. Một chất diệt khuẩn hãng A có thể tiêu diệtX và Y trong khi một chất diệt khuẩn hãng khác có thể tiêu diệt vi trùng Y và Z. Điều quan trọng là phải hiểu rằng một chất vệ sinh hoặc chất khử trùng sẽ không giết chết tất cả các vi sinh vật và cần biết vi trùng nào sản phẩm của bạn có khả năng chống lại. Chất vệ sinh chỉ được chứng nhận cho vi khuẩn, trong khi chất khử trùng cũng có thể được chứng nhận để diệt cả vi khuẩn, vi rút, nấm, mốc.Thường các chất vệ sinh và diệt khuẩn phải theo quy định khắt khe của luật ( như chứng nhận EPA) , còn các chất làm sạch thì không.Thời gian tiêu diệt vi trùng là một yếu tố quan trọng nữa khi đánh giá cả chất sanitiser và chất disinfectant, và điều này cũng phải được liệt kê trên nhãn sản phẩm. Một số công thức hóa học tiêu diệt vi trùng tương ứng trong 10 phút, 5 phút và một số khác chỉ trong một phút hoặc ít hơn. Điều này được gọi là “Dwel time” và nên được tính đến khi lựa chọn và sử dụng chất sanitiser và chất khử trùng cho các ứng dụng khác nhau. Cần tuân theo thời gian tiếp xúc trên nhãn mác.Như đã nói ở trên, bạn chỉ có thể sanitiser hoặc disinfectant sau khi đã cleaner để loại bỏ vết bẩn sơ bộ trước đó. Vì vi khuẩn, virus có thể sống trước đó bên dưới vết bẩn. Khi bạn xịt chất diệt khuẩn thì nó bị bám vào vết bẩn, không thể đủ tiêu diệt mầm bệnh hay virus, thậm chí vết bẩn làm biến tính chất diệt khuẩn. Ví dụ tay bạn đang bám vết bẩn, thì bạn phải dùng xà bông rửa tay, sau đó mới xịt chất diệt khuẩn tay. Gọi là làm sạch 2 bước. Một số chất trên thị trường vừa có chất cleaner vừa có sanitiser hoặc disinfectant nên bạn chỉ cần làm 1 bước thay vì xà bông + chất diệt khuẩn.Trong đợt dịch này người ta hay yêu cầu bạn xịt chất diệt khuẩn tại siêu thị, dù họ chỉ dùng chất diệt khuẩn, về kỹ thuật là không đúng hoàn toàn nhưng vẫn hợp lí và cần làm vì những lí do sau:1. Không thể trang bị sẵn xà bông, lavabo và vòi nước mọi nơi cho bạn xài được, nó khá tốn kém và bất tiện.2. Dù sao thì xịt vẫn còn hơn không làm gì cả.3. Họ lưu ý bạn nên vệ sinh tay bằng xà bông kỹ khi về nhà.4. Việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng cũng đã góp phần hạn chế bạn cho tay lên mặt, miệng.Tuy nhiên khi ở nhà xà phòng và nước vẫn là giải pháp tốt nhất, có sẵn trong nhà, rẻ tiền, loại được vết bẩn, và có thể giết chết một phần SARS-CoV-2 bằng cách hòa tan màng ngoài bảo vệ của virus.

Rate this post

Viết một bình luận